Vụ Đỗ Đăng Dư bị đánh chết ở trại tạm giam: Cần xem xét trách nhiệm người có liên quan
GiadinhNet - Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn.
Vụ việc bị can Đỗ Đăng Dư bị hành hung dẫn đến tử vong mấy ngày gần đây được dư luận đặc biệt quan tâm. Để làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ án này, phóng viên Gia đình & Xã hội đã có cuộc phỏng vấn luật sư Lê Văn Thiệp - Trưởng văn phòng luật sư Toàn Cầu, Đoàn luật sư Hà Nội.
PV: Hành vi trộm cắp tài sản của Đỗ Đăng Dư có phải là hành vi nghiêm trọng hay không? Vì Dư là đối tượng vị thành niên vậy việc bắt giữ phải được tiến hành như thế nào? Có cần thiết phải giam giữ hay không?
LS Lê Văn Thiệp: Theo quy định tại Điều 138 BLHS thì hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm xét về mặt định lượng nếu các yếu tố khác thỏa mãn theo quy định của pháp luật.Theokhoản 3 Điều 8 BLHS thì đây là tội ít nghiêm trọng. “Tội ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù”.
Như vậy căn cứ vào điều 138 mức hình phạt đến 3 năm tù thì trường hợp của cháu Đỗ Đăng Dư thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
Theo quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 69 BLHS có đưa ra các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:
1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Như vậy, do Điều luật chỉ đưa ra các quy phạm tuy nghi nên việc có thực hiện biện pháp ngăn chặn là tạm giam hay tại ngoại thuộc thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Khi lấy lời khai của Đỗ Đăng Dư có bắt buộc phải có người giám hộ, luật sư hay không?
LS Lê Văn Thiệp: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Bộ luật hình sự và theo Điều 9 Thông tư liên ngành Số: 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7 /2011 thì việc tham gia tố tụng của người bào chữa được quy định như sau:
1. Bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Mọi trường hợp không có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, trừ trường hợp họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa. Người bào chữa có thể là: luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân.
Vì là đối tượng vị thành niên nên việc giam giữ Dư có gì khác biệt với các bị can ngoài 18 tuổi?
LS Lê Văn Thiệp: Cũng theo Điều 8 Thông tư liên ngành Số: 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7 /2011 thì việc tạm giam cháu Đỗ Đăng Dư sẽ khác so với các Bị can, Bị cáo thông thường và được quy định chặt chẽ : “Đối với người chưa thành niên đã áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và khi xét thấy không còn cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn đó thì kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác không hạn chế tự do đối với họ.”
Về việc Dư bị đánh chết, ngoài việc kẻ gây án phải chịu trách nhiệm hình sự thì phía trại giam sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào khi để sự việc trên xảy ra?
LS Lê Văn Thiệp: Rõ ràng là hậu quả vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, theo tôi cần thiết phải xem xét trách nhiệm của những người có liên quan , nếu có đủ căn cứ thì có thể khởi tố vụ án theo Điều 285 Bộ luật hình sự về tội “ Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” để điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
Xin cảm ơn ông!
Liên quan đến vụ việc này, trước đó Bộ trưởng Bộ Công an cũng đã chỉ đạo làm rõ. Như đã thông tin, ngày 5/8, Đỗ Đăng Dư (SN 1998), thường trú tại thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị Công an huyện Chương Mỹ bắt quả tang về hành vi trộm cắp tài sản. Tại cơ quan Công an, Dư khai nhận ngoài vụ trộm cắp trên, từ cuối năm 2014 đến khi bị bắt giữ, anh ta đã gây ra 4 vụ trộm cắp tài sản khác.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Chương Mỹ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Dư và tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện. Ngày 7/8/2015, Cơ quan CSĐT Công an Chương Mỹ đã có lệnh tạm giam 2 tháng đối với Dư và lệnh này đã được Viện KSND huyện Chương Mỹ phê chuẩn cùng ngày.
Ngày 13/8, Công an Chương Mỹ điều chuyển bị can Dư đến trại tạm giam số 3, Công an Hà Nội để tiếp tục quản lý, giam giữ. Viện KSND huyện Chương Mỹ có lệnh gia hạn tạm giam số 103 đối với bị can Đỗ Đăng Dư để phục vụ công tác tố tụng theo quy định của pháp luật.
Khi vào trại, Dư được bố trí tạm giam tại buồng C15 (dành cho người chưa thành niên), khu C, cùng buồng với 3 bị can là Vũ Văn Bình (SN 1998), Nguyễn Nam Trường (SN 1998), và Lê Đức Anh (SN 1998).
Khoảng 8h30 ngày 4/10, Dư, Bình, Trường và Đức Anh ăn sáng tại buồng giam. Theo lịch phân công, sau khi ăn xong Dư phải rửa bát cho các bị can cùng buồng. Do thấy Dư rửa bát bẩn, Bình gọi Dư đến ngồi ở khu vực giữa hai bệ xi măng nơi bị can ngủ. Bình đứng đối diện Dư và dùng tay phải tát hai cái vào má trái, dùng chân trái đá 3, 4 lần vào đầu Dư theo hướng từ trên xuống dưới. Sau đó, Bình đứng dậy đi ra phía cửa ra vào còn Dư vào đi vệ sinh.
Khoảng 5 phút sau, Dư đi ra khỏi khu vệ sinh thì bị ngã xuống sàn nhà. Bình, Trường và Đức Anh đã chạy lại đỡ Dư dậy. Cùng lúc đó, cán bộ quản giáo Nguyễn Mạnh Cường phát hiện sự việc đã báo cáo chỉ huy đơn vị. Ban giám thị đã chỉ đạo khẩn trương đưa Đỗ Đăng Dư đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, đồng thời báo cáo Ban giám đốc Công an TP Hà Nội và thông báo tình hình sức khỏe cho gia đình bị can Dư.
24h cùng ngày, bệnh viện đa khoa Hà Đông đã chuyển Dư đến khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an Hà Nội đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an. Bộ trưởng Trần Đại Quang yêu cầu Giám đốc Công an TP phối hợp Viện KSND TP chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ để xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật, một mặt phối hợp cơ quan y tế và gia đình tích cực cứu chữa, điều trị cho bị can Đỗ Đăng Dư.
Củng cố chứng cứ, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, điều tra làm rõ để xử lý nghiêm hành vi cố ý gây thương tích của bị can Vũ Văn Bình. Bộ trưởng chỉ rõ, yêu cầu đặt ra đối với công tác điều tra là phải hết sức khách quan, rõ ràng, đánh giá chính xác, đầy đủ toàn bộ quá trình công tác quản lý tạm giam của cán bộ chiến sỹ có liên quan đến vụ việc, nếu có sai phạm thì xử lý theo quy định pháp luật.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, Giám đốc CATP đã giao Phó Giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT chỉ đạo Văn phòng Cơ quan CSĐT, Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an huyện Chương Mỹ, phối hợp với Viện KSND TP khẩn trương điều tra.
Quá trình điều tra, ngày 8/10, cơ quan CSĐT CATP đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Vũ Văn Bình về tội danh cố ý gây thương tích. Đối với bị can Đỗ Đăng Dư, mặc dù được các cơ quan chức năng tích cực cứu chữa song đến khoảng 18h ngày 10/10, bị can đã tử vong.
Hà Châu/Báo Gia đình & Xã hội
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 30 phút trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Tạm giữ nhóm thanh thiếu niên tổ chức sử dụng trái phép ma tuý
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Phát hiện nhóm đối tượng nghi vấn tổ chức sử dụng trái phép ma túy, Công an huyện Đakrông (Quảng Trị) triển khai tổ công tác đấu tranh, bắt giữ ngay trong đêm.
Mang bom xăng đi giải quyết mâu thuẫn, nhóm thanh niên lĩnh án
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Với hành vi mang theo bom xăng cùng nhiều hung khí đi giải quyết mâu thuẫn, một nhóm thanh niên bị tuyên phạt nhiều tháng tù.
Phát hiện thêm hàng nghìn viên nén nghi ma túy dạt vào bờ biển Quảng Ngãi
Pháp luật - 3 giờ trướcMột người dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa trình báo việc phát hiện một hộp nhựa hình trụ tròn chứa hơn 1.500 viên nén nghi ma túy.
Đứa cháu bất nhân (P cuối): Kẻ gian sát vách
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi vụ đào mộ, trộm hài cốt xảy ra, Công an tỉnh Thanh Hoá đã huy động nhiều đơn vị cùng phối hợp phá án...
Bắt chủ 2 con chó becgie cắn tử vong bé gái 5 tuổi
Pháp luật - 5 giờ trướcBà Phùng Thị Sơn (37 tuổi, trú huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) bị bắt vì hành vi vô ý làm chết người sau khi để 2 con chó becgie do mình nuôi cắn tử vong bé gái 5 tuổi.
17 đối tượng dùng dao phóng lợn tấn công nhầm người
Pháp luật - 7 giờ trướcGây án nhầm người, 17 đối tượng ở An Giang bỏ trốn khỏi hiện trường nhưng bị bắt ngay sau đó.
Hai mẹ con bị phạt tù về tội 'mua bán trái phép chất ma tuý'
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Toà án nhân dân tỉnh An Giang vừa mở phiên xét xử các bị cáo Trần Đại Lý (SN 1989) và Nguyễn Thị Mum (SN 1957, mẹ ruột Lý) cùng trú tại phường Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) về tội "Mua bán trái phép chất ma tuý".
Chân dung người mẹ trẻ ném con 3 tháng tuổi xuống mương nước
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH – Chỉ vì mâu thuẫn lặt vặt trong gia đình, một người mẹ trẻ đã nhẫn tâm ném con ruột mới hơn 3 tháng tuổi xuống mương nước...
Điều tra vụ xâm hại tình dục trẻ em tại Thanh Hóa
Pháp luậtGĐXH – Do có quan hệ tình cảm từ trước, cháu T. vào nhà nghỉ tự nguyện cho đối tượng V. quan hệ tình dục. Do cháu T. chưa đủ 16 tuổi nên đây là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu xâm hại tình dục.