1 địa điểm không Wi-Fi, không sóng điện thoại, được mệnh danh 'tận cùng thế giới': Nhưng là nơi ở của gần 100 nhân vật đặc biệt
Với vị trí địa lý đặc biệt và khí hậu khắc nghiệt, nơi đây thường được ví như “tận cùng thế giới” nhưng lại tập trung rất nhiều nhân vật đặc biệt đến từ khắp các quốc gia.
Vùng đất gần cực Bắc bậc nhất có người sinh sống
Ở Bắc Băng Dương, khoảng giữa Na Uy và Bắc Cực, là thị trấn Ny-Alesund (tên chính xác Ny-Ålesund), nơi được xem là vùng đất gần cực Bắc nhất có người sinh sống. Với một bên là ngọn núi cao vút, và bên còn lại là vịnh hẹp, đây là một nơi tuyệt đẹp đến nghẹt thở. Đây có lẽ cũng là một trong những nơi tốt nhất trên Trái đất để hít thở, bởi không khí ở đây sạch sẽ nhất thế giới.
Với dân số chưa đầy 100 người, Ny-Alesund cấm sử dụng Wi-Fi và các thiết bị di động để đảm bảo không có sóng vô tuyến xuất hiện và gây ảnh hưởng tới đời sống của những "cư dân đặc biệt". Đồng thời, tất cả ngôi nhà đều được mở khóa để phòng trường hợp cư dân cần trú ẩn khẩn cấp nếu gặp gấu Bắc Cực.
Trước đây nơi này từng là một thị trấn chuyên về khai thác mỏ, nhưng giờ đây nó là trạm nghiên cứu Bắc Cực lớn nhất thế giới. Các nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới là những người hiếm hoi sống ở đây để thực hiện các cuộc nghiên cứu về môi trường Trái Đất.
Với bầu không khí trong lành và môi trường tự nhiên ít bị ô nhiễm, đây là nơi lý tưởng để theo dõi tác động của biến đổi khí hậu. Từ năm 1989, Đài khí tượng Zeppelin tại Ny-Alesund đã trở thành trung tâm quan trọng trong việc đo lường khí nhà kính và các chất ô nhiễm trong khí quyển.
Với một bên là ngọn núi cao vút, và bên còn lại là vịnh hẹp, đây là một nơi tuyệt đẹp đến nghẹt thở.
Nằm ở độ cao 472 mét trên sườn núi Zeppelin Fjellet, Đài khí tượng Zeppelin giúp các nhà khoa học ghi nhận những thay đổi nhỏ nhất trong không khí. Với vị trí xa xôi, cách xa các nguồn ô nhiễm chính, việc đo lường tại đây được coi là một thước đo chính xác để phản ánh tình trạng ô nhiễm toàn cầu. Ông Ove Hermansen, một nhà khoa học tại Đài quan sát Zeppelin, nhấn mạnh rằng: "Nếu bạn đo được mức ô nhiễm ở đây, thì điều đó có nghĩa là mức độ đó đã lan rộng khắp nơi trên thế giới."
Các nghiên cứu tại Ny-Alesund là một phần quan trọng trong nỗ lực quốc tế nhằm hiểu rõ hơn tác động của con người đến khí hậu. Các phép đo tại Đài khí tượng Zeppelin không chỉ nhằm xác định mức độ khí nhà kính mà còn góp phần phát hiện các chất độc hại có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái Bắc Cực.
Cuộc sống đặc biệt của những nhà khoa học tại đây
Đối với những người sống tại Ny-Alesund, cuộc sống hàng ngày không chỉ xoay quanh các nghiên cứu mà còn phải đối mặt với những điều kiện sống khắc nghiệt. Thời tiết tại đây thay đổi thất thường với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục, từng chạm mốc -37,2°C vào mùa đông.
Một nhà khoa học đang làm việc trong cabin nhỏ khi đêm đông bao trùm.
Thị trấn bao gồm khoảng 30 cabin gỗ, được đặt tên theo các thành phố lớn trên thế giới như London, Amsterdam, và Mexico City, như một lời nhắc nhở về sự kết nối giữa con người dù ở nơi xa xôi nhất.
Tuy nhiên, ngoài những ngôi nhà, các hình thức liên lạc tại Ny-Alesund rất hạn chế. Điện thoại di động và Wi-Fi đều bị cấm để tránh ảnh hưởng đến các thiết bị nghiên cứu. Tất cả các hoạt động sử dụng đường truyền vô tuyến cần được cấp phép đặc biệt.
Một cột neo khí cầu ở Ny-Ålesund.
Các nhà khoa học ở đây cần có một tinh thần thép để chịu đựng mùa đông kéo dài với bóng tối 24 giờ trong nhiều tháng liền. Trong điều kiện đó, việc di chuyển trở thành thách thức không nhỏ. Theo TechInsider, một nghiên cứu sinh người Ý đã phải đi bộ qua vùng hoang dã Bắc Cực trong đêm tối với tầm nhìn chỉ 2-3 mét để thay bộ lọc trên thiết bị.
Các cột radar ở Ny-Ålesund.
Đặc biệt, gấu Bắc Cực cũng thường xuyên ghé thăm khu vực thị trấn, khiến cư dân luôn phải cảnh giác. Để đảm bảo an toàn, mọi ngôi nhà đều không khóa cửa, cho phép người dân trú ẩn nếu có tình huống bất ngờ xảy ra. Sự xuất hiện thường xuyên của loài động vật to lớn này là lời nhắc nhở liên tục về việc sống gần gũi với thiên nhiên và phải luôn sẵn sàng đối mặt với các mối đe dọa.
Bảo tồn và nghiên cứu - Nhiệm vụ cao cả tại Bắc Cực
Với mục tiêu giữ gìn môi trường, Ny-Alesund không mở cửa cho khách du lịch. Chỉ những nhà khoa học và nhân viên trạm nghiên cứu mới được phép đến đây. Nhiếp ảnh gia Anna Filipova là một trong số ít người được cấp phép đặc biệt để ghi lại cuộc sống và công việc tại Ny-Alesund.
Đây là lần đầu tiên cô đến thị trấn xa xôi này để chụp ảnh, và nơi đây cũng là một trong những địa điểm hoang dã và gần Bắc Cực nhất mà cô từng làm việc.
Filipova nhận xét: "Bắc Cực là một trong những nơi hấp dẫn nhất trên Trái Đất, nhưng cũng là nơi nguy hiểm nhất." Sự thay đổi liên tục của Bắc Cực với những hiện tượng tan chảy, tái tạo và biến mất đã tạo nên một môi trường tuyệt vời cho việc quan sát tác động của biến đổi khí hậu.
Dòng sông băng Kronebreen.
Dù Ny-Alesund cách xa các khu vực đông dân cư, nó vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến từ châu Âu và Bắc Mỹ. Ô nhiễm không khí theo dòng lưu chuyển khí quyển, khiến ngay cả khu vực trong lành nhất trên thế giới cũng chịu sự tác động.
Filipova hy vọng rằng những bức ảnh của cô sẽ giúp người xem hiểu thêm về sự mong manh của Bắc Cực. Cô nhấn mạnh một ví dụ đáng báo động: bán đảo Blomstrandhalvøya gần đó từng được coi là bán đảo vào những năm 1980, nhưng chỉ trong vòng một thập kỷ, nó đã trở thành một hòn đảo do sông băng Blomstadbreen ngày càng thu hẹp lại. Những hình ảnh của Filipova mang theo thông điệp mạnh mẽ về sự thay đổi của Bắc Cực, cũng như nhu cầu cấp bách phải bảo vệ khu vực này.
Thùy Linh (Nguồn: TechInsider, happyeconews)
Người đàn ông 56 tuổi trải qua 100 ngày dưới nước, bất ngờ nổi lên với diện mạo trẻ hơn 10 tuổi
Chuyện đó đây - 9 giờ trướcMột bước tiến đột phá trong nghiên cứu y sinh đã được ghi nhận khi kỹ sư y sinh và cựu thợ lặn Hải quân Hoa Kỳ, Joseph Dituri, hoàn thành thí nghiệm sống dưới nước trong 100 ngày liên tục. Thí nghiệm này không chỉ mang lại những cải thiện đáng kinh ngạc về sức khỏe của ông mà còn mở ra cánh cửa mới cho khoa học về lão hóa và sinh học con người.
Hỏng động cơ trên không khiến máy bay gãy làm 3, 122 hành khách vẫn bình an vô sự nhờ một điều
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcSự cố liên quan đến chiếc máy bay này được coi là một kỳ tích của ngành hàng không cho đến thời điểm hiện tại.
Theo dõi một người đàn ông khoe xe sang, đồ cổ, quà sinh nhật 25 triệu USD, tiền tiết kiệm 355 triệu USD, cảnh sát phát hiện ra sự thực phía sau
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcĐể đáp lại sự hoài nghi về sự giàu có của mình, chàng trai trẻ còn chia sẻ ảnh chụp màn hình số dư tài khoản ngân hàng, nhưng điều này chỉ làm tăng thêm sự nghi ngờ
Hàng triệu vật màu đỏ bò lồm cồm chật kín đường sá, tạo cảnh tượng 'có một không hai' thế giới
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcMỗi năm, các con vật này đều di cư và làm ảnh hưởng đến giao thông tại đảo Christmas.
Loài ‘khủng long’ đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng: Biết khiêu vũ và tái phục hồi, trên thế giới chỉ còn khoảng 1.200 cá thể
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcKhông chỉ sở hữu ngoại hình độc đáo, những đặc điểm khác về loài vật này có thể khiến nhiều người bất ngờ.
Cánh đồng điện gió ở Gia Lai có gì mà giới trẻ mê mẩn?
Bốn phương - 3 ngày trướcCánh đồng điện gió Đắk Đoa ở Gia Lai mang vẻ đẹp lãng mạn và mộng mơ, đang trở thành địa điểm check-in cực hot đối với giới trẻ.
Loài vật tưởng như tuyệt chủng cùng khủng long từ 65 triệu năm trước bất ngờ tái xuất: Tuổi thọ lên đến cả thế kỷ, mang thai ít nhất 5 năm
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcLoài vật này có thể đạt chiều dài gần 2 mét và nặng khoảng 90 kg, sống thọ đến 100 năm.
2 mẹ con ăn mì, ông chủ hét giá 7 triệu đồng còn báo cảnh sát: 1 tuần sau xảy ra chuyện bất ngờ
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcTưởng chỉ là hành động “chặt chém” khách hàng tuy nhiên ông chủ đã thành công cứu mạng 1 em bé.
Đào 'thủy mộ' cao 3.500m, Trung Quốc thu được mỏ kho báu đồ sộ, bí mật Con đường Tơ lụa sáng tỏ!
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcPhát hiện này khiến giới khảo cổ học Trung Quốc chấn động.
Cần thủ câu được con cá có lớp vảy ánh vàng lạ mắt, cư dân mạng trầm trồ: 'Kim ngư đích thực là đây!'
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcSự việc một cần thủ câu được một con cá chép có màu sắc kỳ lạ đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Đào 'thủy mộ' cao 3.500m, Trung Quốc thu được mỏ kho báu đồ sộ, bí mật Con đường Tơ lụa sáng tỏ!
Chuyện đó đâyPhát hiện này khiến giới khảo cổ học Trung Quốc chấn động.