Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xây dựng chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011-2020: Đảm bảo các vấn đề được ưu tiên

Thứ hai, 14:38 24/08/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Quyết tâm khống chế tốc độ gia tăng của tỉ số giới tính khi sinh; nhanh chóng thích ứng với sự già hóa dân số; tận dụng giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”; đáp ứng nhu cầu chăm sóc SKSS của vị thành niên, thanh niên, người di cư, đồng bào dân tộc...

 
Đó là những nội dung ưu tiên đạt được sự đồng thuận của Bộ Y tế và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam trong các cuộc họp định hướng về xây dựng chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011 – 2020.

Triển khai đồng bộ 4 lĩnh vực của công tác DS-KHHGĐ

Ở Việt Nam, theo các điều tra biến động về dân số trong một vài năm gần đây, mức tăng mất cân bằng giới tính khi sinh là 1 điểm phần trăm/năm. Ông Bruce Campbell đánh giá: Điều đó cho thấy, để có vào tỉ số giới tính khi sinh cao (120 trẻ trai/100 trẻ gái) như của các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ thì Việt Nam chỉ mất 1/2 thời gian mà họ bước vào. Theo ông, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc, đã đưa tỉ số giới tính khi sinh quay trở lại bình thường bằng đúng thời gian từ tỉ số bình thường lên cực điểm.

Tại cuộc làm việc với UNFPA, ngày 20/8, TS Dương Quốc Trọng - Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết những kết quả thành công của chương trình dân số trong thời gian qua, đặc biệt là mục tiêu giảm sinh và KHHGĐ. Những mục tiêu của Chiến lược Dân số và Chiến lược SKSS đến năm 2010 cũng đã được Việt Nam hoàn thành một cách hết sức xuất sắc và ngoạn mục, có một số chỉ tiêu đã đạt được trước 2 - 3 năm.

TS Dương Quốc Trọng cho biết thêm, Tổng cục DS-KHHGĐ dự kiến sẽ triển khai đồng bộ 4 lĩnh vực của công tác DS-KHHGĐ. “Về quy mô dân số cũng như là KHHGĐ - Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế. Tuy nhiên, chúng tôi không chủ quan, không thoả mãn với những thành tích đã đạt được mà sẽ tiếp tục thực hiện chính sách KHHGĐ và duy trì mức sinh thấp hợp lý”, TS Trọng nói. TS Trọng cũng cho hay, mục tiêu giảm sinh và KHHGĐ trước đây có thể coi là mục tiêu duy nhất của công tác DS-KHHGĐ thì tới đây sẽ là mục tiêu thứ 3. Mục tiêu ưu tiên số 2 sẽ là cơ cấu dân số, trong đó sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực: Quyết tâm khống chế cho bằng được tốc độ gia tăng của tỉ số giới tính khi sinh; nhanh chóng thích ứng với sự già hóa dân số; tận dụng bằng được giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Mục tiêu ưu tiên số 1 cho công tác DS-KHHGĐ giai đoạn tới là nâng cao chất lượng dân số (CLDS), gắn chặt với nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc SKSS.

Hiện nay, Bộ Y tế đã có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tổng thể nâng cao CLDS với 5 dự án cụ thể, trong đó chú trọng việc tư vấn kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để có những công dân khỏe mạnh cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Lĩnh vực tiếp theo trong mục tiêu nâng cao CLDS là sẽ cải thiện chất lượng giống nòi của một số dân tộc có nguy cơ suy giảm, đặc biệt là nguy cơ suy giảm về chất lượng; thích ứng với giai đoạn già hóa dân số; triển khai một loạt các nghiên cứu khoa học để đáp ứng việc nâng cao CLDS.
 

Nâng cao chất lượng dân số là mục tiêu ưu tiên số 1 cho công tác DS-KHHGĐ giai đoạn tới (Ảnh: CH).

Về lĩnh vực chăm sóc SKSS, TS Nguyễn Duy Khê - Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em Bộ Y tế, nhấn mạnh 5 nội dung ưu tiên trong lĩnh vực chăm sóc SKSS được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy – Phó Trưởng ban Thường trực Ban soạn thảo Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011 – 2020 kết luận tại Hội thảo định hướng xây dựng Chiến lược. TS Khê cũng nêu thêm một số nội dung khác được đề cập trong hội thảo nhằm xem xét đưa vào Chiến lược DS/SKSS giai đoạn tới.

Đánh giá cao những ưu tiên

5 nội dung cần ưu tiên trong lĩnh vực chăm sóc SKSS thời gian tới

1. Cải thiện chăm sóc trước, trong, sau sinh và chăm sóc sơ sinh. Làm mẹ an toàn phải kết hợp chặt chẽ và không thể tách rời với chăm sóc sơ sinh.

2. Cung cấp dịch vụ KHHGĐ có chất lượng. KHHGĐ không chỉ nhằm mục đích kiểm soát gia tăng dân số mà còn tạo điều kiện cho người phụ nữ giãn khoảng cách sinh. KHHGĐ cũng đồng thời bao gồm cả dự phòng và điều trị vô sinh.

3. Giảm phá thai và loại trừ phá thai không an toàn.

4. Dự phòng và kiểm soát các bệnh nhiễm khuẩn/bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV, ung thư cổ tử cung, ung thư vú và các bệnh phụ khoa khác.

5. Sức khỏe tình dục, SKSS vị thành niên, phòng chống bạo lực, lạm dụng tình dục.

(Kết luận của TS Nguyễn Bá Thủy tại Hội thảo định hướng xây dựng Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011 – 2020) 

Ông Bruce Campbell, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho hay “toàn cầu đang để mắt đến chúng ta bởi rất nhiều lý do”. Đầu tiên là do các thành tựu kỳ diệu về kinh tế, dân số và sức khỏe mà Việt Nam đã đạt được so với các nước trong thời gian qua. “Tôi được biết và thấu hiểu rằng, tất cả các tổ chức quốc tế có quan sát tới Việt Nam không chỉ là về những thành tựu đạt được mà cả những vấn đề mới đang xuất hiện như tỉ số giới tính khi sinh, mô hình gia đình nhỏ, việc sử dụng các kết quả của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, chất lượng các dịch vụ SKSS...” – ông Bruce nói.

Ông Bruce đánh giá cao về những chia sẻ của Tổng cục DS-KHHGĐ về định hướng Chiến lược DS/SKSS trong thời gian tới với các ưu tiên không chỉ nâng cao về CLDS, mà còn đảm bảo tính liên tục của việc sử dụng các dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Ông cũng đồng ý với các ưu tiên của Việt Nam trong việc giải quyết các thách thức và cơ hội về cơ cấu dân số. Theo Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, ít có nước nào cùng một lúc có đặc điểm về cơ cấu dân số như Việt Nam khi đồng thời bước vào thời kỳ “dân số vàng” và “dân số già”, bên cạnh đó là tỉ số giới tính khi sinh cao. Ông cũng cho biết rất ấn tượng với poster cổ động tuyên truyền hình ảnh gia đình hạnh phúc có hai vợ chồng với hai cô con gái. “Tuy nhiên, để thay đổi được hành vi, tập quán thích sinh con trai là cả một nỗ lực và chặng đường dài”.

Trong Chiến lược mới để giải quyết được các vấn đề DS/SKSS của các nhóm vị thành niên/ thanh niên, di dân, người nghèo, vùng dân tộc ít người, trong bối cảnh đô thị hóa, biến đổi khí hậu... ông Bruce Campbell nhấn mạnh, cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc luôn sẵn sàng ủng hộ Việt Nam thực hiện các vấn đề ưu tiên trong lĩnh vực DS/SKSS trong thời gian tới, hỗ trợ tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa để đảm bảo có một Chiến lược DS/SKSS giai đoạn tới đạt chất lượng cao.

 Thay mặt Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy cảm ơn UNFPA thời gian qua đã đóng góp vai trò quan trọng trong sự thành công của công tác DS-KHHGĐ. Thứ trưởng cũng bày tỏ, mong muốn nhận được sự giúp đỡ cả về nhân lực và nguồn lực của UNFPA trong giai đoạn tới, đặc biệt là giúp Việt Nam xây dựng Chiến lược DS/SKSS trong giai đoạn 2011 – 2020.

Hà Thư

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Chung tay phòng bệnh Thalassemia, nâng cao chất lượng giống nòi cho đất nước

Chung tay phòng bệnh Thalassemia, nâng cao chất lượng giống nòi cho đất nước

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, chủ động phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh là việc làm vô cùng cấp thiết hiện nay.

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm âm đạo do vi khuẩn không chỉ đơn thuần là một sự mất cân bằng vi sinh vật. Các bằng chứng ngày càng tăng cho thấy sự liên quan của lây truyền qua đường tình dục trong sự phát triển và tái phát của viêm âm đạo do vi khuẩn.

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5

Huế triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế TP Huế triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh tan máu bẩm sinh.

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tập thể dục có rất nhiều tác động tích cực đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nhưng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, tập thể dục đặc biệt có tác dụng mạnh mẽ.

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ

Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói 'không tranh cãi' là bí quyết để sống thọ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Cụ Ethel Caterham, người vừa được công nhận là lớn tuổi nhất thế giới, nói bí quyết sống đến tuổi 115 là nhờ không to tiếng với ai và làm điều mình thích.

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tuy không có nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc massage tuyến tiền liệt nhưng một số bằng chứng cho thấy massage tuyến tiền liệt có thể cải thiện các vấn đề như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó hoặc rối loạn cương dương.

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Biến chứng nguy hiểm của sốt siêu vi ở trẻ em

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sốt siêu vi (còn gọi là sốt virus) là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, phù não, viêm cơ tim, sốc do sốt xuất huyết...

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Giao mùa, cảnh giác với virus hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa.

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Các thuốc điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn xuất tinh là tình trạng rối loạn bất thường về phản xạ xuất tinh ở nam giới, bao gồm xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không xuất tinh, xuất tinh ngược dòng...

Top