Hà Nội
23°C / 22-25°C

10 vị thuốc nam hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết

Thứ tư, 13:40 23/08/2023 | Bệnh thường gặp

Bệnh sốt xuất huyết thuộc chứng ôn dịch của Đông y. Ôn dịch là bệnh truyền nhiễm cấp tính có đặc điểm truyền nhiễm mạnh, biểu hiện sốt khát nước, xuất huyết dưới da (hồng ban) hoặc nội tạng...

Cùng với các phương pháp điều trị sốt xuất huyết của y học hiện đại như: Bồi hoàn nước và điện giải, dùng thuốc hạ sốt... thì việc sử dụng một số vị thuốc nam thông dụng là rất cần thiết, giảm được sự tiến triển của bệnh.

1. Cỏ nhọ nồi hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết

Có tác dụng cầm máu, do làm tăng lượng prothrombin trong máu, giống như cơ chế tác dụng của vitamin K và có tác dụng ức chế nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

Cỏ nhọ nồi thường được dùng làm thuốc cầm máu trị xuất huyết bên trong và bên ngoài. Mỗi ngày dùng 20g cây khô dạng thuốc sắc uống, hoặc 30-50g cây tươi giã nát vắt lấy nước uống hoặc sắc uống.

photo-1692368041330

Cỏ nhọ nồi.

2. Nụ hoa hòe

Nụ hòe chứa các hoạt chất rutin và quercetin có tác dụng tăng cường sức bền và giảm tính thấm của mao mạch đã bị tổn thương. Rutin còn có tác dụng trực tiếp làm co mao mạch và cầm máu. Do vậy nụ hòe được dùng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp xuất huyết. Ngày dùng 6-20g nụ hòe sao vàng, sắc nước uống hoặc hãm uống như nước chè.

3. Huyền sâm

Được dùng làm thuốc giảm sốt, chống viêm, làm mạnh tim trong điều trị các chứng sốt nóng, khát nước, phát ban, viêm họng, viêm amiđan , ho khan, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc.

4. Huyết dụ

Lá huyết dụ có tác dụng làm mát, cầm máu, được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh có xuất huyết như: Sốt xuất huyết , rong huyết, băng huyết, lỵ ra máu, tiểu ra máu, ho ra máu.

Ngày dùng 8-16g sấy khô hoặc 16-30g lá tươi sắc uống.

photo-1692368042597

Huyết dụ.

5. Kim ngân

Có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh đối với nhiều loài vi khuẩn gây bệnh và hạ sốt, được dùng làm thuốc trị bệnh nhiễm khuẩn và sốt.

Ngày dùng 4-6g hoa hay 10-16g cành lá tươi dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

6. Mạch môn

Có tác dụng kháng khuẩn, cầm máu. Được dùng điều trị sốt cao và các trường hợp xuất huyết.

7. Hoàng cầm

Có hoạt tính kháng khuẩn, hạ sốt, có công dụng trị sốt cao kéo dài và các trường hợp xuất huyết.

Ngày uống 6-15g, dạng thuốc sắc hoặc bột.

8. Rễ cỏ tranh

Có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, kháng khuẩn.

Ngày dùng 20g dưới dạng thuốc sắc uống.

9. Sinh địa

Có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, bổ máu, sinh huyết dịch. Được dùng điều trị các trường hợp chảy máu, bệnh sốt có triệu chứng lưỡi đỏ thẫm và khát, ban da.

Ngày dùng 10 -16g sinh địa sống hoặc thục địa.

10. Trắc bá

Có tác dụng ức chế một số loài vi khuẩn và virus gây bệnh, có hoạt tính cầm máu theo cơ chế tác dụng làm đông máu giống như vitamin K, và tác dụng gây co mạch.

Trắc bá được dùng làm thuốc trị sốt và thuốc cầm máu trong một số trường hợp xuất huyết.

Ngày dùng 6-12g lá trắc bá (trắc bá diệp) hoặc nhân hạt (bá tử nhân).

GS Đoàn Thị Nhu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Top