Hà Nội
23°C / 22-25°C

25 năm chinh phục đỉnh cao y học ghép tạng

Thứ bảy, 14:22 25/02/2017 | Y tế

GiadinhNet - Đã 25 năm kể từ ca ghép tạng đầu tiên, từ một quốc gia chậm hàng chục năm so với thế giới trong lĩnh vực ghép tạng, đến nay, kỹ thuật phẫu thuật ghép tạng của Việt Nam đã sánh vai với các nước tiên tiến, trở thành thành tựu nổi bật của y học nước nhà.


Các bác sĩ thực hiện ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ thực hiện ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: BVCC

Lần lượt làm chủ những kỹ thuật phức tạp

Ngày 21/2, ca ghép phổi thành công từ người cho sống đầu tiên diễn ra tại Bệnh viện Quân y 103 đã đánh dấu mốc son rực rỡ của ngành ghép tạng Việt Nam. Bệnh nhân được ghép phổi là bé Ly Chương Bình (7 tuổi, ở Hà Giang). Bình bị giãn phế quản bẩm sinh lan tỏa hai bên phổi, biến chứng suy hô hấp, tâm phế mạn, suy dinh dưỡng độ 3. Sự sống thật sự mong manh, em được chỉ định phải ghép hoàn toàn hai bên phổi. Hai người hiến phổi cho Bình là người bố 28 tuổi và bác ruột 30 tuổi. Cuộc phẫu thuật kéo dài khoảng 11 giờ, với sự tham gia của các chuyên gia tới từ Nhật Bản và hơn 100 nhân viên y tế của Học viện Quân y 103. Ba kíp mổ hoạt động đồng thời, trong đó 2 ca lấy thùy dưới phổi của người bố và bác ruột để thay thế cả 2 lá phổi cho bé. Sau mổ, sức khỏe của các bệnh nhân đều tiến triển rất tốt. GS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y 103 cho biết, phổi của hai người cho rất khỏe, sau khi lấy đi một phần để ghép, phổi sẽ lại giãn nở ra, phục hồi hoàn toàn.

Lịch sử ngành ghép tạng Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện ca ghép thận cho Thiếu tá Vũ Mạnh Đoan (40 tuổi) vào ngày 4/6/1992 ở Bệnh viện Quân y 103 từ người tặng là em trai ruột 28 tuổi. Mốc son này đã mở cánh cửa hồi sinh cho những bệnh nhân thận đang khắc khoải chờ chết. 5 tháng sau, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng tiến hành ca ghép thận đầu tiên, hiện bệnh nhân sống khỏe mạnh.

Đến năm 2004, bé gái Nguyễn Thị Diệp (10 tuổi, ở Nam Định) đã trở thành bệnh nhi đầu tiên được ghép gan tại Bệnh viện Quân y 103 với người cho một phần gan là bố đẻ em (31 tuổi). Ca đại phẫu này kéo dài hơn 17 giờ thực hiện, với sự tham gia của 100 y, bác sĩ. Hiện sức khỏe, chức năng gan của Diệp và bố đều ổn định. Năm 2007, Bệnh viện Việt Đức thực hiện ca ghép gan người lớn đầu tiên ở Việt Nam, sau khi Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có hiệu lực (từ 1/7/2007).

Một bước ngoặt rất quan trọng khác trong lịch sử ghép tạng Việt Nam, vào năm 2010, bệnh nhân đầu tiên đã được ghép tim từ người cho chết não. Ca mổ nhiều mong đợi này đã ghi tên Việt Nam vào bản đồ ghép tim thế giới. Anh Bùi Văn Nam (48 tuổi, Nam Định) là bệnh nhân may mắn đó. Trái tim ghép cho anh Nam nhận từ một bệnh nhân chết não 29 tuổi. Một lần nữa, Bệnh viện Quân y 103 lại là nơi thực hiện ca mổ này.

Năm 2014, một lần nữa, Bệnh viện Quân y 103 lại khiến các đồng nghiệp trên thế giới và trong nước khâm phục bởi đã thực hiện thành công ca ghép tụy đầu tiên cho bệnh nhân Phạm Thái Huyên (43 tuổi) bị đái tháo đường, suy thận. Đây cũng là ca ghép đa tạng (hai tạng trên một người bệnh) đầu tiên. Tạng được hiến từ một người chết não vì tai nạn giao thông. Thận và gan của người cho chết não này cũng đồng thời được các kíp mổ ghép cho hai bệnh nhân khác.

Ngày 4/9/2015 đánh dấu một mốc son quan trọng của ghép tạng Việt khi thực hiện thành công ca ghép tạng “xuyên Việt” đầu tiên. Nguồn tạng hiến từ người cho chết não, được vận chuyển từ TP HCM bằng máy bay ra Hà Nội. Ngay khi chuyến bay chở các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cất cánh từ Hà Nội vào TP HCM nhận tạng hiến thì tại “đầu cầu” Bệnh viện Chợ Rẫy, kíp mổ song song tiến hành các bước phẫu thuật lấy tạng. Trong thời gian khối tim gan này được bảo quản bắt đầu lên máy bay ra Hà Nội, các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức đã mở phẫu tích cho hai bệnh nhân chuẩn bị nhận ghép gan và tim. Khi tạng về đến viện, hai ca mổ ghép tiếp tục ngay trong đêm và hoàn tất rạng sáng ngày 5/9/2015. Những kinh nghiệm sau ca ghép này đã khiến các bác sĩ của hai viện tự tin hơn rất nhiều để tháng 4/2016, thêm một ca ghép tạng xuyên Việt khác được thực hiện thành công…

Việt Nam đã làm được điều kỳ diệu hiếm có trên thế giới

Với 17 Trung tâm ghép tạng trên cả nước, 25 năm qua, Việt Nam đã thực hiện được hơn 1.000 ca ghép thận, 68 ca ghép gan, 15 ca ghép tim…Nhiều kỹ thuật đã trở nên thường quy tại nhiều bệnh viện. Con số này chứng tỏ ngành ghép tạng so với thế giới không thua kém gì, dù ghép tạng là một ngành rất phức tạp và dành cho các nước phát triển. Để đạt được thành tựu quan trọng đó, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ghép tạng chia sẻ, các bác sĩ đã và đang phải trải qua những khó khăn, thiếu thốn. Nhưng chính trong những tình huống khó đó, lại cho thấy sự linh hoạt của bác sĩ Việt.

Chuyên gia ghép tim, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực (Bệnh viện Việt Đức) từng chia sẻ, dù Bệnh viện hiện có đầy đủ các chuyên ngành, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hầu hết các thể loại ghép tạng, nhưng số lượng vẫn còn thiếu. Trong ca ghép xuyên Việt lần thứ 2 (tháng 4/2016), để hồi sức bệnh nhân sau ghép, do máy của Bệnh viện Việt Đức đang dùng cho bệnh nhân tim khác, nên Bệnh viện đã phải huy động thêm máy bóng đối xung nội động mạch chủ từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108…

PGS.TS Nguyễn Hữu Ước cũng chia sẻ, khi ca ghép tim “xuyên Việt” đầu tiên thành công (tháng 9/2015), nhiều đồng nghiệp từ các nước trên thế giới đã bày tỏ sự ngưỡng mộ vì Việt Nam đã làm được điều kỳ diệu hiếm có trên thế giới. Trên thế giới, tình trạng tim ghép tốt nhất là 4 tiếng sau lấy tạng (tối đa là 10 tiếng), gan là 6 tiếng và thận là 8 tiếng. Cũng ở nước ngoài, họ dùng máy bay, chuyên cơ riêng để đi lấy tạng ngoài bệnh viện, di chuyển quãng đường ngắn (tối đa 500km) để tạng được ghép sớm nhất ngay sau lấy. Trong khi đó, với ca lấy tạng “không tưởng” này, các bác sĩ đi bằng máy bay dân dụng như rất nhiều hành khách khác, quãng đường hơn 1.700km, chưa kể từ nơi lấy tạng ra sân bay thì tắc đường, từ sân bay về bệnh viện ghép tạng thì đường xa, rồi chuyến bay lại chậm chuyến… Quan trọng hơn, trong khi mỗi giây phút trôi qua đều quý như vàng, thì tạng lại không có thùng chứa chuyên dụng để bảo quản chuẩn chỉnh, tạng có thể bị sang chấn va đập…

“Nhưng trong cái khó, ló cái khôn, các bác sĩ Việt Nam đã sáng tạo ra thiết bị “hồi sức” bên ngoài thùng tạng chứa đá lạnh (khoảng 40kg) để vừa ngồi trên máy bay vừa bơm dung dịch tiếp sức, bảo vệ cho tạng. Khi về đến sân bay Nội Bài, lại vận dụng các mối quan hệ để được đi đường riêng ra thẳng xe cứu thương về Bệnh viện Việt Đức”, PGS.TS Nguyễn Hữu Ước nhớ lại. “Đòn cân não” đó chính là lúc sự quyết tâm, nhiệt huyết hiệp lực cùng trí tuệ, sáng tạo của bác sĩ, vượt mọi giới hạn để chiến thắng tử thần, đem lại sự sống cho không chỉ một bệnh nhân. Một điều quan trọng khác, trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn, nhưng các bác sĩ đã linh hoạt khắc phục tất cả, làm chủ kỹ thuật để duy trì tỷ lệ sống một năm sau ghép đạt 90%, cao ngang với các nước có nền y học tiên tiến.

Bệnh nhân được chỉ định ghép tạng đều là những người cận kề với cái chết. Với họ, sự sống và cái chết được tính bằng ngày, có khi bằng giây phút. Ghép tạng được coi là phương pháp điều trị mạnh nhất, là “thánh dược” đối với những bệnh nhân này. Tại Việt Nam, nhu cầu ghép tạng rất lớn nhưng thật tiếc, số người được hưởng “thánh dược” này chưa nhiều…

Góp phần nâng cao uy tín, niềm tin vào nền y học nước nhà

Ngày 23/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư khen các kíp phẫu thuật của Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103 đã thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên trên người từ người cho sống.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng nhiệt liệt biểu dương thành tích của tập thể giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103; nhấn mạnh sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng của nền y học Việt Nam. Cùng với các kết quả Việt Nam đã đạt được trong ghép thận, ghép gan, ghép tim... trước đó, thành công của ca ghép phổi lần này đã khẳng định năng lực, trình độ của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam nói chung, các bác sĩ quân y nói riêng, góp phần nâng cao uy tín và niềm tin vào nền y học nước nhà. Thủ tướng cũng gửi lời chúc mừng cháu Lý Chương Bình, gia đình cháu và cảm ơn sự hỗ trợ của chuyên gia Nhật Bản. Nhân dịp Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2, Thủ tướng cũng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến đội ngũ thầy thuốc và nhân viên y tế trong cả nước.

K.Hoa

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top