10 cách tránh đau bụng kinh và sống sót qua 'ngày đèn đỏ'
Cùng tham khảo các cách tránh đau bụng kinh và thoải mái vượt qua những ngày "đèn đỏ" nhạy cảm như dưới đây nhé.
Chị em phụ nữ, mỗi người mỗi khác, nhưng lại có thể đều gặp phải điều khó chịu là những cơn co thắt tử cung trong kì kinh nguyệt. Bạn có thể rất khó để gặp một phụ nữ chưa từng bị đau bụng kinh bao giờ. Phần nhiều trong số chúng ta thậm chí còn đều đặn chịu đựng cơn đau ấy. Mỗi tháng, có hàng triệu chị em ước ao được đổi cơ thể cho cánh mày râu để không phải trải qua cảm giác đau bụng kinh khó chịu.
Cùng tham khảo các cách tránh đau bụng kinh và thoải mái vượt qua những ngày "đèn đỏ" nhạy cảm như dưới đây nhé:
1. Chườm nóng

Một nhà khoa học đến từ Đại học College London đã chứng minh được rằng, nhiệt độ ở mức 40 độ C giúp bạn không bị đau bụng kinh. Tiến sĩ King, người chủ trì nghiên cứu trên, cho biết, cảm giác đau xuất hiện do giảm lưu thông máu tới các bộ phận, hậu quả là tổn thương mô.
Điều tuyệt vời nhất mà nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện ra là: Nhiệt có tác dụng tương tự thuốc. Nó chặn thụ cảm cơn đau có tên P2X3. Vì vậy, hãy lấy một chai nước hoặc túi chườm nóng, đặt lên bụng và cảm nhận cơn đau dần dịu đi.
2. Tắm nước ấm

Như đã đề cập ở trên, nhiệt giúp dịu cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, tắm nước ấm cũng có tác dụng thư giãn cơ thể cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Đổ nước nóng đầy bồn, thêm chút muối, 2-3 thìa gừng giã nhỏ, bật bản nhạc yêu thích và pha sẵn một tách trà. Việc còn lại chỉ là tận hưởng mà thôi!
Để tăng hiệu quả giảm đau, bạn có thể nhỏ vào bồn tắm một số loại tinh dầu như oải hương, khuynh diệp...
3. Massage bụng

Massage bằng tinh dầu giúp giảm đau bụng kinh. Sau đây là một số kỹ thuật massage mà bạn có thể áp dụng để vượt qua kỳ kinh nguyệt một cách dễ chịu:
- Đặt lòng bàn tay lên vùng giữa bụng và bắt đầu vẽ những vòng tròn lớn, hơi ấn tay nhẹ vào bụng. Thực hiện 30 lần.
- Đặt ngón trỏ và ngón giữ của cả 2 bàn tay ngay trên rốn, ấn xuống bụng. Vẽ một hình trái tim, di chuyển lên trên, sang ngang và xuống dưới, kết thúc hình trái tim ngay bên dưới rốn. Sau đó, di chuyển ngón tay trở lại phía trên. Lặp lại 20-30 lần.
- Áp bàn tay vào lưng, phía dưới xương sườn. Bắt đầu di chuyển bàn tay xuống dưới, kèm theo chút ấn nhẹ, cho tới khi bạn tới vị trí xương cụt. Lặp lại khoảng 30 lần.
- Xoa phần bụng dưới bằng cả 2 tay khoảng 30 lần.
- Xoa bóp bụng bằng nắm tay trong khoảng 30 giây.
Để giúp việc massage thêm dễ chịu và tác dụng tốt hơn, hãy thử những loại tinh dầu ở trên. Hoặc bạn cũng có thể trộn hỗn hợp tinh dầu oải hương, xô thơm và kinh giới ô. (tỷ lệ 2:1:1).
4. Làm "chuyện ấy"

Bất chấp tình huống đang được đề cập, "yêu" có thể là cách làm dễ chịu nhất trong toàn bộ danh sách này. Và một trong những cách hiệu quả nhất. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, "sex" củng cố hệ miễn dịch, giảm đau đầu và thậm chí, cải thiện trí nhớ.
Bạn có thể đã biết, những cơn cực khoái giải phóng noradrenaline, serotonin, endorphins và dopamine - tất cả có tác dụng giảm cảm giác đau. Lưu lượng máu tới cơ quan sinh dục được kích thích, vì thế, cũng có tác dụng giảm đau nhờ làm ẩm các mô và giãn cơ.
Không chỉ vậy, quan hệ tình dục còn giúp cơ thể loại bỏ máu kinh nhanh hơn nhờ các cơn co thắt bạn có được khi đạt cực khoái. Kết quả là "những ngày đèn đỏ" sẽ ngắn lại.
5. Ngủ đủ và ngủ ngon

Tất cả chúng ta đều ý thức rất rõ rằng, giấc ngủ quan trọng thế nào đối với sức khỏe. Nhưng để có một giấc ngủ ngon trong những ngày "đèn đỏ" quả thực không phải lúc nào cũng dễ dàng. Vì đau bụng kinh, vì đau đầu, vì tâm trạng thay đổi thất thường… Chiếc gối yêu thích của bạn bỗng trở nên khó chịu và tấm đệm giường như gồ ghê thêm mấy lần. Buổi sáng hôm sau, bạn thức giấc với đôi mắt thâm quầng và lúc nào cũng trong tình trạng uể oải, lờ đờ vì thiếu ngủ.
Để xoa dịu tình thế này, các chuyên gia gợi ý bạn nên nằm ngủ theo tư thế bào thai, như khi bạn còn trong bụng mẹ. Tư thế này giúp giãn cơ quanh bụng và giảm đau. Không những thế, hai chân bạn co lại và vì vậy, có thể giảm nguy cơ máu kinh bị rò rỉ ra ngoài.
6. Uống đủ nước

Nghe có vẻ lạ nhưng uống nhiều nước hơn giúp ngăn ngừa tình trạng tích nước trong cơ thể. Kết quả là bạn sẽ tránh được cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Thay vì nước lạnh, nên uống nước ấm hoặc nóng. Thông qua việc giãn cơ, nó sẽ giúp loại bỏ cơn đau bụng kinh.
Nếu bạn không thích uống nước, thử ăn trái cây và rau. Ví dụ, dưa chuột, xà lách, dưa hấu, lê và nhiều loại dâu khác nhau. Những loại quả, rau này chứa nhiều nước (khoảng 90-96%) và lại có vị rất ngon.
7. Ăn các loại gia vị và thảo mộc

Gia vị là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nhưng không phải ai cũng biết hết giá trị thực sự của chúng. Các nhà khoa học đã tiến hành một số nghiên cứu và chỉ ra rằng, gia vị giúp phụ nữ trị đau bụng kinh.
- Hạt thì là: Hạt thì là thực sự có tác dụng giảm đau bụng kinh. Chúng hiệu quả không kém gì thuốc và cơn đau sẽ tan biến trong vòng 1 giờ. Tuy nhiên, tác dụng phụ của hạt thì là nằm ở chỗ: chúng làm cho máu kinh ra nhiều hơn. Vì vậy, bạn không nên dùng hạt thì là trong bữa tối.
- Gừng: Ngược lại, gừng có tác dụng giảm ra máu. Nó có thể cải thiện tâm trạng và làm các triệu chứng về mặt thể chất dịu hơn.
- Quế: Loại gia vị phổ biến này có tác dụng giảm đau, giúp bạn mất ít máu hơn và loại bỏ cảm giác buồn nôn.
8. Đừng quên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất

Một cách khác để giảm đau bụng kinh là bổ sung vitamin và khoáng chất. Các chuyên gia gợi ý:
- Canxi để duy trì độ dẻo dai của cơ. Bổ sung 1.000mgmg/ngày sẽ giúp giảm đau bụng kinh. Bạn cũng có thể ăn các thực phẩm giàu canxi như bông cải xanh, hạnh nhân, sữa chua và sữa.
- Vitamin D giúp bạn hấp thụ canxi và có thể giảm viêm.
- Axit béo Omega-3, như dầu cá, cũng có tác dụng giảm viêm. Nhưng bạn nên cẩn thận khi dùng bởi chúng có thể khiến máu ra nhiều hơn.
- Magie giảm lượng prostaglandin, một chất gây tăng cảm giác đau. Nhưng người bị bệnh tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung magie.
- Vitamin E giúp giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, những người bị tiểu đường, tim mạch và một số bệnh ung thư nên cẩn trọng.
9. Tập thể dục

Một số chị em cho rằng, tới phòng tập thể hình khi đang trong "ngày đèn đỏ" là có hại. Tuy nhiên, tập luyện sẽ giúp tăng hàm lượng endorphins trong cơ thể, làm dịu cảm giác đau, cải thiện tâm trạng và kích thích đốt cháy prostaglandin.
Để đạt được hiệu quả như mong muốn. thử một bài tập đều đặn 3 lần/tuần, trong ít nhất 15 phút. Theo các chuyên gia, đạp xe đạp, đi bộ, tập yoga và trượt băng là lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra, tập luyện còn giúp bạn mạnh mẽ, cân đối và trái tim thêm khỏe.
10. Ngừng một số đồ ăn trong khoảng thời gian nhất định

Trong khi một số thực phẩm giúp bạn thấy khá hơn và dịu cơn đau bụng kinh thì một số khác có tác dụng ngược lại. Ví dụ, caffeine. Với người quen uống một ly cà phê mỗi sáng, việc ngừng uống cà phê có thể coi là thảm họa. Nhưng caffeine thực sự làm tăng nặng triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, bao gồm đầy bụng, thay đổi tâm trạng, các cơn đau và co thắt. Nó khiến bạn thấy lo lắng hơn và thậm chí còn làm chu cho kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên thất thường.
Ngoài ra, cũng tốt hơn nếu bạn tránh các thực phẩm và đồ uống gây đầy hơi, tích nước như đồ ăn nhiều muối, nhiều chất béo, đồ uống có cồn, socola, mọi loại đồ uống có ga.
Lắng nghe cơ thể mình
Cơ thể biết điều gì là tốt nhất. Tất cả chúng ta đều khác nhau và thật không may, thứ phù hợp với người này chưa chắc đã hợp với người khác. Vì vậy, nếu bạn không muốn uống thêm nước hoặc tập luyện, thì đừng làm vậy.
Nếu bạn thấy mình sẽ muốn giết ai đó chỉ vì chưa có chút caffeine trong người, thì hãy uống cà phê. Nếu bạn cần nghỉ ngơi, hãy hoãn các cuộc hẹn gặp lại. Tin tưởng vào bản năng của bạn. Rốt cuộc thì bản năng chính là thứ đã cứu sống chúng ta từ nhiều thế kỷ qua.
Theo

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 9 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 20 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 23 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 1 ngày trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 1 ngày trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.