3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
Khi ăn tôm, bạn cần thận trọng vì loại hải sản này hay gây dị ứng, có thể chứa một lượng nhỏ thủy ngân, kháng sinh.
Tôm là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình. Ở Mỹ, đây là loại hải sản được ăn nhiều nhất. “Không chỉ là nguồn protein lành mạnh, tôm còn chứa selen, đồng và B12 tốt cho quá trình trao đổi chất", chuyên gia dinh dưỡng Amanda Lane cho biết.
Giá trị dinh dưỡng
Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy 85g tôm đã nấu chín chứa 100 calo, 1,4g chất béo, 0,25g omega-3, 1,3g carbohydrate, 19,4g protein, selen (76% nhu cầu hằng ngày), vitamin B12 (59%), đồng (24%), phốt pho (21%), choline (21%).
Theo Livestrong , tôm nhiều protein, ít calo, giàu chất chống oxy hóa ngăn ngừa bệnh tim. Trong tôm cũng chứa omega-3 tốt cho não. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo nên ăn 3g omega-3 mỗi ngày để giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Bên cạnh đó, tôm cũng ẩn chứa một số mối nguy cho sức khỏe :
Hàm lượng cholesterol cao
85g tôm có lượng cholesterol tương đương với 1 quả trứng. Nhà dinh dưỡng Christina Iaboni cho biết, cholesterol trong thực phẩm không ảnh hưởng nhiều đến mức cholesterol của chúng ta. "Thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao còn tệ hơn nhiều", bà Iaboni nói.
Tuy nhiên, cholesterol trong tôm có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn lipid máu, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ suy tim. Do đó, theo Circulation , những nhóm này nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
Có thể chứa chất gây ô nhiễm
Giống như các loại hải sản khác, tôm có thể được nuôi hoặc đánh bắt tự nhiên. Mỗi loại đều có những rủi ro riêng đối với sức khỏe và môi trường.
Theo nghiên cứu ở Mỹ đăng trên tạp chí Khoa học và Dinh dưỡng Thực phẩm , cả tôm nuôi và đánh bắt tự nhiên đều được phát hiện chứa thủy ngân. Đây là loại hóa chất có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như chậm phát triển nhận thức ở trẻ em và suy giảm chức năng não và sinh sản.
Tuy nhiên, hàm lượng thủy ngân ở các mẫu xét nghiệm đều thấp và không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 loại tôm trên.
Một chất gây ô nhiễm tiềm ẩn khác trong tôm đến từ thuốc kháng sinh được sử dụng để giữ cho tôm nuôi khỏe mạnh. Hằng năm, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) từ chối trung bình 29% lượng tôm được nhập khẩu vào Mỹ. Trong đó, dư lượng thuốc kháng sinh là lý do từ chối phổ biến thứ 2, theo thống kê công bố vào tháng 9/2021.
Thực phẩm gây dị ứng phổ biến
Theo ước tính của Học viện Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Mỹ, có khoảng 7 triệu người ở Mỹ dị ứng với động vật có vỏ bao gồm tôm, cua. Các triệu chứng bao gồm đau dạ dày, nổi mề đay, thở khò khè, khó thở, chóng mặt, sưng môi và lưỡi.
Những tai biến trong và sau nâng ngực chị em cần biết
Sống khỏe - 6 giờ trướcNâng ngực là một trong các phẫu thuật phổ biến hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ. Nâng ngực có thể bằng nhiều loại vật liệu khác nhau cùng kỹ thuật, dụng cụ tiên tiến… Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra những tai biến khi phẫu thuật.
Người phụ nữ 61 tuổi ở Phú Thọ phải nhập viện gấp vì một sai lầm trong điều trị ung thư tuyến giáp
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Mắc ung thư tuyến giáp ở tuổi 61, nghe theo mách bảo bà đã dùng nước củ ráy uống để trị bệnh nhưng bị ngộ độc và phải nhập viện ngay sau đó.
Thanh niên 21 tuổi suýt mất mạng vì suy thận và cao huyết áp, thừa nhận những sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Thanh niên bị suy thận và cao huyết áp cho biết thường xuyên có thói quen gây hại thận, đó là: Thích ăn khuya, uống nhiều rượu bia, ngày nào cũng uống nhiều cà phê và ăn nhiều muối.
Biểu hiện của thiếu vitamin C
Sống khỏe - 9 giờ trướcVitamin C được biết đến là một dưỡng chất quan trọng với cơ thể, khi thiếu vitamin C, chúng ta có thể đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Vậy thiếu vitamin C sẽ gây bệnh gì, biểu hiện thiếu vitamin C là như thế nào?
Miền Bắc sắp chuyển lạnh, cần nhớ những nguyên tắc này để phòng ngừa bệnh đường hô hấp
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, thời điểm giao mùa thu đông, nhiệt độ thay đổi thất thường là yếu tố khiến người cao tuổi và trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp tăng cao.
Lý do không dùng thực phẩm bổ sung magiê với sắt, kẽm và canxi
Sống khỏe - 12 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần để thực hiện một số chức năng sinh học quan trọng, nhưng nếu tiêu thụ thực phẩm bổ sung magiê không đúng cách, sẽ không mang lại kết quả tối ưu mà còn gây hại…
Loại rau nhơn nhớt hay bị chê nhưng có lượng canxi không kém sữa, người trung niên ăn nhiều không lo tay chân tê liệt
Sống khỏe - 22 giờ trướcNgười trung niên và cao tuổi nên ăn nhiều món rau nhơn nhớt này sẽ giúp bổ sung canxi để tăng cường thể lực, tay chân linh hoạt, tốt cho hệ miễn dịch.
Bữa sáng hay bữa tối quan trọng hơn? Muốn giảm cân nên bỏ bữa sáng hay bữa tối?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột số người chỉ ra rằng "bỏ qua bữa sáng không tốt cho sức khỏe", trong khi những người khác tin chắc "bỏ bữa tối gây ra nhiều tác hại cho cơ thể hơn". Vậy, bữa sáng hay bữa tối quan trọng hơn?
Người đàn ông ở Hà Nội co giật, gồng cứng toàn thân sau khi dùng phương pháp này chữa bệnh xương khớp
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Sau 15 phút uống cao thuốc có chứa cây mã tiền để chữa bệnh xương khớp, gout, bệnh nhân chóng mặt, buồn nôn, co giật nên được đưa đi cấp cứu.
Top 5 loại cá bình dân ngoài chợ có tác dụng chữa bệnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhững loại cá quen thuộc với người dân Việt như chép, trắm, mè… đều có thể sử dụng làm thuốc.
Người phụ nữ qua đời ở tuổi 52 vì bệnh tiểu đường thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Một trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích.