Xuất khẩu lao động dịp cuối năm: Chính sách đặc biệt của Hàn Quốc dành cho lao động cư trú bất hợp pháp
GiadinhNet - Mới đây, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã áp dụng một chính sách đặc biệt, hứa hẹn sẽ giúp ích nhiều cho lao động Việt muốn trở lại làm việc tại nước này. Đây là tin vui cho hàng vạn lao động Việt đang có nhu cầu trở lại làm việc tại Hàn Quốc.

Lao động Việt Nam có chớp được cơ hội từ chính sách đặc biệt của Hàn Quốc hay không đang là bài toán khó với cơ quan quản lý. Ảnh: dolab
Tự nguyện về trước hạn thì không bị cấm tái nhập
Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Cục QLLĐNN), Bộ LĐ,TB&XH cho biết, Bộ Tư pháp Hàn Quốc vừa thông báo về việc thi hành chính sách đặc biệt cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện hồi hương. Nội dung của chính sách này quy định, những người nước ngoài bao gồm cả lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước trong thời gian từ ngày 1/10 đến ngày 31/3/2019 thì sẽ không bị hạn chế tái nhập cảnh vào Hàn Quốc.
Những trường hợp không tự nguyện hồi hương mà bị phát hiện trong lúc truy bắt thì người đó sẽ bị trục xuất khỏi Hàn Quốc, bị hạn chế nhập cảnh Hàn Quốc tối đa 10 năm và sẽ bị liệt vào danh sách để thông báo cho chính phủ nước nhà. Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ truy bắt và xử phạt nặng đối với những chủ sử dụng khi sử dụng lao động bất hợp pháp trong ngành xây dựng và các công việc chiếm cơ hội việc làm của người Hàn, những công việc gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục như kinh doanh giải trí không lành mạnh, kinh doanh massage.
Cùng đó, Hàn Quốc sẽ áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế số người làm việc bất hợp pháp trong ngành xây dựng như phạt nặng cá nhân và công ty môi giới việc làm vi phạm; công khai danh sách công ty vi phạm; xem xét hạn chế cấp thị thực nhập cảnh ngắn ngày (dưới 3 tháng) lặp lại nhiều lần cho một cá nhân. Những lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp trong ngành xây dựng sẽ bị trục xuất ngay cho dù vẫn còn thời hạn cư trú, áp dụng với cả những trường hợp vi phạm lần đầu.
Nước ta có số lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc khá lớn, chính sách này nếu được các lao động tận dụng thì sẽ có thêm cơ hội trở lại nước này để làm ăn. Trước đó, theo kế hoạch phân bổ chỉ tiêu lao động nước ngoài của Hàn Quốc năm 2018, dự kiến nước này tiếp nhận 3.500 lao động Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất chế tạo chưa bao gồm lĩnh vực nông nghiệp và ngư nghiệp. Tuy nhiên, con số này còn phụ thuộc khá lớn vào tình hình chấp hành pháp luật ở nước sở tại của lao động Việt.
Cục QLLĐNN cho biết, 9 tháng đầu năm 2018, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 102.127 người, đạt 92,64% kế hoạch năm 2018. Con số lao động Việt được sang Hàn Quốc chỉ có 510 người, bằng 1/10 so với số sang Đài Loan. Tuy nhiên, mức thu nhập của lao động đi Hàn lớn hơn so với thu nhập của lao động đi Đài Loan. Các thông tin nêu trên cho thấy, nếu không cải thiện được số lượng lao động cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc thì sẽ ảnh hưởng lớn đến số lao động được sang thị trường “màu mỡ” này.
Hàng trăm lao động bị bắt và trục xuất
Theo báo cáo của Ban Quản lý lao động Việt Nam thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và thống kê của các cơ quan chức năng của Hàn Quốc, đến cuối tháng 6/2018, số lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm (EPS) là 38.331 người; số thuyền viên tàu cá gần bờ là 7.067 người và số lao động chuyên môn kỹ thuật là 1.788 người. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2018, số người Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước là 988 người, số người bị bắt và trục xuất về nước là 518 người, trong đó phần lớn là người lao động cư trú và làm việc bất hợp pháp.
Trước đó, liên quan đến hệ quả của tình trạng lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Bộ LĐ,TB&XH đã thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc năm 2018 với hàng loạt địa phương. Việc thông báo này dựa trên cơ sở thống nhất cả từ phía Hàn Quốc.
Cụ thể, 107 quận/huyện có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước trên 30% thuộc 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số lao động cư trú bất hợp pháp cao nhất tại Hàn Quốc thuộc diện đưa vào xem xét tạm dừng tuyển chọn trong năm 2018. Tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2018 đối với 49 quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên trong số 107 quận/huyện nêu trên.
Sắp tới, căn cứ thông báo của phía Hàn Quốc về số lượng và tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp vào thời điểm cuối năm 2018, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục tạm dừng tuyển chọn trong năm 2019 tại các địa phương không giảm được tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp, đồng thời dỡ bỏ việc tạm dừng đối với những địa phương giảm được tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc thuộc diện “cấm” trong năm 2018.
Cùng với việc ra các văn bản “cấm”, Cục QLLĐNN phải liên tiếp về các địa phương làm công tác dân vận để kéo giảm số lao động Việt cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Cuối tháng 8 vừa qua, tại một số tỉnh có người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc như: Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh, Cục QLLĐNN đã phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động người lao động tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn ở cấp tỉnh với sự tham gia của chính quyền các cấp và các cơ quan truyền thông… Sắp tới, đơn vị này sẽ tổ chức các hội nghị với nội dung tương tự tại các huyện, xã nơi có nhiều lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.
Theo Cục QLLĐNN, tính riêng trong tháng 9/2018, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 16.080 lao động. Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất trong tháng 9 với hơn 9.000 lao động, tiếp đến là Đài Loan 5.927 lao động, Hàn Quốc 510 lao động, Saudi Arabia 225 lao động, Malaysia 100 lao động, Romania 94 lao động, Kuwait 69 lao động, Algeria 52 lao động và các thị trường khác.
Minh Anh

Cảnh sát xử lý “hung thần” xe tự chế trên đường phố Hà Nội
Đời sống - 5 giờ trướcNgày 12/5, Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác thực hiện kế hoạch tuần tra đảm bảo TTATGT tại địa bàn quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì (Hà Nội), trong đó tập trung xử lý vi phạm đối với các phương tiện xe ba gác, xe tự chế chở hàng hóa cồng kềnh gây mất ATGT khiến người dân bức xúc.

Bắt giữ đối tượng lừa đảo hàng tỷ đồng qua mạng xã hội Facebook
Pháp luật - 6 giờ trướcCông an TP Đà Nẵng vừa bắt giữ Huỳnh Trường Anh, đối tượng chuyên lừa đảo qua mạng xã hội, chiếm đoạt gần 5 tỷ đồng của hàng nghìn bị hại trên cả nước.

Chủ tịch Công ty Thuận An hưởng lợi bất hợp pháp gần 100 tỷ đồng như thế nào?
Pháp luật - 6 giờ trướcTrong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan, cơ quan điều tra xác định, Chủ tịch HĐQT công ty là Nguyễn Duy Hưng đã chi tiền “cơ chế”, qua đó thu lợi gần 100 tỷ đồng tại 5 dự án, gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 120 tỷ đồng.

23 tỉnh mới dự kiến sau sáp nhập: Diện tích, quy mô dân số thế nào?
Thời sự - 7 giờ trướcTheo Bộ Nội vụ, toàn bộ 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp đã đạt định hướng tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15.

Mức lương cơ sở qua các năm biến động thế nào?
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Lương cơ sở là mức lương được sử dụng để tính lương trong bảng lương của người lao động. Qua các năm, mức lương cơ sở biến động thế nào?

Báu vật của bà con đồng bào dưới chân dãy Giăng Màn
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - Rừng là chốn linh thiêng, gắn bó với cuộc sống của đồng bào dưới chân dãy núi Giăng Màn (Quảng Bình). Họ luôn trân quý và tự hào về những cây rừng cổ thụ bao đời gìn giữ trong đó có cây bằng lăng hàng trăm năm tuổi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
Giáo dục - 8 giờ trướcBộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó sửa đổi quy định về văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

4 địa phương đầu tiên quy định khung giờ không được phép dạy thêm, học thêm
Giáo dục - 10 giờ trướcYên Bái, Ninh Bình, Hải Phòng và TP.HCM là 4 địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành quy định chi tiết về thời gian dạy thêm, học thêm.

Bắc Giang: Cô gái trẻ bị tài xế xe ô tô hành hung chảy máu mũi
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đang xác minh vụ việc một cô gái trẻ bị tài xế ô tô hành hung chảy máu mũi sau khi vượt xe trên đường.

Xe 16 chỗ tông thẳng vào xe tải khi đi qua ngã tư ở Gia Lai
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe khách loại 16 chỗ trong lúc di chuyển qua ngã tư đã tông thẳng vào thùng một xe tải từ đường giao cắt đi tới. Cú va chạm mạnh khiến phần đầu xe 16 chỗ hư hỏng nặng, nhiều người bị thương.

4 địa phương đầu tiên quy định khung giờ không được phép dạy thêm, học thêm
Giáo dụcYên Bái, Ninh Bình, Hải Phòng và TP.HCM là 4 địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành quy định chi tiết về thời gian dạy thêm, học thêm.