Xuất hiện 'chiếc nôi hành tinh' viết lại lịch sử vũ trụ
Những bức ảnh mới từ siêu kính viễn vọng James Webb đã bác bỏ các lý thuyết hiện tại về sự hình thành hành tinh trong vũ trụ sơ khai.
Nhờ độ nhạy cực cao và độ phân giải sắc nét, kính viễn vọng không gian James Webb - do NASA phát triển và điều hành chính - vừa giải mã được một bí ẩn đã làm đau đầu các nhà vũ trụ học trong hơn 2 thập kỷ.
Đó là cách mà các hành tinh đầu tiên đã ra đời, một dấu mốc quan trọng trong lịch sử vũ trụ.
Vào năm 2003, kính viễn vọng không gian Hubble đã có phát hiện gây bối rối cho các nhà khoa học khắp thế giới: Dấu hiệu về một hành tinh khổng lồ quay quanh một ngôi sao cổ xưa, gần bằng độ tuổi 13,8 tỉ năm của vũ trụ.
Các mô hình được xây dựng trên các lý thuyết lâu đời cho thấy những ngôi sao quá cổ xưa tuy có đĩa tiền hành tinh nhưng lại rất nghèo nàn về mặt hóa học.
Chiếc đĩa này sẽ biến mất nhanh chóng, không cung cấp đủ thành phần lẫn thời gian để các hành tinh hình thành.
Nhưng Hubble lại chỉ ra bằng chứng về một chiếc đĩa tiền hành tinh "cứng đầu", có thể tồn tại quanh các ngôi sao tận 20-30 triệu năm tuổi, tức lâu hơn khoảng 10 lần so với đĩa tiền hành tinh của các ngôi sao hiện đại.
Điều đó sẽ giúp chiếc đĩa này có đủ thời gian để "nuôi" các hành tinh.
Nhiều người tin rằng Hubble đã lầm. Nhưng James Webb vừa xác nhận rằng Hubble đã đúng.
Bên trong "vườn ươm sao" NGC 346, một vùng hình thành sao bên trong Đám mây Magellan Nhỏ - thiên hà vệ tinh của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) - chứa các điều kiện tương tự vũ trụ sơ khai, nơi khan hiếm các nguyên tố nặng.
James Webb tiết lộ rằng không chỉ một, mà là một số ngôi sao nơi đây vẫn còn mang chiếc đĩa lâu đời hơn nhiều so với đĩa của các ngôi sao bên trong Ngân Hà. Chúng đã 20-30 triệu tuổi, nhưng vẫn đang bồi tụ.
Khám phá bất ngờ này thách thức các lý thuyết hiện có về cách thức và thời điểm các hành tinh có thể hình thành.
"Chúng ta phải suy nghĩ lại về cách chúng ta mô hình hóa sự hình thành hành tinh; cũng như quá trình tiến hóa ban đầu của vũ trụ trẻ” - trưởng nhóm nghiên cứu Guido De Marchi từ Trung tâm Công nghệ và nghiên cứu không gian châu Âu (Hà Lan) cho biết.
Phát hiện này bác bỏ các dự đoán lý thuyết trước đây cho rằng khi có rất ít nguyên tố nặng hơn trong khí xung quanh đĩa, ngôi sao sẽ thổi bay đĩa rất nhanh.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng có thể có hai cơ chế riêng biệt, hoặc thậm chí là sự kết hợp, để tạo ra loại đĩa tiền hành tinh "cứng đầu".
Một là chính thành phần nghèo nàn của NGC 346 đã khiến một ngôi sao phải mất nhiều thời gian hơn để phân tán đĩa của nó.
Hai là các đám mây khí nơi sinh ra các ngôi sao trong vũ trụ sơ khai vốn lớn hơn hiện tại, nên tạo ra những chiếc đĩa tiền hành tinh lớn hơn, chậm tiêu tan hơn.
Nhưng dù bằng lý do nào, nghiên cứu vừa công bố trên The Astrophysical Journal này cho thấy các mô hình về vũ trụ sơ khai phải được điều chỉnh.
Khai quật quái thú 193 triệu tuổi ở thành phố Trùng Khánh
Tiêu điểm - 1 ngày trướcQuái thú vừa được khai quật gần Công viên trung tâm Trùng Khánh (Trung Quốc) là loài Ornithischia phân nhánh sớm nhất từng được phát hiện ở châu Á.
Chàng trai 'biến thành ông lão' sau nửa năm đi bộ 3.300km
Tiêu điểm - 2 ngày trướcSau gần nửa năm đi bộ đến Tây Tạng, trải qua nắng mưa dọc đường, từ một thanh niên 31 tuổi đã "biến thành ông lão 60 tuổi" với làn da đen sạm, tóc tai xác xơ và mặt đầy nếp nhăn.
Cháy khu nghỉ dưỡng giữa đêm khiến số người thiệt mạng lên tới 66, lửa đỏ rực bao trùm khiến nhiều khách tuyệt vọng nhảy ra từ cửa sổ
Tiêu điểm - 2 ngày trướcCác quan chức cho biết, vụ hỏa hoạn xảy ra tại một khách sạn nghỉ dưỡng trượt tuyết ở tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ đã cướp đi sinh mạng của 66 người và khiến 51 người bị thương.
Tại sao những cái đầu khổng lồ của người Olmec là một trong những bí ẩn lớn nhất của khảo cổ học
Tiêu điểm - 2 ngày trướcNhững chiếc đầu đá khổng lồ của người Olmec quả là một trong những bí ẩn lớn nhất của khảo cổ học, thu hút sự tò mò và nghiên cứu của các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ.
Động thái đầu tiên của Tổng thống Donald Trump sau lễ nhậm chức
Tiêu điểm - 3 ngày trướcSau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 20-1, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một loạt văn kiện đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai.
Phát hiện hệ sinh thái chưa từng thấy bên dưới hồ nước bí mật ở Nam Cực
Tiêu điểm - 5 ngày trướcCác nhà khoa học đang nghiên cứu Hồ Enigma đóng băng ở Nam Cực đã phát hiện ra một hệ sinh thái chứa đầy các quần thể vi khuẩn kỳ lạ bên dưới.
Bé sinh non nhẹ nhất thế giới, chỉ nặng 280g, được ví như 'hạt đậu' từng gây chấn động giờ ra sao?
Tiêu điểm - 5 ngày trướcGĐXH - Em bé sinh non chỉ nặng 280g được cứu sống từng được coi một kỳ tích trong giới y tế của Mỹ nay đã trở thành cô bé khỏe mạnh, minh chứng cho kỳ tích y học tuyệt vời.
Người phụ nữ bỗng dưng mắc nợ vì trả lại 726 triệu đồng tiền chuyển khoản nhầm: Chiêu trò chiếm đoạt tài sản của tội phạm ai cũng cần biết
Tiêu điểm - 6 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ nhận được 726 triệu đồng tiền chuyển khoản nhầm liền chuyển trả lại nhưng sau đó bỗng dưng nhận được giấy thông báo nợ từ những đối tượng xa lạ.
Bí ẩn về loài sóc California: Chúng đang 'tiến hóa' để trở thành động vật ăn thịt?
Tiêu điểm - 1 tuần trướcSóc vốn được biết là loài động vật ăn các loại quả, hạt và có thói quen tích trữ lương thực trong mùa đông, thế nhưng mới đây các nhà khoa học lại phát hiện ra một số con sóc California đang phát triển để trở thành những kẻ săn mồi - chúng tấn công và ăn thịt chuột đồng.
Khám phá thác nước lớn nhất thế giới: Nằm sâu dưới đáy đại dương, cao 3.500m, rộng 480km, dòng chảy mạnh gấp 25 lần sông Amazon
Tiêu điểm - 1 tuần trướcThác ngầm ở eo biển Đan Mạch được hình thành bởi các dòng sông băng từ 17.500 đến 11.500 năm trước, trong thời kỳ băng hà cuối cùng
Phát hiện gần 1kg vàng trong trực tràng nữ tiếp viên hàng không
Tiêu điểmNữ tiếp viên hàng không 26 tuổi bị bắt giữ vì giấu gần 1kg vàng trong trực tràng. Cô này nổi tiếng xinh đẹp và thường xuyên chia sẻ cuộc sống sang chảnh lên mạng xã hội.