Yêu cầu bạn đời của người phụ nữ 63 tuổi: Phải biết làm việc nhà, không cần quá giàu nhưng phải ngang điều kiện
GĐXH - Bà đưa ra 4 tiêu chí chọn bạn đời, hi vọng những người đàn ông phù hợp có thể tìm đến.
Độc thân ở tuổi 63, bà Chu (Hà Nam, Trung Quốc) cần một người bầu bạn để cuộc sống bớt cô đơn. Nhưng những tiêu chí bà đưa ra cho người bạn đời tương lai khiến nhiều người bất ngờ, trang Sohu đăng tải.
Bạn đời phải biết làm việc nhà
Bà Chu cho rằng tiêu chí này hoàn toàn hợp lý. Ở tuổi hưu, không ai phải bận đi làm nên việc nhà cũng phải phân chia đều. Bà cần tìm một người bạn đời biết chia sẻ, lắng nghe chứ không phải là một người cần được bà chăm sóc. Hai người cùng nhau san sẻ mọi việc chung, đó mới là tiêu chí hạnh phúc ở tuổi nghỉ hưu. Không có lý do gì bà lại lấy một người đàn ông và để người đó làm gánh nặng của mình.
Bạn đời bằng tuổi và không có bệnh lý nghiêm trọng
Chồng bà Chu qua đời vì bệnh hiểm nghèo nên bà hi vọng có thể tìm được một người bạn đời không có bệnh nghiêm trọng, sức khỏe tốt. Bà không mong muốn tìm một người đàn ông trẻ tuổi hơn mình. Bởi lẽ hai người bằng tuổi sẽ có suy nghĩ đồng điệu, dễ hiểu nhau và sẵn sàng chia sẻ. Sức khỏe, tuổi tác là điều bà Chu đặt lên hàng đầu.
Bạn đời không cần quá giàu, chỉ cần ngang điều kiện
Bà Chu cho rằng, một người có điều kiện kinh tế ngang với mình sẽ càng khiến cuộc sống bình đẳng, thoải mái hơn. Hai người sẽ không ai phải dựa dẫm vào ai và cũng không ai có cảm giác tự ti, so bì với người kia.
Bà không mong chồng mình là một người giàu có quá. Bởi nếu đó là người đàn ông quá giàu thì họ cũng sẽ không chọn người bằng tuổi bà để kết hôn. Vì vậy sự bình đẳng về suy nghĩ là quan trọng nhưng bình đẳng về kinh tế cũng hết sức cần thiết trong cuộc sống gia đình.
Bạn đời không phải chăm sóc con cháu
Trải qua nhiều năm chăm sóc con cháu, đây là lúc bà cần được nghỉ ngơi. Tìm một người bạn đời ở bên cũng là muốn cuộc sống an nhàn của mình trở nên thú vị, vui vẻ hơn. Vì hai người đều có tiền lương hưu và không phụ thuộc vào con cái nên bà hi vọng, các con của hai người cũng không ai phụ thuộc kinh tế vào bố mẹ.
Theo bà, hiện nay có nhiều người ở tuổi hưu vẫn bị con cái bóc lột tiền lương. Con cái của bà chưa từng động đến kinh tế của bố mẹ. Vì vậy bà hi vọng người bạn đời cũng không chiều chuộng, chu cấp tiền cho con để việc chi tiêu cho bản thân trở nên khó khăn.
Bà Chu mong con cháu không thường xuyên đến nhà quấy rầy. Con của bà một năm chỉ về vài lần thăm mẹ nên bà mong con của chồng tương lai cũng nên như vậy. Việc thường xuyên đến nhà bố mẹ ăn uống, gửi các cháu nhờ ông bà chăm sóc là điều không thể chấp nhận. Bà muốn được thường xuyên đi du lịch, đi chơi, đi dạo cùng chồng và chỉ hai người mà thôi.
Sở dĩ bà dám ccuwa ra yêu cầu như vậy là do bà về hưu với mức lương 5000 tệ/tháng (gần 17 triệu đồng), có 2 căn nhà và 2 người con có công việc ổn định ở thành phố. Chồng bà qua đời 8 năm trước. Từ đó đến nay, bà Chu luôn sống một mình cô đơn nên bà muốn tìm một người bạn đời đẻ chia sẻ. Tiêu chí của bà Chu được đông đảo cộng đồng mạng tán thành.
Tình trạng người già cô đơn ngày càng phổ biến ở Trung Quốc
Sinh năm 1933, ông Han Zicheng đã trải qua những năm tháng bom đạn của chiến tranh và sự vất vả, thiếu thốn. Không có điều kiện theo đuổi việc học hành, đến tuổi lao động, ông vào làm công nhân tại một nhà máy. Trong quãng thời gian đó, ông kết hôn, vừa chật vật tìm kế sinh nhai cho cả gia đình, vừa tranh thủ học thêm để lấy bằng trung học, về sau là bằng đại học. Vất vả, khó khăn là vậy nhưng ông luôn tự nhủ cố gắng để sau này về già có thể có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong trí tưởng tượng của ông lúc bấy giờ và mãi sau này, ông vẫn luôn mong rằng khi về già có thể sống sum vầy giữa một đại gia đình, được các con cháu chăm sóc. Song, mong muốn của ông Han, cũng là mong muốn của hàng triệu người Trung Quốc cùng thời khác đã không thành sự thật. Không giống như thời của ông, thế hệ con của của ông khi trưởng thành không còn giữ mô hình gia đình kiểu cũ. Con cái đều lập nghiệp ở xa, ông Han lâm vào cảnh phải sống một mình ở quê hương, gặm nhấm nỗi cô đơn, buồn tủi của tuổi già.
Một ngày mùa đông lạnh giá tháng 12/2017, khi nỗi tủi thân dường như đã lên đến đỉnh điểm, cụ ông 85 tuổi bèn kiếm vài mảnh giấy trắng, nghệch ngoạc viết lên đó dòng chữ: "Tìm người nhận nuôi". Mô tả về bản thân, ông viết: "Ông lão cô độc ngoài 80 tuổi. Vẫn khỏe mạnh. Vẫn có thể đi mua bán, nấu nướng và tự chăm sóc bản thân. Không mắc bệnh mãn tính. Từng công tác tại một viện nghiên cứu khoa học ở Thiên Tân, hiện đang hưởng mức lương hưu 6.000 nhân dân tệ (950 USD)/tháng", ông viết.
"Tôi không muốn vào viện dưỡng lão mà muốn tìm một người có tấm lòng nhân hậu hoặc một gia đình nào đó nhận nuôi tôi và chôn cất tôi khi tôi qua đời", ông giải thích thêm. Sau đó, ông mang một bản "rao vặt" ra dán ở bến xe bus ở khu nhà của ông và chờ đợi.
Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Phát triển Trung Quốc về các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình của người cao tuổi cho thấy 2,9% số người được hỏi sống trong viện dưỡng lão, 19,6% sống đơn độc, 41,8% ở với con trai và 45% sống một mình hoặc ở với bạn đời. Hơn nửa số này sử dụng điện thoại thông minh để trò chuyện qua video call. Người cao tuổi tự tìm cách hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Theo bà Hạ Đan - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Dân số Trung Quốc: "Chúng tôi thấy ba điểm đáng chú ý: Đầu tiên, người cao tuổi có một tâm trí yên bình. Thứ hai, họ có chế độ ăn uống thực phẩm đa dạng. Thứ ba, tích cực đọc sách, báo, thậm chí lướt Internet".
Tỷ lệ vào viện dưỡng lão còn thấp, tỷ lệ ở một mình hay hai vợ chồng già ở một mình quá cao cũng là nỗi lo của xã hội đang già hóa dân số quá nhanh như Trung Quốc. Ở nông thôn, tình trạng người già cô đơn càng phổ biến khi mà con cái phải lên thành thị kiếm sống. Để hỗ trợ, các viện phúc lợi xã hội, chính quyền địa phương phối hợp nắm danh sách người già với lịch sử bệnh, tổ chức các buổi khám chữa bệnh và hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp.
Nguồn cung văn phòng có xu hướng tăng mạnh
Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!
Chuyện vợ chồng - 4 giờ trướcThông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp
Gia đình - 9 giờ trướcGĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
Chuyện vợ chồng - 9 giờ trướcNgày thứ 15 về chung nhà, chồng chuộc say vợ để tìm hiểu sự thất.
Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao
Gia đình - 12 giờ trướcGĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ
Gia đình - 14 giờ trướcBắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.
8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'
Gia đình - 16 giờ trướcGĐXH - Chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối
Gia đình - 1 ngày trướcCâu chuyện con rể có ngoại hình giống bố vợ khiến người trong cuộc vừa vui, vừa có chút bối rối.
4 con giáp yêu là cưới
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Có những con giáp ngay từ đầu đã yêu một cách rất nghiêm túc, yêu là để kết hôn chứ không phải yêu chơi rồi để đấy.
Đường về nhà chỉ 20km, người đàn ông mất 70 năm tìm
Gia đình - 1 ngày trướcĐến ngày đoàn tụ, người đàn ông mới nhận ra nhà của bố mẹ đẻ chỉ cách nơi ông đang sống 20km.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đìnhGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.