Hà Nội
23°C / 22-25°C

2 bộ phận "bốc mùi" trên cơ thể là dấu hiệu bạn sắp mắc bệnh ung thư ruột, cảnh báo 3 món ngon dễ kích mầm bệnh mà mọi người cần tránh

Thứ tư, 19:06 19/01/2022 | Bệnh thường gặp

Khi ruột gặp vấn đề thì các bộ phận khác cũng không thể khỏe mạnh. Do đó, chúng ta cần phải theo dõi sức khỏe của đường ruột mọi lúc.

Nhắc đến việc phòng tránh bệnh ung thư, ai cũng nghĩ đến ung thư gan, ung thư dạ dày. Nhưng bạn có biết rằng: Ung thư ruột cũng là một loại ung thư nguy hiểm mà chúng ta nên cảnh giác, nó thuộc top 3 bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới.

Trong cơ thể, ruột là một cơ quan tối quan trọng để duy trì sự sống, với chức năng tiêu hóa đưa thức ăn từ dạ dày đến hậu môn. Thậm chí, ruột còn được y học cổ truyền ví là "bộ não thứ hai của cơ thể”. Khi ruột gặp vấn đề thì các bộ phận khác cũng không thể khỏe mạnh. Do đó, chúng ta cần phải theo dõi sức khỏe của đường ruột mọi lúc, nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì phải đến thăm khám bác sĩ ngay trước khi tế bào ung thư kịp thời phát triển.

2 bộ phận "bốc mùi" là dấu hiệu bạn sắp mắc bệnh ung thư ruột

1. Phân bốc mùi khó chịu

Ung thư ruột không phải là căn bệnh xảy ra bất ngờ mà thường xuất hiện do bị tổn thương, viêm nhiễm kéo dài. Dấu hiệu rõ ràng nhất khi ruột bị tổn thương xuất phát từ phân.

Ở những người khỏe mạnh, việc đại tiện thường đều đặn mỗi ngày và phân có mùi không có khó chịu. Tuy nhiên nếu phân của bạn bốc mùi nồng nặc thì cần cảnh giác với bệnh tật. Mùi phân chua cho thấy bạn bị khó tiêu trong thời gian dài, thức ăn bị tích tụ trong ruột quá lâu gây mùi chua. Mùi axit kèm theo tiêu chảy hoặc phân loãng cảnh báo bạn bị viêm dạ dày ruột cấp tính. Phân có mùi tanh, màu đen cảnh báo ung thư ruột hoặc là dấu hiệu của tình trạng ngộ độc thực phẩm.

2. Xì hơi bốc mùi khó chịu

Xì hơi là một hiện tượng sinh lý bình thường. Hơi xì ra là một loại khí làm từ hydro, oxy, carbon dioxide, nito, đôi khi là metan, chúng đều không có mùi quá nồng nặc. Nhưng nếu bạn xì hơi có mùi trứng thối thì chủ yếu là do quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể gặp vấn đề, điều này cho thấy có vấn đề với sức khỏe đường ruột.

Ngoài mùi xì hơi thối, nếu đi kèm với triệu chứng như đầy hơi, mệt mỏi, buồn nôn, sụt cân đột ngột, chảy máu hậu môn thì đây là dấu hiệu của vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức. Thậm chí, là một khối u ác tính hình thành trong ruột.

3 thực phẩm dễ kích thích ung thư ruột hình thành

1. Đồ ăn cay

Các món ăn cay dù khiến chúng ta cảm thấy ngon miệng hơn nhưng lạm dụng sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột. Hơn nữa, đồ cay cũng khiến thực phẩm nóng hơn bình thường. Nếu ăn thực phẩm cay nóng trong một thời gian dài có thể làm hỏng màng nhầy và gây viêm ruột cấp tính, táo bón, loét trực tràng… cuối cùng làm tăng nguy cơ ung thư.

dau-hu-ma-a-co-truyen-thuyet-thu-vi.jpeg

2. Các loại thịt chế biến sẵn

Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), thịt chế biến sẵn là thịt đã được hun khói, ướp, sấy khô hoặc các loại thịt đã được tẩm ướp gia vị để có lợi cho việc bảo quản. IARC cảnh báo việc ăn các sản phẩm thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư ruột, thậm chí việc ăn 50g sản phẩm thịt đã qua chế biến mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột lên 18%.

3. Các món nướng, chiên

Thực phẩm khi được nướng, chiên ở nhiệt độ cao sẽ khiến dinh dưỡng bị há hủy, đồng thời phần cháy đen của thực phẩm có chứa các chất gây ung thư như benzopyrene và các amin dị vòng. Ăn những loại thực phẩm này thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa đường ruột, có thể gây táo bón, đau bụng và thậm chí là ung thư.

chan-ga-nuong-5.jpeg

Đối tượng nào dễ mắc bệnh ung thư ruột nhất?

1. Người ít vận động

Thường xuyên ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài sẽ làm suy yếu nhu động ruột đường tiêu hóa, kéo dài thời gian tích tụ chất thải trong ruột, gây kích thích thành ruột và niêm mạc ruột.

Giải pháp: Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa hoạt động.

2. Bệnh nhân bị polyp ruột

Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư ruột đều là do có polyp ruột. Trong trường hợp bình thường, quá trình gây ung thư của polyp và u tuyến phải mất từ 5 đến 10 năm.

Giải pháp: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đường ruột, có polyp ruột thì cần khám sức khỏe định kỳ, nội soi đại tràng đều đặn.

3. Người thích ăn thịt, ít ăn rau củ

Việc ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc có chứa chất xơ sẽ giúp duy trì đường ruột trơn tru hơn và phòng ngừa ung thư ruột hiệu quả. Ngược lại người thích tiêu thụ thịt đỏ sẽ gây nên gánh nặng cho ruột, có thể gây tổn thương cho ruột.

Đậu Đậu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Đo đường huyết sau ăn, chỉ số đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường đo đường huyết sau ăn rất quan trọng. Chỉ số đường huyết sau khi ăn phản ánh được nồng độ đường trong cơ thể có tăng lên hay không sau khi tiêu hóa một số loại thực phẩm nhất định.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Top