Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vọng Tết

Thứ sáu, 19:56 12/02/2016 | Tâm sự

GiadinhNet - Tết!...Có từ nào trong tiếng Việt lại giàu sức gợi đến vậy? Chỉ một âm tiết mà gói trọn cả trời thanh sắc, nhớ nhung.

1.Tết…nghĩa là

Tết...nghĩa là Mai vàng rực rỡ góc sân, là bao lì xì đỏ tươi háo hức, là mớ lá chuối xanh giòn, chờ ôm đòn bánh tét núng nính (Ảnh minh họa)

Mai vàng rực rỡ góc sân, là bao lì xì đỏ tươi háo hức, là mớ lá chuối xanh giòn, chờ ôm đòn bánh tét núng nính. Tết…là tiếng xôn xao họp chợ xôm tụ gấp chục lần ngày thường, là lời hỏi thăm nhau thân tình, rồi bất cứ chuyện sơn nhà sắm áo mưa bàn ghế gì cũng quy về “sửa soạn ăn tết”, là tiếng lèo xèo xào nấu liên tu bất tận của những bà mẹ vén khéo chiều con… Chẳng có từ tượng hình, tượng thanh nào ôm trong nó cả kho liên tưởng như “Tết”.

Ngược lại, chi tiết nào gọi trúng tên Tết nhất? Sắc dễ hòa, thanh dễ lẫn, chỉ có mùi vị là đánh thức ký ức ngay tức khắc.

Tin rằng đây không chỉ là cảm nhận chủ quan của tôi. Khoa học cũng chứng minh cơ thể có hơn một ngàn thụ thể khứu giác, số lượng gấp hàng trăm lần so với thụ thể tiếp nhận ánh sáng và nhiệt độ. Mùi cũng “xộc thẳng” lên não chứ không qua cơ quan xử lý trung gian. Thế nên con người đặc biệt nhạy cảm với mùi, có thể phân biệt hàng ngàn mùi khác nhau, ngay cả khi họ không thể gọi tên hay miêu tả cụ thể mùi vị ấy.

2. Mùa Tết năm ấy tôi xa nhà vạn dặm

Khi quanh mình hoàn toàn vắng Tết, tôi lại “bày vẽ” chưa từng thấy lúc ấy mới hiểu taị sao kiều bào Việt Nam vẫn luôn giữ gìn truyền thống trên đất khách. Khi ở nhà, tôi luôn muốn giảm tiện mọi thứ, còn khi xa tôi lại thèm vô cùng cái bận rộn của ngày giáp tết. Vậy là hì hục cắt dán mai vàng, lá nõn, chưng trái cây dù chẳng tìm được ngũ quả; là mứt vỏ cam, mứt dứa cho nhà cửa thơm lừng; nấu canh khổ qua cúng giao thừa; mở nhạc xuân cho tưng bừng vui vẻ… Nhưng vẫn thấy thiếu thiếu. Phải chăng vì bầu trời Hà Lan cuối đông vẫn xám xịt, lạnh lẽo và tuyệt nhiên không chút mùi nào trong không khí?

Tôi quyết định lên tàu đi về hướng Tây, đi đâu không quan trọng, chỉ là tôi muốn ngồi tàu hỏa, để thấy gần hơn với tết Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Mùng 1 tết, sau khi “xú quẻ” online, tôi quyết định lên tàu đi về hướng Tây. Thật ra coi hướng cho có thôi, đi đâu không quan trọng, chỉ là tôi muốn ngồi tàu hỏa, để thấy gần hơn với tết Việt Nam. Tôi chưa bao giờ đi tàu hỏa về quê ăn tết nhưng luôn thấy không gì Tết hơn hình ảnh sân ga cuối năm. Từ độ Tết Dương lịch đổ đi, ga ngày càng nhộn nhịp, mỗi lần đi ngang tôi lại thấy xuân về gần hơn một chút. Những lần đón hay tiễn bạn lên tàu, tôi chứng kiến bao nhiêu xúc cảm buồn vui của hành khách nơi này. Sân ga và đoàn tàu đã thành hình ảnh biểu trưng cho hội ngộ và chia ly. Chẳng hiểu sao bến xe, bến cảng, trạm Metro, sân bay… không mang đến cho tôi cảm giác ấy. Có lẽ vì người đi xe lửa thì thường là đi rất xa, với kinh phí hạn hẹp và đùm để hành lý, mua vé tàu Tết lại cực khó, nên dễ gợi xúc cảm hơn chăng? Họ có thể là những sinh viên lần đầu xa mẹ cha lâu đến vậy, là anh chị công nhân lập nghiệp nơi đất khách mong dành dụm giúp đỡ gia đình, là người phụ nữ “chồng gần không lấy, em lấy chồng xa” đã bao đêm lo lắng, tự trách mình không thể cơm bưng nước rót cho đấng sinh thành…

Trên chuyến tàu cuối năm chen chúc, họ tay xách lách mang, có gì ngon đẹp cũng đều muốn mang về cho gia đình. Hành lý gói gém cả chân tình và những nhớ mong trong 12 tháng cách xa đằng đẵng. Vầng trăng hạ tuần chao nghiêng theo mỗi nhịp tàu lắc lư như trò chuyện cùng người xa xứ: Này bạn có nhớ không, trong chuyến đi hôm nào bạn đã khóc với tôi vì mỗi lúc một xa nhà. Bây giờ thì mỗi phút, mỗi giờ trôi qua lại gần thêm chút nữa rồi đó, bạn cười với tôi đi…

3. Dĩ nhiên không phải hành khách nào của những chuyến tàu Tết cũng đang trên đường về nhà

Thế nên Nguyễn Bính mới sáng tác bài thơ nổi tiếng: ‘Những bóng người trên sân ga” với câu mở đầu giản dị mà mỗi thanh trắc đọc lên như lời uất nghẹn: “Những cuộc chia lìa khởi tự đây”. Ừ thì đời mà, cuộc vui nào chẳng tàn, hội ngộ nào chẳng dẫn đến chia ly. Nhưng năm hết Tết đến, tôi ước sao cho mọi người đều vui cười, hạnh phúc ở sân ga vì “Những cuộc sum vầy khởi tự đây”.

Tôi quẹt thẻ và bước lên tàu. Ở đây chuyện đi lại thật dễ dàng, thậm chí chẳng cần mua vé. Chỉ cần đưa thẻ giao thông cho máy đọc ở ga tàu và ga cuối để trừ tiền thế là xong. Chuyến tàu không đông lắm và cũng chẳng có mùi vị gì. May mà tôi có đem theo mấy cục kẹo chuối. Kẹo mua ở chợ châu Á, hàng công nghiệp nên mùi vị chẳng mấy đậm đà. Tàu đi qua những đồng có khô héo, những mái nhà ngoại ô giản dị. Tôi chỉ muốn nói với mọi người trong toa là hôm nay mồng một tết Việt Nam đó, anh chị biết không, nếu ở nhà thì bây giờ tôi đang mừng tuổi ông bà hay nấu nướng tối mặt… Nhưng cuối cùng tôi chẳng nói gì, lặng lẽ thưởng thức kẹ chuối. Mùi vị có nhạt nhẽo hơn kẹo nhà làm nhưng vẫn rõ ràng mùi mè rang thơm phức, đậu phộng giòn tan và vị chối nhọt ngào. Hay là mùi của viên kẹo thực tại đã đánh thức ký ức tôi gọi về mùi của những cái Tết năm xưa để làm nên hương vị đạm đà.

4. Tôi lại nhớ một mùa Tết khác, cũng tha hương như thế

Vọng Tết... Tết đồng nghĩa với nôn nao, rộn ràng, hạnh phúc, sum họp (Ảnh minh họa)

Tôi nấu canh chua, chiên chả giò, chưng trái cây, treo lên tường bức tranh đông hồ, lợn âm dương rồi mặc áo dài chụp ảnh. Biết một ông thầy người Mĩ của mình rất quan tâm đến văn hóa Việt Nam, tôi gửi cho thầy xem chùm ảnh Tết ấy. Hồi âm của thầy làm tôi sững sờ. Thầy nói: “Tết” là từ Việt Nam duy nhất mà thầy biết, tiếc thay trong tâm trí của thầy từ trước tới nay nó lại đồng nghĩa với “Tết mậu thân” và những hình ảnh tang thương, mất mát. Đối với người Mĩ thế hệ của thầy “Tết” gần như một ám ảnh, một mặc cảm khó phai dù họ chưa hề can dự trực tiếp vào chiến tranh. Nhưng hôm ấy, trong bức ảnh và miêu tả của tôi, thầy chỉ thấy muôn hoa khoe sắc, thức ăn ngon, áo dài đẹp, bức tranh rực rỡ…

Tết đồng nghĩa với nôn nao, rộn ràng, hạnh phúc, sum họp, Tết là những gì đẹp nhất, tốt nhất, những ý nghĩa tích cực nhất. Thầy cảm ơn tôi vì đã giúp thay đổi định nghĩa về “Tết” đã ám ảnh ông hơn bốn mươi năm qua. Từ nay, mỗi khi nghĩ đến “Tết”, thầy sẽ nghĩ về những cuốn chả giò thơm ngon, những chiếc áo dài Việt nền nã và phong tục thờ cúng ông bà, chứ không phải hình ảnh hãi hùng của cuộc chiến. Tôi nghe trong mình một niềm vui lan tỏa ấm áp như vị mứt gừng.

“Tết” trong tôi luôn dậy hương, đậm vị, len lỏi vào thẳm sâu xúc cảm. Người Việt ăn món gì cũng huy động cả ngũ giác, còn “ăn Tết” thì chắc dùng đến…bảy, tám giác quan. Giống như nhìn từ xa thì thấy được toàn cảnh những cái tết tha hương giúp tôi cảm nhận sâu sắc hơn hương vị và ý nghĩa tết quê nhà.

Dẫu có chất chồng bao nhiêu tuổi, dẫu ở quê hay xa xứ, thì với tôi, Tết năm nào cũng là “mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên” (Văn Cao)

Tuệ Nhật/ Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày

Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày

Tâm sự - 1 giờ trước

Nghe chồng nói, tôi bật cười thành tiếng thì anh vứt thẳng cái điều khiển ti vi về phía vợ, suýt trúng mặt tôi.

Chia tay người bạn trai giàu có, tôi rơi vào "đáy xã hội", 3 năm sau mới vực dậy được và giờ nắm trong tay cơ ngơi cả chục tỷ

Chia tay người bạn trai giàu có, tôi rơi vào "đáy xã hội", 3 năm sau mới vực dậy được và giờ nắm trong tay cơ ngơi cả chục tỷ

Tâm sự - 16 giờ trước

Khi có tiền, tôi xây lại nhà ở quê cho bố mẹ, tự mua tặng mình một căn hộ chung cư cao cấp.

Dọn dẹp bàn làm việc của chồng, tôi suýt ngất khi đọc được một tờ giấy

Dọn dẹp bàn làm việc của chồng, tôi suýt ngất khi đọc được một tờ giấy

Tâm sự - 19 giờ trước

GĐXH - Đọc tờ giấy được chuẩn bị kỹ càng về nội dung, câu từ mà tôi suýt ngất vì sốc.

Vợ chồng tôi không bao giờ ngủ riêng phòng

Vợ chồng tôi không bao giờ ngủ riêng phòng

Tâm sự - 1 ngày trước

15 năm chung sống, có với nhau 2 mặt con, dẫu cũng có những lần mâu thuẫn cãi vã nhưng vợ chồng tôi tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc: Trong mọi tình huống, không ngủ riêng phòng.

Ngày nào cũng có quà để trong sân, tôi lén đặt camera rồi bật khóc khi nhận ra người đã mang tới

Ngày nào cũng có quà để trong sân, tôi lén đặt camera rồi bật khóc khi nhận ra người đã mang tới

Tâm sự - 1 ngày trước

GĐXH - Tôi bất ngờ nhận ra người mà mấy tháng qua đã quan tâm, chu đáo với hai mẹ con.

Sống trong "vỏ bọc" trai thẳng hơn 30 năm khiến tôi mệt mỏi

Sống trong "vỏ bọc" trai thẳng hơn 30 năm khiến tôi mệt mỏi

Tâm sự - 1 ngày trước

Gia đình tôi vốn rất truyền thống, bố mẹ sẽ không bao giờ chấp nhận việc đứa con trai duy nhất lại là người đồng tính. Bởi vậy bao lâu nay tôi vẫn phải sống trong "vỏ bọc" là "trai thẳng". Nhưng mỗi lần phải đi xem mắt cô gái nào đó theo sự sắp xếp của gia đình, tôi lại muốn "nổ tung", hét lên cho cả nhà biết sự thật về mình.

Mẹ chồng đang yêu mến chiều chuộng bỗng dưng khó chịu, con dâu tá hỏa khi biết lý do

Mẹ chồng đang yêu mến chiều chuộng bỗng dưng khó chịu, con dâu tá hỏa khi biết lý do

Tâm sự - 1 ngày trước

GĐXH - Tôi rất được mẹ chồng yêu mến chiều chuộng, nhưng gần đây bà lại tỏ thái độ khó chịu.

Đi họp lớp, người bạn giàu tranh thanh toán hoá đơn 200 triệu: Về đến nhà, mở nhóm chat thì chết sững vì 1 cảnh tượng

Đi họp lớp, người bạn giàu tranh thanh toán hoá đơn 200 triệu: Về đến nhà, mở nhóm chat thì chết sững vì 1 cảnh tượng

Tâm sự - 1 ngày trước

Người đàn ông bất ngờ sau khi đọc được tin nhắn từ những người bạn học cũ.

Ngày cưới, em dâu vừa bước ra thì toàn hội trường vang lên tiếng bàn tán ồn ào, đại diện nhà trai nhà gái chỉ muốn "độn thổ" vì xấu hổ

Ngày cưới, em dâu vừa bước ra thì toàn hội trường vang lên tiếng bàn tán ồn ào, đại diện nhà trai nhà gái chỉ muốn "độn thổ" vì xấu hổ

Tâm sự - 2 ngày trước

Tôi không hiểu sao em dâu lại mặc bộ váy cưới này để lên lễ đường trước cả nghìn khách mời.

Top