Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 điều cấm kỵ nhân viên không nên nói với sếp

Thứ ba, 16:58 08/03/2016 |

“Tôi không có giải pháp gì cả", bạn nói không sai, nhưng cách nói phủ định: "Tôi không có giải pháp gì cả” cho biết bạn đang buông xuôi và không nỗ lực. Thay vào đó, tại sao bạn không nói: “Tôi chưa có giải pháp gì hay nhưng tôi sẽ cố gắng”?

Trung thực là một quy tắc quan trọng ở môi trường công sở, tuy nhiên khía cạnh cuộc sống đều có một vài ngoại lệ. Hãy thận trọng trong các phát ngôn, đặc biệt là khi bàn chuyện với sếp. Lời nói thực có thể gây mất lòng, và lời nói thiếu kiềm chế thường không được đánh giá cao. Vậy quy tắc nói chuyện với sếp là gì? Thực tế, không có quy tắc nào hoàn hảo cả. Về cơ bản, hãy linh động, hãy biết kiểm soát cảm xúc, hãy điềm tĩnh, và hãy luôn thể hiện thái độ tôn trọng. Ngoài ra, bạn cần hạn chế hết mức khi có ý định thốt ra những lời sau đây:

1. “Sếp sai rồi”

Tất nhiên, sếp cũng có thể sai chứ, bởi vì sếp cũng là con người. Nhưng sếp sẽ không vui nếu bạn khẳng định một câu chắc như đinh đóng cột: Sếp sai rồi! Hãy giảm ngữ điệu, hãy thêm hư từ, hãy nói nhỏ và nói tránh. Ví dụ, bạn có thể nói: “Tôi nghĩ điểm sếp nói chưa hợp lý” hoặc “Tôi có ý kiến thế này. Chúng ta thử xem xét lại vấn đề sếp vừa nói một lần nữa có được không?”.

10 điều cấm kỵ nhân viên không nên nói với sếp (Ảnh minh họa)

2. “Tôi không thể”

Một khi sếp giao cho bạn một nhiệm vụ mới, đừng nói không thể ngay. Hãy phân tích cho sếp biết khả năng thực thi của vấn đề, điều kiện khách quan, kinh nghiệm của bạn, tình trạng vốn… Sau đó, nếu quả thực mọi thứ khó để thực hiện, bạn chỉ cần nói: “Tôi nghĩ kế hoạch khó khả thi.” Khi bạn nói “Tôi không thể”, điều này đồng nghĩa với việc bạn không có năng lực để làm việc được giao và lỗi nằm ở cá nhân bạn. Như vậy, bạn đang rơi vào tình thế bị động.

3. “Đây không phải phần việc của sếp”

Có lẽ ý của bạn là: Sếp chưa hiểu vấn đề bạn đề cập. Vậy, tại sao bạn không đề nghị sếp nghe bạn giải thích thêm một lần nữa, thay cho câu nói: “Đây không phải phần việc của sếp?” Nếu bạn thực sự biến tình thế trở nên căng thẳng, việc bạn bị mất việc ngay sau đó có thể trở thành hiện thực và sếp bạn sẽ khiến bạn phải hối hận.

4. "Không!"

Hãy nói thử từ “Không” với sếp và bạn sẽ biết sức mạnh của từ đơn ngắn gọn này. Nói “không” với sếp chẳng khác gì thách thức và chống đối. Rõ ràng, từ phủ định này đồng nghĩa với tính tiêu cực trong hầu hết trường hợp, còn từ “có”, “đồng ý” có tính tích cực hơn. Vậy làm thế nào để vẫn đề cập đến tính phủ định mà không bị coi là chống đối và thách thức? Quy tắc trong mọi trường hợp là loại bỏ từ “không” cộc lốc đi. Hãy nói “khó thực hiện”, “không khả quan”… hay một cụm từ nào đó dài dòng hơn thay cho từ “không”.

5. “Tôi được lợi ích gì từ việc này?”

Khi tuyển dụng, công ty luôn đưa ra những lợi ích để mời gọi các ứng viên tài năng. Tuy nhiên, một khi bạn đã trở thành nhân viên của công ty, hãy cho sếp của bạn biết bạn đang công hiến và để lợi ích cá nhân sang một bên. Vậy hãy cẩn thận khi thỏa hiệp với sếp: “Tôi được lợi ích gì từ việc này?”, kẻo bạn sẽ làm sếp phải nhăn mặt và nhìn thẳng vào mắt bạn.

6. “Tôi vừa mới chia tay người yêu. Tôi không thể làm gì hôm nay.”

Công việc là công việc, không một người quản lý nào muốn nghe lời biện minh của bạn khi việc cá nhân ảnh hưởng đến việc công ty. Hơn thế nữa, bạn sẽ khó mà nhìn mặt sếp và đồng nghiệp sau khi bỏ bê công việc chỉ vì lý do thất tình đấy. Hãy nghiêm túc một chút, hoặc giấu giếm lý do cảm xúc tế nhị đó đi cũng được mà.

7. “Tôi sẽ đi”

Bạn có chắc là muốn rời khỏi công ty mãi mãi hay chỉ muốn vắng mặt ở công ty một ngày? Hãy cân nhắc nói “tôi sẽ đi”, nếu không sếp sẽ thanh toán hợp đồng cho bạn ngay khi bạn rời chân ra khỏi cửa văn phòng.

8. “Đó không hẳn là lỗi của tôi”

Trong một nhóm làm việc, sai sót có thể thuộc về tất cả mọi người. Việc chủ động nhận lỗi về mình sẽ được đánh giá cao hơn. Nếu bạn chối bỏ lỗi trong tập thể, bạn rất có thể ở trong tầm ngắm của đồng đội và đánh vào ý thức chung của nhóm đấy!

9. “Tôi không có giải pháp gì cả”

Bạn nói không sai, nhưng cách nói phủ định Tôi không có giải pháp gì cả” cho biết bạn đang buông xuôi và không nỗ lực. Thay vào đó, tại sao bạn không nói: “Tôi chưa có giải pháp gì hay nhưng tôi sẽ cố gắng”?

10. “Tôi mệt mỏi”

Tất nhiên, áp lực công việc sẽ khiến bạn tụt dốc và muốn than vãn. Sếp của bạn có thể hiểu tình trạng của bạn, nhưng tất cả những người quản lý đều mong nhận được nỗ lực của bạn sau đó, chứ không phải những lời than thở hàng ngày. Nếu cần thiết phải điều chỉnh lại công việc, bạn có thể ý kiến và đưa ra lý do chính đáng cho vấn đề: Dạo này tôi bị mất tinh thần làm việc.

Theo Tri Thức Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khi mua chung cư chỉ còn nhà ở tầng 1 và 9 thì phải chọn tầng nào?

Khi mua chung cư chỉ còn nhà ở tầng 1 và 9 thì phải chọn tầng nào?

- 5 giờ trước

Ngôi nhà thực sự có ý nghĩa rất quan trọng, tác động lớn đến cuộc sống của mỗi người.

Mắc một sai lầm khi dùng máy giặt, người dùng than thở phơi quần áo mãi mà không khô

Mắc một sai lầm khi dùng máy giặt, người dùng than thở phơi quần áo mãi mà không khô

- 6 giờ trước

Là thiết bị quen thuộc trong mỗi gia đình song chiếc máy giặt vẫn có thể gặp lỗi vì những sai lầm rất cơ bản của người dùng.

Mẫu thiết kế nhà lô góc đẹp, nhiều người yêu thích

Mẫu thiết kế nhà lô góc đẹp, nhiều người yêu thích

Không gian sống - 11 giờ trước

Những mẫu nhà lô góc luôn được nhiều người yêu thích bởi nó sở hữu 2 mặt tiền, thuận lợi cho việc kinh doanh, dễ dàng cho việc thiết kế.

Đừng vội vứt bỏ những hộp đựng đã qua sử dụng, nếu dùng cách này, bạn sẽ không phải tốn tiền mua đồ mới

Đừng vội vứt bỏ những hộp đựng đã qua sử dụng, nếu dùng cách này, bạn sẽ không phải tốn tiền mua đồ mới

- 1 ngày trước

Đối với những hộp đựng này, bạn đừng vội vứt chúng đi, bạn có thể thử thay đổi chúng như thế này.

Mẹ đảm mê trồng cây sân thượng: Rau củ ăn quanh năm không hết phải mang tặng, vườn đẹp đến nỗi đồng nghiệp lẫn học sinh mầm non đến check-in

Mẹ đảm mê trồng cây sân thượng: Rau củ ăn quanh năm không hết phải mang tặng, vườn đẹp đến nỗi đồng nghiệp lẫn học sinh mầm non đến check-in

- 1 ngày trước

Với dáng người nhỏ bé chỉ nặng 39kg, bỏ ngoài tai bao lời nói mỉa mai, chị Thu Luy vẫn chăm chỉ vác từng bao đất lên sân thượng để thỏa lòng đam mê "trồng cây gây vườn" của mình.

Những món đồ đơn giản nhưng đặt vào phòng khách là tài lộc, hưng vượng, bình an cả năm

Những món đồ đơn giản nhưng đặt vào phòng khách là tài lộc, hưng vượng, bình an cả năm

- 2 ngày trước

GĐXH - Theo quan niệm phong thủy, vị trí Tài vị phòng khách tác động đến sự hưng suy về tài vận, sự nghiệp, sức khoẻ của gia đình. Vì vậy, nhiều gia chủ ngày nay rất chú ý bài trí cung tài vị bằng đồ phong thủy, cây xanh để đón tài lộc cả năm.

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài 100 tỷ của 'đại gia đồng nát' ở Nghệ An

Cận cảnh bên trong tòa lâu đài 100 tỷ của 'đại gia đồng nát' ở Nghệ An

- 2 ngày trước

Tòa lâu đài trị giá 100 tỷ thuộc sở hữu của đại gia Nguyễn Vĩnh Thoan (SN 1978, Nghệ An). Anh Thoan được người dân trong vùng gọi là "đại gia đồng nát", vươn lên từ những ngày nghèo khổ và cực khó.

7 sai lầm 'kinh điển' khi chọn ghế sofa mà 80% người mua sẽ mắc phải

7 sai lầm 'kinh điển' khi chọn ghế sofa mà 80% người mua sẽ mắc phải

- 2 ngày trước

Mua một chiếc ghế sofa là một việc không đơn giản. Nhiều người trong chúng ta đã mắc sai lầm khi lựa chọn món đồ nội thất này.

Chỗ đặc biệt này ở phòng khách mà đúng phong thủy thì mọi việc dần như ý, được phúc lộc, bình an

Chỗ đặc biệt này ở phòng khách mà đúng phong thủy thì mọi việc dần như ý, được phúc lộc, bình an

- 2 ngày trước

GĐXH - Theo quan điểm phong thủy, bạn không đủ kiến thức về phong thủy thì chỉ cần biết chăm chút tốt vị trí đặc biệt này trong phòng khách là mọi việc có thể như ý, phúc lộc trọn vẹn, gia đạo thuận hòa bình an.

Cách bố trí góc làm việc lý tưởng cho căn hộ diện tích nhỏ

Cách bố trí góc làm việc lý tưởng cho căn hộ diện tích nhỏ

- 3 ngày trước

Tham khảo bài viết dưới đây để có thể nắm bắt được cách bố trí góc làm việc lý tưởng nếu bạn đang ở trong một căn hộ có diện tích nhỏ.

Top