Hà Nội
23°C / 22-25°C

1 dấu hiệu của đột quỵ có thể xảy ra trước đó 90 ngày

Chủ nhật, 09:39 26/02/2023 | Sống khỏe

Đột quỵ có thể xuất hiện dấu hiệu từ rất sớm nhưng dấu hiệu ấy lại dễ bị bỏ qua.

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ, với gần 800.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Tính trung bình, cứ 40 giây lại có một ca đột quỵ xảy ra ở quốc gia này.

Theo thông tin từ Hội nghị Đột quỵ Quốc tế năm 2022, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ. Đây cũng là nguyên gây tử vong, tàn phế hàng đầu tại nước ta.

Tuy nhiên, tờ Huffpost đưa tin, mỗi chúng ta có thể tự trang bị kiến thức để nhận biết các triệu chứng của đột quỵ, hiểu biết về yếu tố nguy cơ và tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc kiểu dạng tai biến này.

Tiến sĩ Brandon Giglio, Giám đốc Khoa Thần kinh mạch máu, Bệnh viện NYU Langone (Mỹ), cho biết khoảng 85% các ca đột quỵ ở Mỹ là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, 15% còn lại là do xuất huyết. Nhiều trường hợp xuất hiện dấu hiệu đột quỵ trước đó vài ngày, vài tuần, thậm chí tới vài tháng.

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mà mọi người nên biết.

Thiếu máu não thoáng qua - một dấu hiệu sớm của đột quỵ

1 dấu hiệu của đột quỵ có thể xảy ra trước đó 90 ngày - Ảnh 1.

Thiếu máu não thoáng qua có thể xuất hiện trước cơn đột quỵ 90 ngày. (Ảnh minh họa)

Thiếu máu não thoáng qua có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Theo tiến sĩ Ahmed Itrat, Giám đốc y tế về đột quỵ của Cleveland Clinic Akron General: “Thiếu máu não thoáng qua gây ra các triệu chứng tổn thương thần kinh mức độ nhẹ và tự khỏi, không dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn”. Nói cách khác, cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra nhanh chóng và không dẫn đến tổn thương não.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Giglio, không có khả năng gây tổn thương não không có nghĩa là bạn có thể phớt lờ triệu chứng thiếu máu não thoáng qua.

“Đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị đột quỵ ngay cả trong vòng 48 giờ tới và chắc chắn là trong vòng 7, 30 hoặc 90 ngày tới.”

Chùm dấu hiệu “BEFAST” của đột quỵ

Theo các chuyên gia, cụm từ viết tắt “BEFAST” (tạm dịch: Hãy nhanh chóng) thường được dùng để mô tả chùm triệu chứng của đột quỵ:

B (Balance) - Thăng bằng: Khó hoặc mất thăng bằng cơ thể.

E (Eyesight) - Thị lực: Thay đổi về thị lực như nhìn mờ, mất thị lực hoặc song thị.

F (Face) - Mặt: Thay đổi ở mặt như mặt bị lệch 1 bên hoặc miệng bị lệch.

A (Arm) - Tay: Cảm giác yếu 1 bên tay.

S (Speech) - Nói: Thay đổi khi nói, ví dụ như nói lắp.

T (Time) - Thời gian: Liên hệ ngay với cơ sở y tế khi thấy các triệu chứng. Tiến sĩ Joshua Willey, một chuyên gia về thần kinh đột quỵ tại Đại học Columbia (Mỹ) cho biết “T” cũng có thể ám chỉ “terrible headache” - một cơn đau đầu nặng diễn ra đột ngột.

1 dấu hiệu của đột quỵ có thể xảy ra trước đó 90 ngày - Ảnh 2.

Hãy tới ngay các cơ sở y tế hoặc nhờ sự trợ giúp y tế nếu thấy các dấu hiệu của đột quỵ. (Ảnh: Getty)

Cả 3 vị chuyên gia đều nhấn mạnh, khi có bất kỳ các dấu hiệu nào ở trên, dù chúng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, bạn vẫn nên tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.

Tiến sĩ Willey nói: “Thông thường, các cơn thiếu máu não thoáng qua có thể kéo dài nhiều nhất là 5 phút hoặc 10 phút và chắc chắn là dưới 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, các dấu hiệu BEFAST có thể chỉ kéo dài từ 30 - 60 giây”.

Chính vì thế, bạn không nên chần chừ dù chỉ 1 phút khi thấy dấu hiệu yếu lực ở cánh tay hoặc mờ mắt.

Kiểm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ

1 dấu hiệu của đột quỵ có thể xảy ra trước đó 90 ngày - Ảnh 3.

Kiểm soát huyết áp để phòng tránh đột quỵ. (Ảnh: Getty)

Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Tiến sĩ Itrat cho hay các tình trạng như cholesterol và đường trong máu cao nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao hơn.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, mọi người cần tăng cường hoạt động thể chất, bỏ thuốc lá, thay đổi chế độ ăn hoặc dùng thuốc điều trị những bệnh lý như huyết áp cao để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Y tế - 10 phút trước

GĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 triệu chứng mỡ nội tạng dư thừa và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

4 triệu chứng mỡ nội tạng dư thừa và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

Sống khỏe - 26 phút trước

GĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

Sống khỏe - 3 giờ trước

Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 8 giờ trước

Một nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt

Sống khỏe - 9 giờ trước

Lá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Top