Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện cảm động về những sinh viên trường Y đi chống dịch COVID-19

GiadinhNet - Ngay khi nhận được thông tin, Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương sẽ trở thành bệnh viện Dã chiến số 2, nhiều sinh viên đã viết thư tình nguyện xin nhập cuộc. Có những câu chuyện đến bây giờ mới dám bộc bạch.


Chuyện cảm động về những sinh viên trường Y đi chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Khi được mẹ tin tưởng

Dù đã gần 1 tháng trôi qua, nhưng Hoàng Mạnh Long - sinh viên lớp Điều dưỡng 11A, trú tại huyện Ân Thi (Hưng Yên) vẫn không quên những ngày đầu thực hiện nhiệm vụ đặc biệt tại Bệnh viện Dã chiến số 2. 

Long kể: “Sau khi được nhà trường thông báo về việc tuyển chọn sinh viên tình nguyện ở lại tham gia chống dịch, em đã không đắn đo suy nghĩ mà đăng ký ngay. Nhưng em giấu mẹ vì không muốn để mẹ lo lắng cho em”. 

Chuyện cảm động về những sinh viên trường Y đi chống dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Những phút nghỉ ngơi hiếm hoi của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tại Bệnh viện Dã chiến số 2. Ảnh: Đ.Tùy

Tối hôm đó, em gọi điện về cho mẹ nhưng trái lại với những suy nghĩ của em, mẹ em im lặng phút chốc rồi nói: “Mẹ tự hào về con, con trai!”. Câu nói đó khiến mọi khoảng cách được xóa nhòa. Mọi lo ngại của chàng trai đã được thế chỗ bởi sự tin tưởng từ người mẹ. Mẹ Long hiểu rằng con trai mình đang tham gia một công việc rất quan trọng. Đó là cuộc chiến với COVID-19.

Là con trai lớn trong gia đình, Long tự hiểu quyết định ở lại trường của mình cùng mọi người chống dịch sẽ khiến cho mọi kế hoạch đón Tết của gia đình bị đảo lộn. Long cho biết: “Bố em làm nghề lái xe ở Quảng Ninh, nhưng Quảng Ninh cũng có dịch COVID-19 nên bố em cũng không thể về nhà. Do đó, mọi công việc ở nhà đều một mình mẹ gánh vác, trong khi em gái út đang học tiểu học và em gái thứ 2 học ở Hà Nội không thể đỡ đần gia đình. Trước khi dịch bùng phát, em có nhiều kế hoạch trong dịp về quê nghỉ Tết, nhưng mọi thứ diễn ra quá nhanh nên mọi dự định đều dừng lại”. 

Chuyện cảm động về những sinh viên trường Y đi chống dịch COVID-19 - Ảnh 4.

Nhiều sinh viên ghi lại những tháng ngày đáng nhớ tại Bệnh viện Dã chiến số 2. Ảnh: Đ.Tùy

Sau những buổi làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 2, Long dành thời gian để gọi điện cho gia đình, cho em gái, cho mẹ. Trong những cuộc điện thoại đó, mẹ luôn hỏi thăm sức khoẻ, xem con trai có ăn uống đầy đủ không, có thiếu thốn gì không để mẹ gửi. Chỉ cần nghe những lời động viên đó khiến mọi mệt nhọc, lo lắng của Long bỗng tan biến. 

Nước mắt đêm Giao thừa 

Đối với Nguyễn Văn Hùng – sinh viên lớp Hình ảnh 11 thì việc tình nguyện ở lại trường tham gia chống dịch COVID-19 là quyết định lớn đầu tiên trong đời. Đây cũng là năm đầu tiên chàng sinh viên quê Hiệp Hòa (Bắc Giang) đón Tết xa nhà. 

Chuyện cảm động về những sinh viên trường Y đi chống dịch COVID-19 - Ảnh 5.

Mỗi khi xe chở bệnh nhân đến Bệnh viện Dã chiến số 2, công tác khử khuẩn lại được thực hiện đúng quy định. Ảnh: Đ.Tùy

Lật giở từng trang nhật ký ghi lại quá trình làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 2, bao nhiêu khoảnh khắc lại ùa về khi Hùng nhận nhiệm vụ. Khi biết tin em sẽ ở lại tham gia hỗ trợ Bệnh viện Dã chiến số 2, ai cũng lo lắng cho em bởi công việc mà Hùng thực hiện sẽ tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân COVID-19, nguy cơ lây nhiễm cao. Là sinh viên trường Y, bản thân được các thầy cô hướng dẫn tỉ mỉ cách phòng tránh nên Hùng tự tin với nhiệm vụ được giao.

Chuyện cảm động về những sinh viên trường Y đi chống dịch COVID-19 - Ảnh 6.

Những dòng tâm sự sau gần 1 tháng trong tâm dịch được những sinh viên gửi gắm qua những trang giấy trắng. Ảnh: Đ.Tùy

Mặc bộ đồ bảo hộ kín mít, nóng bức, nhưng Hùng và các bạn ai cũng cố gắng để hoàn thành tốt công việc của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn giao phó. Hằng ngày, Hùng và các bạn được chia theo các ca cụ thể với các nhiệm vụ: vận chuyển rác thải, phun khử khuẩn, lau bề mặt. Những ngày thời tiết nóng bức, mồ hôi chảy ướt như tắm nhưng Hùng và các bạn đều cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ. 

Là sinh viên ngoại tỉnh, nên chỉ có dịp Tết, Hùng mới được ở bên gia đình lâu hơn. Năm nay, khi ngày đoàn viên đang cận kề với bao dự định thì Hùng tình nguyện ở lại nhận nhiệm vụ đặc biệt để góp phần công sức nhỏ bé trong cuộc chiến chống COVID-19. Mặc dù, được các thầy cô chăm lo đầy đủ nhưng nỗi nhớ nhà, nhớ đêm giao thừa cùng người thân khiến chàng sinh viên không cầm được nước mắt.

Chuyện cảm động về những sinh viên trường Y đi chống dịch COVID-19 - Ảnh 7.

Thông điệp yêu thương sinh viên Y Hải Dương gửi đến mọi người. Ảnh: Đ.Tùy

“Đêm 30 Tết, khi mọi người ở nhà đón giao thừa bên gia đình thì chúng em vẫn ở đây sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân mới vào điều trị. Em gọi điện về gia đình và khóc. Lần đầu tiên ăn Tết xa nhà, xa bố mẹ cảm giác hụt hẫng khó tả và bao nhiêu tình cảm tuổi ấu thơ lại ùa về. Khi nghe thấy em khóc, mẹ đã động viên em. Những lời động viên ấy như tiếp thêm sức mạnh, nghị lực để em hoàn thành công việc”, Hùng tâm sự. 

Vui cùng niềm vui với bệnh nhân 

Trò chuyện với Lê Thị Thu Thùy - sinh viên lớp Điều dưỡng 11A, chúng tôi cảm phục tinh thần của những y bác sĩ tương lai trước đại dịch COVID-19 bùng phát tại Hải Dương. Bao nhiêu dự định, niềm vui khi được về ăn Tết cùng gia đình tại huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) bỗng trùng xuống trong tâm trí cô sinh viên 21 tuổi.

Chuyện cảm động về những sinh viên trường Y đi chống dịch COVID-19 - Ảnh 8.

Phút trải lòng của những sinh viên trường Y với PV Báo Gia đình & Xã hội (áo xanh) trong chiều 30 Tết. Ảnh: Đ.Tùy

Những câu hỏi liên tiếp xuất hiện trong đầu Thùy như: "Liệu có được về quê ăn Tết không? Hôm nào mình có thể về? Là sinh viên trường Y, mình có nên góp một phần công sức nhỏ bé vào công cuộc chống dịch hay không?". Không trả lời được hết các câu hỏi đó, nhưng Thùy vẫn quyết định đăng ký tình nguyện ở lại chống dịch. 

Sau khi được tập huấn từ đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, Thùy đã tự tin mặc trên mình bộ quần áo bảo hộ để thực hiện công việc của mình. Nhiệm vụ của Thùy và các bạn là kiểm soát nhiễm khuẩn cho bệnh viện theo khu vực. Tiếp xúc với thực tế chống dịch vất vả là vậy, nhưng chưa khi nào nữ sinh viên này từ bỏ quyết tâm và ước mơ đã chọn. 

Chuyện cảm động về những sinh viên trường Y đi chống dịch COVID-19 - Ảnh 9.

Nụ cười hạnh phúc nữ sinh trường Y khi được góp phần nhỏ bé vào việc đẩy lùi COVID-19. Ảnh: Đ.Tùy

Thùy bộc bạch: “Những ngày đầu làm việc, mặc trên mình bộ quần áo bảo hộ nóng nực, khó chịu khiến em như kiệt sức. Nghĩ đến những bệnh nhân mắc COVID-19 đang nằm điều trị, nghĩ đến mọi người đang chung tay chống dịch, em tự thôi thúc mình không được nản trí. Dẫu biết việc mình làm là vất vả, khó khăn, nhưng mỗi lần chứng kiến bệnh nhân vui mừng đón nhận kết quả xét nghiệm âm tính, lời cảm ơn sau khi làm xong công việc thì dường như mọi mệt mỏi đều tan biến. Những lúc như vậy, ai cũng động viên nhau hoàn thành công việc tốt nhất có thể”. 

Gần 1 tháng qua, mỗi ngày làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 2 là một trải nghiệm đáng nhớ của Thùy. Nếu như trước đây, nghĩ đến bệnh nhân COVID-19 thì sợ, nhưng bây giờ họ như là những người thân của em. 

Chuyện cảm động về những sinh viên trường Y đi chống dịch COVID-19 - Ảnh 10.

Hình ảnh đáng yêu sau những giờ làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 2 của sinh viên. Ảnh: Đ.Tùy

Từ người già đến trẻ em và cả những em nhỏ chưa đầy tháng tuổi, tất cả đều ánh lên hi vọng sớm được khỏi bệnh. Chỉ từng ấy thôi cũng làm cô sinh viên 21 tuổi ấm lòng và tiếp thêm động lực cho em khi góp một phần công sức của mình trong cuộc chiến đại dịch. Long, Hùng, Thùy là đại diện của hơn 300 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương đang gồng mình góp sức trong cuộc chiến chống COVID-19 chung tại tâm dịch Hải Dương. Họ có quyền tự hào vì đã đóng góp một phần công sức ngăn chặn dịch bệnh ở đây. 

Huy Hoàng - Đức Tùy (từ tâm dịch)

Chuyện cảm động về những sinh viên trường Y đi chống dịch COVID-19 - Ảnh 12.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 21 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 1 ngày trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 3 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 3 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 3 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm

Y tế - 3 ngày trước

Hai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Top