Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vụ người đàn ông da màu bị ghì chết: Động tác quỳ gối đè lên cổ George Floyd là rất nguy hiểm

Thứ năm, 13:09 04/06/2020 | Bốn phương

Tư thế quỳ gối đè cổ đã bị nhiều đơn vị cảnh sát cấm sử dụng song sĩ quan Derek Chauvin vẫn thực hiện động tác nguy hiểm này, gây ra cái chết của George Floyd.

Hôm 25/5, George Floyd bị sĩ quan cảnh sát của thành phố Minneapolis, Derek Chauvin, trấn áp bằng cách đè đầu gối xuống cổ. Bất chấp lời kêu cứu từ anh Floyd, viên cảnh sát tiếp tục hành động bạo lực, dẫn đến cái chết của người Mỹ gốc Phi này.

Đoạn video về vụ việc đã làm chấn động nước Mỹ, châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình và bạo loạn ở các thành phố lớn.

Vụ người đàn ông da màu bị ghì chết: Động tác quỳ gối đè lên cổ George Floyd là rất nguy hiểm - Ảnh 1.

George Floyd bị sĩ quan cảnh sát của thành phố Minneapolis, Derek Chauvin, trấn áp bằng cách đè đầu gối lên cổ. Ảnh: CNN.

Bên cạnh đó, cái chết của George Floyd cũng làm dấy lên mối lo ngại về chất lượng đào tạo của cảnh sát tại thành phố Minneapolis, theo CNN.

Nguy hiểm và không cần thiết

Động tác đè đầu gối vào cổ để trấn áp nghi phạm đã bị nhiều đơn vị cảnh sát cấm sử dụng. Dù vậy, sở cảnh sát Minneapolis vẫn cho phép các sĩ quan thực hiện động tác này nếu nghi phạm chống cự hoặc có hành vi hung hăng, không thể khuất phục bằng cách nào khác.

Trong đoạn video ghi lại vụ việc, George Floyd không có vũ khí và bị còng tay. Thông cáo của sở cảnh sát Minneapolis sau đó nói: “Floyd có vấn đề sức khoẻ trước khi bị bắt giữ”. Do đó, động tác trấn áp này là nguy hiểm và không cần thiết, một số chuyên gia hành pháp nhận xét.

Phó giáo sư Seth Stoughton của Đại học South California cho rằng tư thế này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng, tuỳ vào vị trí đầu của nghi phạm và trọng lượng của người bắt giữ.

Là tác giả của cuốn sách “Đánh giá việc sử dụng vũ lực của cảnh sát”, ông Stoughton chỉ ra ba yếu tố khiến hành động trấn áp này có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ của nghi phạm.

Đầu tiên, nghi phạm phải nằm sấp, úp mặt xuống đường và bị còng tay ra sau lưng trong một khoảng thời gian dài. Ở tư thế này, nghi phạm không thể hít thở đủ lượng oxy và có nguy cơ ngạt thở dẫn đến bất tỉnh.

Ông Stoughton khẳng định nhiều sở cảnh sát chỉ cho phép giữ nghi phạm ở tư thế nằm sấp để khống chế. Sau đó, các sĩ quan phải đổi tư thế cho nghi phạm như yêu cầu nằm nghiêng, ngồi dậy hoặc đứng lên.

Bên cạnh đó, áp lực đặt lên cổ nghi phạm cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu phải chịu lực lớn từ người nặng cân, vùng cổ có thể bị trấn thương nghiêm trọng và gây ra tử vong.

Ông Stoughton cho biết: “Các sĩ quan không nên đè vào cổ nghi phạm vì lực mạnh có thể làm rạn xương và gây chấn thương cho cột sống cổ”.

Cuối cùng, phó giáo sư Stoughton khẳng định hành động trấn áp phải đi kèm với việc theo dõi tình trạng sức khoẻ của nghi phạm. Việc đè đầu gối vào cổ trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn tới tử vong.

Chất lượng đào tạo cảnh sát

Sở cảnh sát Minneapolis cho phép sĩ quan thực hiện hai kiểu trấn áp vùng cổ khi bắt giữ nghi phạm. Song chỉ những sĩ quan đã được huấn luyện cụ thể mới có quyền thực hiện các động tác này.

Vụ người đàn ông da màu bị ghì chết: Động tác quỳ gối đè lên cổ George Floyd là rất nguy hiểm - Ảnh 2.

Cái chết của George Floyd đã châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình và bạo loạn ở các thành phố lớn.

Hai động tác được áp dụng trong các trường hợp: khi muốn khống chế nhưng vẫn giữ nghi phạm tỉnh táo và khi muốn khống chế để nghi phạm bất tỉnh.

Đối với trường hợp đầu tiên, sĩ quan được dùng tay hoặc chân để gây áp lực nhẹ lên cổ nghi phạm mà không làm ảnh hưởng đến đường hô hấp. Đối với trường hợp còn lại, sĩ quan có thể tác động một lực đủ lớn khiến nghi phạm bất tỉnh nhưng không gây tử vong.

Cả hai phương pháp này chỉ được áp dụng nếu nghi phạm chống cự quyết liệt. Đáng chú ý, phương pháp bất tỉnh chỉ được thực hiện nếu nghi phạm chống cự hung hăng và không thể khuất phục bằng các biện pháp khác.

Song chuyên gia Stoughton nhận định sĩ quan Chauvin không áp dụng phương pháp cụ thể nào dựa theo lý thuyết trên: “Đây không phải phương pháp khống chế theo quy định, đây là một hành động rất nguy hiểm”.

Chủ tịch Hiệp hội Cảnh sát Da màu Mỹ, bà Sonia Pruitt, nhận xét: “Sử dụng lực để khống chế nghi phạm là cần thiết. Song nạn nhân Floyd đã bị còng tay và nằm sấp xuống đất nên việc tiếp tục khống chế là lạm dụng vũ lực”.

Vài năm trước đó, bà Pruitt đã đặt câu hỏi cho nhiều sĩ quan cảnh sát về các động tác khống chế vùng cổ. Hầu hết người được hỏi đều không sử dụng các động tác này vị mức độ rủi ro cao.

Các chuyên gia giám định pháp y vẫn chưa công bố nguyên nhân khiến George Floyd tử vong. Theo báo cáo của đơn vị cấp cứu, nạn nhân không còn mạch đập và phản ứng khi được đưa lên xe cứu thương.

Vụ người đàn ông da màu bị ghì chết: Động tác quỳ gối đè lên cổ George Floyd là rất nguy hiểm - Ảnh 3.

Cảnh sát và người biểu tình của quỳ gối để tưởng nhớ nạn nhân. Ảnh: Instagram.

Trong đoạn video về vụ việc, nhiều nhân chứng đã nhắc nhở cảnh sát kiểm tra mạch đập của Floyd khi nạn nhân ngừng chuyển động. Theo các điều tra viên, một cảnh sát đã thông báo không thấy mạch đập của Floyd ở thời điểm đó.

Báo cáo cũng nêu rõ sĩ quan Derek Chauvin đè đầu gối lên cổ nạn nhân George Floyd trong vòng hơn 8 phút và tiếp tục thực hiện động tác này thêm 2 phút 53 giây dù Floyd không còn phản ứng.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tốn 1 tỷ USD để xây dựng, quảng bá rầm rộ kỳ vọng trở thành điểm du lịch hot toàn châu Á: dự án “Paris phiên bản 2" sau 17 năm giờ ra sao?

Tốn 1 tỷ USD để xây dựng, quảng bá rầm rộ kỳ vọng trở thành điểm du lịch hot toàn châu Á: dự án “Paris phiên bản 2" sau 17 năm giờ ra sao?

Tiêu điểm - 1 giờ trước

Khu đô thị được xây dựng với phong cách thiết kế và cả tháp Eiffel giống hệt như thành phố Paris hoa lệ.

Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông

Nước rút vì hạn hán, kho báu hàng nghìn vật bằng vàng bất ngờ xuất hiện bên bờ sông

Chuyện đó đây - 14 giờ trước

Hàng nghìn đồng tiền vàng đã được tìm thấy tại một dòng sông khi mực nước của nó xuống thấp ở mức thấp kỷ lục.

Tại sao các phi hành gia không bao giờ kể về những gì họ đã thấy ngoài vũ trụ? Một số thậm chí còn khẳng định vô cùng sợ hãi

Tại sao các phi hành gia không bao giờ kể về những gì họ đã thấy ngoài vũ trụ? Một số thậm chí còn khẳng định vô cùng sợ hãi

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không phải choáng ngợp hay kích thích, cảm xúc của các phi hành gia ngoài không gian thường là sợ hãi.

Nam quý tộc điển trai ở Hoàng gia Anh

Nam quý tộc điển trai ở Hoàng gia Anh

Bốn phương - 1 ngày trước

Nhắc đến Hoàng gia Anh, Hoàng tử William và Harry là hai người đàn ông thuộc thế hệ trẻ nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, nếu mở rộng phạm vi, gia tộc Windsor còn có nhiều nam quý tộc điển trai, lịch lãm, giàu có và quan trọng là còn độc thân.

Vương hậu Mary tỏa sáng trong ảnh chân dung chính thức cùng Vua Đan Mạch Frederik, mang vương miện ngọc lục bảo nổi tiếng

Vương hậu Mary tỏa sáng trong ảnh chân dung chính thức cùng Vua Đan Mạch Frederik, mang vương miện ngọc lục bảo nổi tiếng

Bốn phương - 1 ngày trước

Chiếc vương miện ngọc lục bảo Vương hậu Mary sử dụng là biểu tượng của vương quyền Đan Mạch và không được phép mang ra khỏi vương quốc Bắc Âu này.

Thân vương William bất ngờ ghé thăm một trường học sau bức thư của cậu bé học sinh 12 tuổi

Thân vương William bất ngờ ghé thăm một trường học sau bức thư của cậu bé học sinh 12 tuổi

Bốn phương - 1 ngày trước

Chuyến thăm cho thấy sự quan tâm của Thân vương William đối với thế hệ trẻ và những vấn đề xã hội mà họ đang phải đối mặt.

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Cá ở khắp nơi trong hồ nước nhưng dân địa phương không ai dám đánh bắt và ăn chúng. Vì sao?

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

"Trong cộng đồng cư dân, các tầng nhà hoặc thậm chí các tòa nhà có thể có nhiều tro cốt người chết hơn người sống", anh Vương trả lời phóng viên.

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Top