10 căn bệnh nguy hiểm do muỗi truyền và cách phòng ngừa
Không chỉ sốt rét hay sốt xuất huyết được biết đến là do muỗi truyền, nhiều bệnh khác cũng từ đường lây truyền này, có tác động tiềm tàng đối với sức khỏe…
Các bệnh có thể chết người do muỗi truyền
Đã có nhiều căn bệnh chết người do muỗi truyền trên thế giới gây ra bệnh tật hàng năm, đặc biệt là vào thời điểm trong năm có mưa lớn, ngập úng và độ ẩm tăng cao...
Các bệnh do muỗi truyền - phổ biến là sốt rét và sốt xuất huyết - có thể lây lan khi muỗi bị nhiễm bệnh đốt người khỏe mạnh. Ngoài ra, còn nhiều bệnh do muỗi truyền nguy hiểm với sức khỏe mà chúng ta chưa biết hoặc ít ngờ tới.
Bệnh do muỗi truyền có thể đe dọa tính mạng.
Dưới đây là 10 căn bệnh mới hoặc mới nổi do muỗi truyền trên toàn thế giới và tác động tiềm tàng của chúng đối với sức khỏe:
- Virus Keystone: Đây là một loại virus mới được phát hiện có khả năng gây ra bệnh tật trên diện rộng. Các triệu chứng của nó bao gồm sốt, đau đầu và phát ban.
- Virus Mayaro: Loại virus này gây sốt, đau khớp, sưng tấy và có khả năng gây ra các đợt bùng phát lớn.
- Virus Usutu: Một loại virus gây sốt, đau đầu và viêm não, có khả năng lây lan rộng rãi.
- Virus Bunya: Bunyavirus là một nhóm virus có thể gây sốt, đau đầu và sốt xuất huyết, có khả năng gây tử vong cao.
- Sốt thung lũng Rift: Do virus rift valley fever (RVF) gây ra. Đây là một loại virus gây sốt, đau đầu và sốt xuất huyết, có khả năng bùng phát thành dịch lớn với tỷ lệ tử vong cao.
- Sốt xuất huyết: Loại virus gây bệnh sốt xuất huyết có thể khiến người bệnh sốt, đau đầu, đau người, xuất huyết... có khả năng lây truyền rộng rãi và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
- Bệnh Zika : Loại virus này có thể gây sốt cao, dị tật bẩm sinh và rối loạn thần kinh, có khả năng lây truyền rộng rãi và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
- Viêm não La Crosse: Một loại virus gây sốt, đau đầu và viêm não, có khả năng gây tổn thương thần kinh nghiêm trọng.
- Virus Tembusu: Đây cũng là loại virus gây sốt, đau đầu và viêm não, có thể dẫn đến lây truyền rộng rãi, có tỷ lệ tử vong cao.
- V irus Ntaya: Virus gây sốt, đau đầu và sốt xuất huyết, có thể gây ra các đợt bùng phát lớn, tỷ lệ tử vong cao.
Người lao động có nguy cơ mắc bệnh do muỗi truyền khi làm việc ở nơi có muỗi đốt.
Ai có nguy cơ mắc bệnh?
Người lao động có nguy cơ mắc bệnh do muỗi truyền khi làm việc ở nơi có muỗi đốt, bao gồm:
- Công nhân làm việc ngoài trời.
- Những người đi công tác đến những khu vực có bệnh do muỗi truyền.
- Nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với các mẫu, nuôi cấy hoặc động vật chân đốt có khả năng bị nhiễm bệnh.
- Nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân bị hoặc có thể bị nhiễm một số bệnh do muỗi truyền. Sự lây truyền có thể xảy ra thông qua vết rách trên da hoặc qua vết thương đâm xuyên sắc nhọn…
Làm gì để phòng tránh bệnh do muỗi truyền?
Đối với nơi làm việc
- Một số muỗi đẻ trứng trong hoặc gần nơi nước đọng, có thể giảm số lượng muỗi tại nơi làm việc bằng cách tránh để đọng nước như: Tháo dỡ, lật úp, che phủ hoặc cất giữ thiết bị; loại bỏ lốp xe, xô, chai và thùng chứa nước…
- Ngăn muỗi vào phòng bằng cách đảm bảo cửa ra vào và cửa sổ có lưới và luôn đóng kín khi có thể.
- Cung cấp kiến thức về nguy cơ bị muỗi đốt và cách phòng ngừa, triệu chứng của bệnh do muỗi truyền, sử dụng thuốc chống côn trùng an toàn… cho người lao động.
- Khuyến khích người lao động mặc quần áo che phủ tay, cánh tay, chân và các vùng da hở khác; cân nhắc sử dụng mũ có màn chống muỗi để bảo vệ mặt và cổ.
- Cung cấp thuốc chống côn trùng.
- Cung cấp permethrin để sử dụng cho quần áo và đồ dùng…
Đối với người lao động
Có những bước đơn giản bạn có thể thực hiện để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị muỗi đốt và các căn bệnh mà chúng có thể gây ra:
- Sử dụng thuốc chống côn trùng bất cứ khi nào bạn ở ngoài trời. Tìm loại thuốc chống côn trùng phù hợp và sử dụng theo hướng dẫn. Nếu sử dụng kem chống nắng, hãy thoa kem chống nắng trước và sau đó thoa thuốc chống côn trùng.
- Mặc quần áo dài tay (che các vùng da hở như tay, cánh tay, chân và các vùng da hở khác). Đội mũ có lưới chống muỗi để bảo vệ mặt và cổ.
- Loại bỏ nước đọng (ví dụ như lốp xe, xô, thùng…) để giảm nơi muỗi đẻ trứng; loại bỏ nước đọng ở khu vực xung quanh nhà, nơi sinh sống...
- Lên lịch các hoạt động ngoài trời để tránh những giờ từ chạng vạng đến bình minh trong mùa muỗi cao điểm.
Người lao động có triệu chứng mắc bệnh do muỗi truyền phải báo cáo ngay cho người quản lý và đi khám.
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...