Vừa về đến quê nhà dịp Tết, tôi xách vali đi ngay trong đêm vì chạnh lòng trước một câu nói của mẹ ruột
Tết năm nay, tôi chán nản, không còn muốn ăn Tết ở quê nhà.

Câu chuyện của bà Mai được chia sẻ trên MXH Baidu (Trung Quốc) thu hút nhiều sự chú ý từ CĐM.
***
Tôi tên Trình Yên, 32 tuổi, sinh ra ở một làng nghèo miền núi. Gia đình tôi làm nông, bố mẹ vất vả gồng gánh nuôi hai anh em tôi ăn học. Nhờ công ơn của cha mẹ, tôi đã tốt nghiệp Đại học và hiện đang làm nhân viên văn phòng tại một thành phố lớn.
Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, hai đứa con tôi sống với vợ cũ, còn tôi ở một mình trong căn nhà thuê. Thu nhập hàng tháng của tôi chỉ đủ trang trải tiền nhà, phí sinh hoạt và một khoản cấp dưỡng nhỏ dành riêng gửi cho con.
Mùng 10 tháng Chạp, mẹ tôi gọi điện hỏi thẳng: " Năm nay, con định lì xì cho cháu trai bao nhiêu tiền? Nhà anh trai con đang khó khăn, cháu con lại sắp vào trường mẫu giáo, chi phí không rẻ. Con sống một mình nên không phải lo lắng nhiều, con cần có trách nhiệm với gia đình hơn ".
Tôi hơi bất ngờ trước lời nói của mẹ. Những năm trước, tôi đều tặng cháu trai 500 NDT (khoảng 1,7 triệu VNĐ) lì xì mỗi dịp Tết. Ở Trung Quốc, đây là mức tiền lì xì không nhiều nhưng đó là cả tấm lòng tôi dành cho cháu.
Do đó, tôi cố gắng giải thích với mẹ: " Con vẫn mừng lì xì cho cháu trai như năm ngoái. Lương tháng của con chỉ đủ chi tiêu cơ bản, thực sự không thể lì xì cho cháu trai nhiều tiền hơn ".
Mẹ tôi nghe vậy liền không đồng ý, mẹ cho rằng tôi tiết kiệm chi tiêu, có tiền lương cao hơn anh trai. Ngoài ra, mẹ còn cằn nhằn tôi vì tôi còn gửi tiền chu cấp cho con trai với vợ cũ. Những lời của mẹ như một vết dao cứa sâu vào trong lòng tôi. Con tôi dù không ở bên tôi cũng vẫn là cháu ruột của mẹ. Mỗi tháng, tôi cố gắng dành một khoản tiền nhỏ để gửi cho con, như cách bù đắp cho đứa trẻ. Nhưng với mẹ, những việc tôi làm cho con trai lại bị coi là vô nghĩa.
Vài ngày sau, tôi bắt xe về quê. Cảnh vật hai bên đường chuyển từ những tòa nhà cao tầng của thành phố phố sang một khoảng cánh đồng lúa trải dài. Nhưng trái ngược với cảnh sắc yên bình, lòng tôi lại càng nặng trĩu. Mỗi lần về quê, tôi luôn phải đối mặt với những câu hỏi, sự phán xét, và áp lực từ gia đình.
Vừa bước chân vào nhà, em trai tôi đã rạng rỡ chào hỏi, trách tôi về quê muộn để mẹ mong ngóng. Nghe vậy, tôi chỉ cười nhạt, đặt vali xuống. Sau đó, tại phòng khách, tôi thấy em dâu đang ngồi trên ghế sofa, chăm chú nhìn vào chiếc điện thoại, không chào hỏi tôi câu nào.
Tôi bất lực, buồn tủi rời khỏi quê nhà ngay trong đêm
Trong bữa ăn đoàn viên với gia đình, mẹ lại nhắc chuyện tôi tái hôn: " Con nhìn em trai mà xem, nhà cửa đầm ấm, vợ con đề huề. Mẹ chỉ mong con sớm có một gia đình mới ổn định ". Tôi cúi đầu ăn, giả vờ không nghe thấy.
Nhưng mẹ vẫn tiếp tục trách móc tôi: "Con sống một mình, ăn cơm hộp, tiền lại gửi hết cho vợ cũ. Con thấy như thế có đáng không? Thay vì thế, con nên lo cho gia đình ruột thịt của mình nhiều hơn".
Nghe vậy, tôi không thể bình tĩnh được nữa, phản bác lại rằng tôi không thể bỏ rơi con trai mình, đó là "máu mủ" của tôi. Mẹ tôi lập tức nổi giận, cất giọng điệu mỉa mai: "Con trai con mang họ của mẹ nó, không còn liên quan đến nhà mình. Con lo cho cháu trai nhiều hơn đi, ít nhất đứa trẻ này vẫn là người trong nhà"..
Tôi sững người, không thể tin mẹ mình lại có thể nói ra những lời như vậy. Tôi cảm thấy không còn chút sức lực nào để tiếp tục cuộc đối thoại với cả gia đình. Sau bữa tối, tôi ra ngoài đi dạo. Ngôi làng chìm trong yên tĩnh, chỉ lác đác ít ngọn đèn đường. Những năm qua, tôi đã cố gắng sống đúng bổn phận, tôi vừa lo cho con và vợ cũ lại góp phần chăm sóc gia đình. Nhưng có lẽ, trong mắt họ, tôi vẫn chưa đủ tốt.
Cuối cùng, tôi quay về nhà, thu dọn hành lý. Trước khi đi, tôi để lại trên bàn một phong bì đỏ với 500 NDT (khoảng 1,7 triệu VNĐ) cho cháu trai. Trở về thành phố, tôi ngồi trên ghế sofa, nhìn ánh đèn thành phố nhấp nháy ngoài cửa sổ. Mặc dù không khí lạnh lẽo, thiếu hơi ấm tình thân bao trùm toàn bộ căn phòng, nhưng tôi lại cảm thấy thoải mái vì ít nhất ở nơi đây, tôi cảm thấy được làm chính mình. Có lẽ, tôi phải học cách sống vì bản thân nhiều hơn. Đó là điều duy nhất giúp tôi bước tiếp trong những tháng ngày sau này.

Người đàn bà không có máu mủ từng vì tôi mà ở vậy mấy chục năm, giờ lại khiến tôi tan nát cõi lòng
Tâm sự - 2 giờ trướcTôi đã từng nghĩ mẹ kế là người thương tôi nhất nhưng...

Hết lòng chăm sóc mẹ chồng tai biến, đến khi đọc bản di chúc, con dâu nghẹn ngào không nói nên lời
Tâm sự - 3 giờ trướcGĐXH – Chứng kiến mọi chuyện và nghe chị tâm sự, tôi thương chị rất nhiều. Rồi bất giác, tôi nghĩ đến hoàn cảnh của mình, sợ rằng bản thân sẽ bị đối xử giống chị…

'Đu' trend quay lại quá khứ về thăm nhà cũ qua Google Maps, tôi chết sững khi thấy bằng chứng vợ ngoại tình
Tâm sự - 9 giờ trướcChuyến "du hành thời gian" đầy hoài niệm qua Google Maps bỗng trở thành một cuộc khai quật nấm mồ chôn giấu sự thật đau đớn.

Sợ hãi khi người yêu luôn bắt trả lời những câu hỏi 'khó đỡ'
Tâm sự - 11 giờ trướcGĐXH - Khi tôi đi đá bóng, người yêu ngồi ngoài cổ vũ. Lúc hai đứa đi về, cô ấy hỏi: "Nếu em biến thành quả bóng thì anh có ĐÁ em không?".

Lái xe hơn 3 tiếng về quê để nghe bố mẹ chia tài sản, không ngờ tôi nhận được toàn những điều gây sốc
Tâm sự - 13 giờ trướcTôi nhìn trần nhà loang lổ, nghe tiếng dế kêu ngoài vườn mà trong lòng trống hoác.

Chồng đi làm ăn xa, tôi khổ sở nuôi 2 con trong quan niệm 'quái lạ' của mẹ chồng
Tâm sự - 15 giờ trướcGĐXH - Chiều muốn cho bé đi dạo thì bị bảo "chỗ này có ma, chỗ kia có mà", không cho đi. Hôm nào lỡ đi rồi thì về phải trả lời hàng loạt câu hỏi: "Đi đâu? Làm gì? Gặp ai? Nói gì?"

Chị dâu chi 20 triệu đồng cho con đi trại hè, em chồng mỉa mai, chê thừa tiền
Tâm sự - 1 ngày trướcChị dâu chi 20 triệu đồng cho con trai đi trại hè, mong con được rèn giũa trong môi trường tập thể. Nào ngờ, cô em chồng nhắn tin mai mỉa anh chị thừa tiền, trưởng giả học làm sang.

Tôi sốc khi phát hiện bản thân là 'thủ phạm' khiến gia đình đồng nghiệp tan vỡ
Tâm sự - 1 ngày trướcGĐXH – Nghe xong, tôi rụng rời chân tay. Dù không nghe ai quy kết thẳng thừng nhưng trong mắt đồng nghiệp, tôi đã trở thành kẻ phá hoại gia đình người khác.

Biết vợ có tiền riêng, chồng âm thầm gửi tiền hàng tháng cho mẹ đẻ... giữ hộ
Tâm sự - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu anh nói thẳng ra, tôi sẵn sàng ngồi lại chia sẻ hết. Nhưng cái im lặng này, cái hành động "gửi mẹ giữ hộ", khiến tôi tổn thương hơn bất cứ lời mắng mỏ nào.

Đón mẹ vợ lên ở cùng, được nửa tháng, tôi bắt đầu nhận ra điều khác lạ, nhất là những lần mẹ vợ giật mình khi thấy tôi
Tâm sự - 1 ngày trướcTối hôm đó, bà ăn rất ít, sau đấy vào phòng nằm, không ra ngoài xem tivi như mọi khi nữa.

Lái xe hơn 3 tiếng về quê để nghe bố mẹ chia tài sản, không ngờ tôi nhận được toàn những điều gây sốc
Tâm sựTôi nhìn trần nhà loang lổ, nghe tiếng dế kêu ngoài vườn mà trong lòng trống hoác.