3 dấu hiệu trên da cảnh báo ung thư đang âm thầm phát triển: Nên đề phòng sớm
Theo các bác sĩ chuyên khoa ung thư trên kênh Cancer/Health cho biết, những thay đổi trên da sau đây là dấu hiệu ngầm cảnh báo ung thư.
Làn da không chỉ là “tấm gương” phản chiếu cơ thể có bị lão hóa hay không mà còn là kênh phản ánh cơ thể có khỏe mạnh hay không. Sau khi một số cơ quan nội tạng có mầm bệnh ung thư đang phát triển, da người bệnh sẽ phản ứng bất thường với sự phát triển của mức độ ung thư tương ứng.
Khi bạn phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường trên da sau đây, đó có thể là dấu hiệu của thời kỳ ung thư tiến triển:

1. Vàng da
Màu da của mỗi người chủ yếu do di truyền và sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nhưng dù da trắng hay da ngăm đen thì đó cũng là một làn da khỏe, thường xuyên thể hiện ở trạng thái hồng hào và sáng bóng.
Tuy nhiên, nếu những ngày gần đây màu da của bạn thay đổi đột ngột, da toàn thân xuất hiện màu vàng bất thường, kèm theo màu vàng niêm mạc da và màng cứng thì lâm sàng gọi là “triệu chứng vàng da”.
Vàng da là dấu hiệu của tình trạng tăng bilirubin trong máu, vàng da ở người lớn hầu hết liên quan đến bệnh gan, và ung thư gan chính xác là một trong số đó.
Bệnh vàng da do ung thư gan về cơ bản xảy ra ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh, do sự xâm nhập sâu rộng của các tế bào ung thư gây tổn thương đến các tế bào gan khỏe mạnh, hoặc sự phát triển của ung thư đến một mức độ nhất định sẽ xâm lấn, chèn ép hoặc phá hủy ống gan mật, dẫn đến cản trở trong việc hấp thu bilirubin và mất bilirubin. Rối loạn chuyển hóa, bài tiết mật, và sau đó phát triển thành chứng tăng bilirubin máu.
Vì bản thân chất bilirubin có màu vàng cam, sau khi sinh ra một lượng lớn bilirubin không thể chuyển hóa từ gan, sẽ đi theo máu và lâu dần sẽ hình thành màu vàng da.
Đồng thời, tình trạng tiểu tiện, đại tiện của người bệnh cũng sẽ xuất hiện những biểu hiện bất thường như nước tiểu có màu trà đậm, phân có màu đất sét,… là những triệu chứng điển hình của bệnh vàng da.
Ở đây cần nhấn mạnh rằng, vàng da không nhất thiết là ung thư gan, mà ung thư túi mật, ung thư tụy, chèn ép ống mật và di căn gan tiến triển từ ung thư các cơ quan nội tạng khác cũng đều có thể gây ra hiện tượng vàng da.

2. Da bị ngứa bất thường
Rõ ràng bạn thấy bản thân không có các triệu chứng điển hình của bệnh ngoài da, dù bạn thường rất chú ý đến việc vệ sinh và thay quần áo nhưng gần đây hay bị ngứa ngáy toàn thân, gãi, tắm rửa hay bôi thuốc gì cũng không hết ngứa hoặc thuyên giảm. Điều này có thể liên quan đến ung thư.
Theo số liệu nghiên cứu thống kê lâm sàng, hầu hết các bệnh nhân ung thư đại trực tràng, ung thư hạch, ung thư tuyến tụy và các bệnh ung thư khác có ngứa da khó chữa trong giai đoạn phát triển của bệnh.
Điều này liên quan đến hoạt động của histamine và enzym phân giải protein do tế bào ung thư tiết ra làm kích thích thần kinh ngoại biên của da.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư gan, ung thư tụy cũng sẽ bị ngứa da và cứng da sau khi vàng da, cơ chế bệnh sinh là muối mật không thể chuyển hóa bình thường mà tích tụ dưới da, gây kích ứng dây thần kinh ngoại biên dưới da của bệnh nhân.

3. Nốt ruồi nhện
Trong những trường hợp bình thường, những nốt ruồi nhỏ màu đỏ xuất hiện trên bề mặt cơ thể con người đều là "u mạch máu có hình quả anh đào".
Tuy nhiên, nếu gần đây có một nốt ruồi bất thường trên bề mặt cơ thể, nó có một mảng hoặc đốm màu đỏ làm trung tâm, và một số lượng lớn các mạch máu mảnh tỏa ra xung quanh. Nhiều nốt ruồi giống nhau xuất hiện trên mặt, tay chân và thân, cái lớn nhất lên đến 1,5cm, thì đó có thể là vấn đề liên quan đến ung thư gan.
Do gan bị tổn thương nên sẽ ảnh hưởng đến nội tiết của cơ thể, mặc dù tuyến thượng thận và buồng trứng có thể sản xuất estrogen bình thường, nhưng estrogen không thể bị bất hoạt và chuyển hóa ở gan. Lâu dần sẽ tích tụ một lượng lớn estrogen trong cơ thể người bệnh, điều này cuối cùng kích thích các dây thần kinh ngoại vi trên bề mặt cơ thể, mở rộng ra và hình thành hiện tượng da có nốt ruồi như màng nhện.
Cả ba triệu chứng trên đều có thể liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, các bệnh khác cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự, và các triệu chứng do ung thư ở các bộ phận khác nhau cũng tương tự.
Vì vậy, sau khi các triệu chứng như vậy xuất hiện, chúng chỉ có thể được sử dụng như một thông điệp cảnh báo từ cơ thể, muốn biết cơ thể bị bệnh gì thì chỉ có thể chẩn đoán sau khi đã chủ động đi khám để kiểm tra dưới sự tư vấn của chuyên gia y tế.

Loại rau mùa hè mọc dại đầy ở làng quê Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Mùa hè ăn rau càng cua giúp làm mát cơ thể, giảm bớt táo bón, đi tiêu dễ dàng, người khỏe, tim bớt hồi hộp, có thể vì rau này có tính nhuận tràng và giàu vitamin C, kali.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 15 giờ trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Bé gái 10 tuổi phát hiện mắc ung thư đường tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị ung thư đường tiêu hóa nhập viện với triệu chứng đau bụng âm ỉ khu trú quanh rốn, có xu hướng tăng dần, kèm theo đại tiện không được...

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 1 ngày trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.