Hà Nội
23°C / 22-25°C

3 quan niệm sai lầm phổ biến của bệnh nhân ung thư

Thứ năm, 13:08 16/03/2023 | Sống khỏe

"Tôi gặp rất nhiều bệnh nhân truyền tai nhau mắc ung thư không được đi đám tang nhưng điều này không có cơ sở khoa học", bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM), khẳng định.

Nhiều người cho rằng bệnh nhân ung thư tuyệt đối không đi đám tang, hóa trị sẽ làm bệnh nặng hơn, tử vong nhanh hơn, vì vậy nên uống thuốc nam để kéo dài thời gian sống. Xin hỏi bác sĩ quan điểm này có đúng không? (Nguyễn Văn Minh, 51 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai)

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Triệu Vũ - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức, TP.HCM, trả lời:

Thứ nhất bệnh nhân ung thư không được đi đám tang

Tôi cũng gặp rất nhiều bệnh nhân truyền tai nhau mắc ung thư không được đi đám tang nhưng điều này không có cơ sở khoa học. Nếu trong gia đình có người thân qua đời, người bệnh vẫn có thể đi thăm hỏi bình thường.

Thứ hai, hóa trị làm bệnh nặng lên là sai

Các phương pháp điều trị ung thư hiện nay đều được nghiên cứu và theo dõi trong một thời giản rất dài. Hóa trị được xem là một trong các phương pháp sử dụng khá nhiều. Hóa trị có nhiều thuốc mới dạng uống, dạng truyền. Phương pháp này có ưu thế tác dụng đường máu và tấn công tế bào ung thư ẩn náu sâu trong các cơ quan khác của cơ thể.

3 quan niệm sai lầm phổ biến của bệnh nhân ung thư - Ảnh 1.

Bác sĩ Vũ khám cho bệnh nhân. Ảnh BVCC.

Hóa trị có thể sử dụng ở tất cả các giai đoạn của bệnh nhân ung thư. Bác sĩ sẽ theo mục đích điều trị để sử dụng phương pháp này. Ví dụ, ung thư vú khối u lớn quá chúng ta cần hóa trị để giảm kích thước khối u sau đó mới mổ. Hoặc, ung thư đại trực tràng chúng ta đã mổ nhưng còn sót lại tế bào ung thư. Khi đó, bệnh nhân sẽ được hóa trị để tiêu diệt tế bào còn lại đó.

Hóa trị cũng làm cho bệnh nhân bớt triệu chứng đau, khó chịu do khối u gây ra. Hóa trị được dùng xuyên suốt quá trình điều trị ung thư hoặc kết hợp với xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, hóa trị có tác dụng phụ. Bệnh nhân sẽ mệt mỏi, nôn ói, chán ăn. Bệnh nhân cần cố gắng ăn uống nhiều lần/ngày, uống nhiều nước, chế độ ăn đầy đủ chất thịt, sữa, trứng, thêm trái cây và các chất khoáng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh hạn chế thức ăn nặng mùi, tái sống. Dinh dưỡng tốt sẽ đảm bảo sức khỏe để người bệnh theo được quá trình điều trị ung thư.

Thứ ba, thuốc nam chữa được ung thư

Đây là quan niệm sai lầm nguy hiểm nhất. Hơn 10 năm làm việc chuyên ngành ung thư, tôi chưa thấy ai khỏi bệnh nhờ điều trị bằng thuốc dân gian.

Y học cổ truyền đóng vai trò lớn trong nền y học. Nhưng đối với ung thư y học cổ truyền chỉ hỗ trợ, chưa đóng vai trò chính trong điều trị ung thư. Bệnh nhân có thể sử dụng y học cổ truyền để giảm những tác dụng phụ do điều trị tây y gây ra, giúp người bệnh ăn ngủ, tốt hơn.

Thực tế, một số thuốc điều trị ung thư hiện nay vẫn được chiếu xuất từ các cây cỏ trong thiên nhiên như cây bình bát, cây thông đỏ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đòi hỏi nhiều công đoạn, không phải là bạn ăn, uống cây cỏ sẽ trị được ung thư.

Nghiên cứu về các chế phẩm từ vật liệu cây cỏ trong điều trị ung thư còn hạn chế, kết quả chưa ấn tượng nhiều. Trong y học cổ truyền, ung thư là u nhọt nhưng u cũng có u lành, u ác. Bệnh nhân của tôi thường hỏi có sử dụng y học cổ truyền được không? Tôi đều khuyên họ có thể kết hợp cùng nhưng không nên bỏ điều trị chuyên khoa theo bác sĩ. Nếu bệnh nhân bỏ hẳn điều trị chuyên khoa về uống thuốc y học cổ truyền sẽ nguy hiểm.






Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích

Sống khỏe - 59 phút trước

Mọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm

Mẹ và bé - 3 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ

Sống khỏe - 6 giờ trước

Chạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu

Sống khỏe - 7 giờ trước

Thiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Top