100 bác sĩ nội trú của Đại học Y Hà Nội mang trái tim nhiệt huyết tới Bình Dương
GiadinhNet - Ngày đầu đặt chân đến thành phố mới thuộc TP Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, gần 100 bác sĩ nội trú trẻ Khóa 45 của Đại học Y Hà Nội háo hức xen lẫn tự hào. Lần đầu tiên xa nhà với nhiều điều mới mẻ. Tự hào khi được có mặt ở cuộc chiến chưa từng có trong lịch sử.
Đến bất kỳ đâu khi Tổ quốc cần
BS Nguyễn Thị Huyền nở nụ cười tươi rói khi tôi hỏi cảm giác lần đầu tiên xa nhà đi chống dịch: "Em vui và muốn được đến ngay buồng bệnh để được làm việc. Nhưng các thầy dặn, để bước vào cuộc chiến phải biết tự bảo vệ mình trước kẻ thù vô hình là virus.
Ở ngoài Hà Nội chúng em đã được tập huấn, vào đây chúng em tiếp tục được ôn luyện, điều đó không bao giờ thừa".
Huyền kể rằng, khi thông báo về gia đình tình nguyện vào Bình Dương, bố mẹ em tự hào về con gái lắm. Con đã lớn, khoác lên mình sứ mệnh người thầy thuốc, nên hãy đến bất kỳ đâu khi Tổ quốc và người bệnh cần.

BS nội trú Nguyễn Thị Huyền trò chuyện với PV Báo Sức khoẻ và Đời sống.
Trước ngày lên đường, Huyền hồi hộp xen lẫn lo âu. Đọc tin trên báo biết nhiều thầy thuốc cũng đã nhiễm COVID-19, em vẫn quyết định xung phong vào vùng dịch rất nhanh chóng. Chỉ sau 2 ngày làm đơn, Huyền đã khăn gói, xếp hành lý lên đường.
"Hành trang của em là chiếc va ly nhỏ đủ vật dụng cá nhân và kiến thức đã học trên giảng đường. Kiến thức bảo vệ mình trước đại dịch được tham khảo thêm kinh nghiệm từ các anh, chị đang thực hiện nhiệm vụ trong tâm dịch, em tin sẽ vượt qua khó khăn ở phía trước" – Huyền tự tin.
Bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Yến, nhóm trưởng của 97 thầy thuốc nội trú trẻ tình nguyện cho Bình Dương cho biết: "Chúng em tình nguyện vào tâm dịch vì muốn đóng góp sức trẻ nhiều hơn nữa. Trường Đại học Y Hà Nội đã rèn luyện chúng em tinh thần sẵn sàng nhận việc khó về mình, tất cả vì người bệnh".
"Trước khi vào chúng em có lo lắng vì không biết phía trước sẽ là gì, nhưng chúng em được các thầy hướng dẫn tự bảo vệ bản thân. Phải bảo vệ được sức khỏe của mình mới cứu được nhiều người khác" – Yến nói.

PGS.TS.BS Hoàng Bùi Hải, Giảng viên cao cấp Bộ môn HSCC: Nỗ lực đóng góp sức trẻ, nhiệt huyết vào mặt trận không tiếng súng này.
Trên tuyến đầu chống dịch, làm việc ở vùng nguy hiểm, nơi có bệnh nhân mắc bệnh lây nhiễm rất nặng đang chờ đợi, đồng nghĩa thầy thuốc phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, rủi ro.
Đối mặt ở cuộc chiến với virus vô hình đồng nghĩa với việc phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, vất vả, áp lực đè nặng lên vai, nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là trách nhiệm của người thầy thuốc với nhân dân, với người bệnh mà các bác sĩ trẻ này bắt đầu ý thức được một cách rõ nét nhất ở nơi chiến đấu với dịch bệnh ác liệt nhất.
"Một trái tim nhiệt huyết"
Những thầy thuốc trẻ nội trú khóa 45 của Trường Đại học Y Hà Nội xung phong tham gia chống dịch đều tâm niệm: Mang trên mình sứ mệnh là những y, bác sĩ, chúng tôi tự hào vì góp sức chống dịch, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Dù xa nhà lâu và chưa biết ngày về chúng tôi vẫn luôn sẵn sàng, tất cả vì sức khỏe của cộng đồng.

PGS.TS Đoàn Quốc Hưng, Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội và PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội động viên bác sĩ nội trú.
Không riêng bác sĩ Yến, bác sĩ Huyền, hàng nghìn thầy thuốc của cả nước đang tình nguyện gác lại cuộc sống thường nhật tạm rời xa gia đình, người thân để lao vào tâm dịch, làm việc không có ngày nghỉ, sẵn sàng đáp ứng những tình huống khẩn cấp.
Trân trọng tinh thần thiện nguyện và nhiệt huyết của đội ngũ thầy thuốc trẻ, PGS.TS Đoàn Quốc Hưng, Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ, những ngày tới đây, cuộc chiến với COVID-19 tại tâm dịch Bình Dương sẽ còn khốc liệt. Do vậy, các bác sĩ trẻ cần duy trì năng lượng tích cực để động viên chính bản thân mình, động viên đồng nghiệp và động viên các bệnh nhân. "Trường và bệnh viện luôn ở bên cạnh các em" – PGS.TS Đoàn Quốc Hưng nhắn nhủ.
Bác sĩ nội trú Mai Thị Thùy Linh, chia sẻ: Dịch bệnh ai mà không sợ, nhưng khi xác định làm nghề này rồi mà mình còn sợ thì ai là chỗ dựa cho nhân đân trong hoàn cảnh khó khăn như thế này. "Em chưa bao giờ nghĩ em hối hận khi đến đây. Em muốn được đóng góp một cống hiến gì đó dù nhỏ thôi trong cuộc chiến này." – Linh nói. Nữ bác sĩ trẻ này biết rất rõ cô và các đồng đội không đơn độc trong cuộc chiến này.

Các bác sĩ trẻ thực tập lại cách sử dụng trang phục bảo hộ.
PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Giảng viên cao cấp Bộ môn Hồi sức cấp cứu kiêm Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực, BV Đại học Y Hà Nội, chia sẻ với các bác sĩ nội trú: "Với tinh thần mạnh mẽ về ý chí, khỏe về thể lực, có tấm lòng nhiệt huyết và sự dìu dắt của các thầy đi trước, chúng tôi tin là các em sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hãy nỗ lực đóng góp sức trẻ, trái tim nhiệt huyết của người thầy thuốc vào mặt trận không tiếng súng này".
Thời gian qua, các y, bác sĩ ở Bình Dương phải làm việc gấp 2-3 lần so với bình thường. Mỗi ca trực họ phải theo dõi điều trị cho hàng trăm bệnh nhân và sẵn sàng làm luôn công việc của điều dưỡng, y tá để giúp bệnh nhân qua cơn khó thở. Bác sĩ nội trú trẻ của Đại học Y Hà Nội tâm huyết, trách nhiệm, lăn xả là lực lượng bổ sung quý báu nơi thầy thuốc tuyến đầu.
Chàng bác sĩ nội trú trẻ Phạm Huy, có dáng người nhỏ nhưng giọng nói rất mạnh mẽ: "Mặc trên mình chiếc áo blouse trắng đã tình nguyện vào vùng dịch dù biết khó khăn, vất vả ở phía trước chúng em luôn cố gắng phải hết sức mình".
Anh Văn - DH

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 2 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 2 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Người đàn ông 42 tuổi ở Hà Tĩnh đau đầu dữ dội, sốt cao, rối loạn ý thức, suýt tử vong do nhiễm một loại nấm từ phân chim
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân V.Đ.P, 42 tuổi, ở Hà Tĩnh được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng đau đầu dữ dội, nôn vọt, sốt cao kéo dài và rối loạn ý thức.

Cành cây dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà 95 tuổi suốt hơn 2 năm
Y tế - 2 ngày trướcDị vật là cành cây tro dài hơn 20cm nằm trong lồng ngực cụ bà Trần Thị H. (95 tuổi, trú tại xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) đã hơn 2 năm nhưng không hay biết.

Thông tin mới nhất về sức khỏe bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị xe công nông 'chèn' qua người
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau gần 2 tuần điều trị, sức khoẻ bé M.T.A (4 tuổi, quê Nam Định) tiến triển tốt và được xuất viện về nhà tiếp tục chăm sóc.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh
Y tếGĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.