Hà Nội
23°C / 22-25°C

11 loại "thuốc kháng sinh" tự nhiên có trong bếp nhà bạn

Thứ hai, 13:09 03/11/2014 | Sống khỏe

Bạn có thể tiêu thụ các loại thực phẩm sẵn có tác dụng như thuốc kháng sinh sẵn có trong nhà để bảo vệ sức khỏe của mình.

Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn trong cơ thể của bạn, nhưng có hai vấn đề chính mà thuốc kháng sinh được sản xuất tổng hợp gây ra. Thứ nhất, ngoài việc giết chết các vi khuẩn có hại trong cơ thể của bạn, nó cũng giết chết các vi khuẩn tốt có hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn. Thứ hai, vi khuẩn sẽ kháng thuốc theo thời gian, và sau đó thuốc kháng sinh sẽ không còn hiệu quả.

Thay vì chờ đợi cho đến khi bạn bị ốm và phải dùng thuốc kháng sinh tổng hợp, hãy thêm vào chế độ ăn uống của bạn những thuốc kháng sinh tự nhiên. Thuốc kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn bằng cách giết chết các vi khuẩn có hại và bảo vệ các vi khuẩn có lợi.Và một lợi thế nữa là, các vi khuẩn có hại không thể phát triển sức đề kháng với thuốc kháng sinh tự nhiên. Bạn vẫn có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh khi bạn bị ốm (sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ), nhưng tiêu thụ những thực phẩm chứa thuốc kháng sinh tự nhiên sẽ giúp bạn khỏe mạnh và ít bị ốm hơn.

Dưới đây là 12 loại thuốc kháng sinh tự nhiên bạn có thể tìm thấy ngay trong bếp nhà mình.

Tỏi

Tỏi là một siêu thực phẩm có chứa allicin, một hợp chất có đặc tính rất giống với penicillin, thành phần chính trong nhiều thuốc kháng sinh. Tỏi cũng có đặc tính chống viêm, chống virus, chống ký sinh trùng, chống nấm và chống oxy hóa giúp ngăn chặn mọi vấn đề, từ cảm lạnh hoặc ho huyết áp cao và bệnh tim.

Hành tây

Tỏi và hành tây có họ hàng gần, vì tỏi thực ra là thuộc về gia đình hành. Trong khi tỏi có hiệu quả hơn trong điều trị nhiễm nấm và virus, hành tây lại giàu dinh dưỡng thực vật, trong đó có những hợp chất chống lại các gốc tự do trong cơ thể gây ung thư.

Gừng

Trong y học Ấn Độ cổ đại, gừng được gọi là thuốc phổ quát, và hơn một nửa các loại thuốc truyền thống của Trung Quốc chứa gừng. Gừng có một số đặc tính chữa bệnh, trong đó bao gồm tăng cường khả năng miễn dịch của bạn và chữa một số vấn đề tiêu hóa.

Mật ong

Trong thời xa xưa, những người lính đã sử dụng mật ong để làm lành vết thương và chống nhiễm trùng. Con người trên thế giới văn minh ngày nay sử dụng mật ong như một thuốc giảm đau, chống oxy hóa và chất khử trùng. Nghiên cứu hiện đại đã xác nhận mật ong tích cực chiến đấu chống lại hơn 60 chủng vi khuẩn khác nhau. Ngoài việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch của bạn, ăn mật ong còn giải độc máu và cải thiện chức năng gan.

Quế

Quế có một số đặc tính kháng khuẩn và chống nấm bắt nguồn từ các loại dầu thiết yếu được tìm thấy trong vỏ của nó. Nghiên cứu cho thấy quế có hiệu quả nhất khi nó được tiêu thụ với mật ong, bởi vì sự kết hợp của hai loại với nhau sẽ cho bạn một hiệu quả kháng sinh toàn diện.

Bắp cải

Bắp cải là một thành viên của gia đình rau họ cải, bao gồm súp lơ xanh, súp lơ trắng và cải xoăn.  Một bát rau cải bắp cũng đã đáp ứng 75% nhu cầu vitamin C của bạn. Vitamin C là một loại kháng sinh tự nhiên chống lại một số bệnh. Để thực sự tăng cường khả năng miễn dịch của bạn, bạn có thể uống nước ép bắp cải tươi với một muỗng mật ong mỗi ngày.

Nghệ

Củ nghệ có chứa đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng. Nghệ đã được chứng minh rất hữu ích trong điều trị nhiễm trùng cả bên ngoài và bên trong cơ thể. Vì vậy, bạn có thể nghiền nghệ thành bột và thoa lên bất kỳ vùng da nào bị nhiễm trùng.

Dầu dừa

Các axit béo trong dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Đặc biệt, axit lauric trong dầu dừa giúp tiêu diệt các mầm bệnh có hại bằng cách hòa tan các chất béo xung quanh các tác nhân gây bệnh, mà làm cho chúng tan rã. Trong thực tế, sữa mẹ cũng là một chất chứa hàm axit lauric khá cao.

Rau kinh giới

Rau kinh giới chứa hai hoạt chất gọi là thymol và carvacrol, có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm. Những thành phần này được đặc biệt tốt cho da, vì chúng giết chết các vi khuẩn gây nhiễm trùng da. Dầu từ lá kinh giới có tính kháng khuẩn cao.

Húng quế

Húng quế gần giống với kinh giới, vì chúng có họ hàng với nhau, húng quế cũng chứa một số đặc tính kháng sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng húng quế giúp điều trị một số chủng vi khuẩn đã phát triển khả năng kháng thuốc và nó đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị một loại vi khuẩn truyền nhiễm cụ thể gây nên tiêu chảy.

Dưa muối

Thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối và kim chi là những chế phẩm sinh học tuyệt vời. Chế phẩm sinh học thường được khuyên dùng như thuốc kháng sinh, bởi vì chế phẩm sinh học khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong cơ thể bạn, do đó giúp cải thiện khả năng miễn dịch của bạn. Vì vậy, chế phẩm sinh học có ảnh hưởng gián tiếp đến thuốc kháng sinh.

Theo Mask Onle/Afamily

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 7 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 11 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 20 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top