3 điều cần biết khi uống nước hạt chia để giảm cân
Uống hạt chia thế nào để phát huy tác dụng của loại hạt này với sức khỏe và hiệu quả trong giảm cân là điều không phải ai cũng biết.
1. Nước hạt chia có thực sự giúp giảm cân?
Nhiều người tin tưởng hạt chia như một "thần dược giảm cân" vì cho rằng uống loại siêu hạt ngâm nước này có thể là chìa khóa để ngăn ngừa việc ăn quá nhiều và giúp giảm cân thành công.
Một số cách giảm cân từ hạt chia lan truyền trên mạng xã hội đưa ra nhiều chứng cứ để thuyết phục sự kỳ diệu của hạt chia, ví dụ chỉ cần kết hợp 1 thìa canh hạt chia với một cốc nước, có thể thêm chanh và uống trước bữa ăn 30 phút, hỗn hợp không có mùi vị gì này làm tăng cảm giác no. Có người cho biết mình thường uống nước hạt chia vào buổi sáng, sau đó cảm thấy no vì khi ngâm nước hỗn hợp này trở nên siêu đặc.
Tuy nhiên, hạt chia không phải là "thần dược" để giảm cân dù có nhiều lợi ích sức khỏe. Chúng không đốt cháy thêm calo hoặc tăng cường trao đổi chất dưới bất kỳ hình thức nào. Ngược lại, nếu tiêu thụ quá nhiều có khả năng gây tăng cân.

Tiêu thụ hạt chia đúng cách có lợi cho chế độ ăn kiêng giảm cân.
Chưa có nghiên cứu đủ lớn nào về hạt chia ngâm nước để giảm cân nhưng đã có một số nghiên cứu về hạt chia. Hạt chia hấp thụ nước nhiều hơn 17 lần so với kích thước của chúng. Khi bị ướt, chúng phồng lên và biến thành chất giống như thạch. Vì vậy, khi uống nước hạt chia, hạt ướt này sẽ lớn lên trong dạ dày và chiếm không gian. Điều này giúp chúng ta bớt đói hơn và do đó có thể giúp giảm cân.
Một nghiên cứu trên động vật được công bố trên tạp chí Food Research International cho thấy những con chuột ăn hạt chia sẽ giảm được nhiều mỡ nội tạng hơn những con không ăn. Một đánh giá được công bố trên Tạp chí Khoa học Y tế và Sức khỏe vào năm 2023 đã kết luận rằng hạt chia kết hợp với chế độ ăn ít calo đã dẫn đến "giảm cân đáng kể", nhưng cũng lưu ý rằng cần phải nghiên cứu sâu hơn với thời gian can thiệp dài hơn để xác định hiệu quả và liều lượng tối ưu của việc bổ sung hạt chia để kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Mặc dù các nghiên cứu còn hạn chế nhưng nhiều chuyên gia cho rằng việc thêm hạt chia vào chế độ ăn kiêng giảm cân có thể có một số lợi ích. Hạt chia có nhiều chất xơ giúp làm tăng cảm giác no, đây cũng là nguồn cung cấp protein và chất béo tốt, cả hai đều giúp no lâu và có thể ngăn ngừa việc ăn quá nhiều. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khoảng 2 muỗng canh hạt chia có 4,7 g protein, 10 g chất xơ và 9 g chất béo (chủ yếu là chất béo tốt).
Hạt chia có thể ngăn chặn cơn đói vì chúng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa nhưng lưu ý, một ly nước hạt chia mỗi ngày sẽ không khắc phục được tác hại của việc lựa chọn chế độ ăn uống kém hoặc dư thừa calo.
2. Lợi ích sức khỏe khác của hạt chia
Khi ăn hạt chia, sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn là giảm cân. Hạt chia rất nhỏ nhưng chúng chứa nhiều dinh dưỡng như nhiều acid béo omega-3 (từ acid alpha-lipoic hoặc ALA, dạng acid béo có nguồn gốc thực vật), chất chống oxy hóa, canxi , phốt pho, magie, đồng, sắt và kẽm.
Một đánh giá năm 2023, được công bố trên Tạp chí Thực phẩm Chức năng cho thấy hạt chia chứa chất chống oxy hóa có thể bảo vệ gan và tim, đồng thời có thể kéo dài tuổi thọ, ngăn ngừa ung thư. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, hạt chia có thể hỗ trợ tiêu hóa và giúp kiểm soát các tình trạng sức khỏe như đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, trầm cảm.

Pha hạt chia đúng cách để mang lại lợi ích tối đa.
3. Lưu ý khi pha nước hạt chia
Nên ngâm hạt trong nước trong 30 phút hoặc cho đến khi chúng có độ đặc giống như gel. Không có tỷ lệ nước cố định cho hạt chia nhưng các vlogger trên TikTok thường sử dụng 1 muỗng canh hạt chia trong một cốc nước thông thường.
Mặc dù trộn hạt chia với nước sẽ không tăng cường khả năng giảm cân tiềm năng của hạt nhưng nó sẽ khiến chúng ngon miệng hơn và an toàn hơn khi ăn.
Nếu không thích uống hạt chia, hãy thử ăn cùng món salad hoặc cho vào các món nướng, như bánh mì hoặc bánh kếp hoặc thêm vào sinh tố, bánh pudding hạt chia cho bữa sáng hoặc bữa ăn nhẹ.
Vì hạt chia rất giàu chất dinh dưỡng với lượng calo và chất béo vừa phải trong mỗi khẩu phần nên hãy ăn với mức độ vừa phải. Theo USDA, khẩu phần thông thường của hạt chia là 2 muỗng canh, tổng cộng khoảng 138 calo.
Ngoài ra, vì hạt chia rất giàu chất xơ nên cần tiêu thụ đủ nước hoặc chất lỏng khác để dễ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ mà không có nước.
3 điều cần biết trước khi uống nước hạt chia
Bắt đầu chỉ với 1 muỗng canh hạt chia
Trong khi một số công thức nấu nước hạt chia yêu cầu hai (hoặc nhiều) thìa hạt này nhưng chuyên gia dinh dưỡng khuyên người mới dùng nên bắt đầu chỉ với một thìa. Do hạt chia rất nhiều chất xơ nên người uống tăng lượng chất xơ dần dần. Nếu bổ sung quá nhiều vào chế độ ăn uống, nó có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi, đầy hơi và táo bón.
Ngoài ra cần chú ý, một thìa canh hạt chia chứa khoảng 5 g chất xơ, vì vậy bổ sung thêm chất xơ từ thực phẩm khác vào bữa ăn cho hợp lý, tránh tiêu thụ nhiều chất xơ quá mức khuyến nghị. Lượng chất xơ khuyến nghị mỗi ngày cho phụ nữ khoảng 21-25 g, nam giới là 30-38 g. Tuy nhiên liều lượng chất xơ tiêu thụ mỗi ngày thay đổi tùy vào khả năng hấp thụ của từng cơ thể, độ tuổi, tình trạng sức khỏe.
Uống trong bữa ăn để phát huy hết tiềm năng của hạt chia
Một số chuyên gia khuyên nên uống nước hạt chia trong bữa ăn vì sợi nhớt mang lại nhiều lợi ích nhất khi chúng ta tiêu thụ cùng với thức ăn.
Đừng để nước hạt chia quá lâu
Công thức nấu hạt chia cần có thời gian ngâm nhưng tốt nhất nên uống hỗn hợp này ngay sau ngâm trong vòng hai giờ hoặc để trong tủ lạnh.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 3 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 32 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 19 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.