3 thực phẩm kích thích tế bào ung thư, 4 loại thức ăn có tính kiềm ức chế ung thư phát triển, ăn đúng sẽ không sợ bệnh, tăng tuổi thọ
Trong cuộc sống, những gì chúng ta ăn có thể kích hoạt tế bào ung thư nhưng cũng có thể ức chế và tiêu diệt chúng. Vậy nên chọn thực phẩm nào để tiêu diệt tế bào ung thư.

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới với số ca mắc và tử vong đang tăng dần theo từng năm. Theo ước tính của WHO, số ca mắc ung thư trên toàn thế giới có thể tăng 60% trong 20 năm tới.
Theo số liệu thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR, thuộc WHO) vừa công bố về tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi của 185 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2020 thì so với năm 2018, thế giới ghi nhận thêm hơn 2 triệu ca mắc mới ung thư, lên gần 19,3 triệu ca và số ca tử vong tăng từ 9,6 triệu ca (2018) lên 9,96 triệu ca (2020).

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam ước tính có 182.563 ca mắc mới, 122.690 ca tử vong do ung thư trên tổng số 97,3 triệu dân. Tức là, cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
Trên thực tế, mọi người đều có khả năng mắc bệnh ung thư, bởi vì cơ thể chúng ta có gen sinh ung thư và gen ức chế khối u. Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta cũng có thể ăn nhiều thực phẩm có tác dụng phòng và chống ung thư, ức chế sản sinh ung thư, tăng cường miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.
Tế bào ung thư sợ 4 loại thức ăn có tính kiềm, nên ăn nhiều để tăng cường miễn dịch
1. Tỏi

Các nguyên tố vi lượng và allicin, selen trong tỏi có thể ngăn ngừa và chống ung thư. Ăn tỏi đồng thời còn ức chế sự lây lan của các tế bào ung thư trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, ăn nhiều tỏi hơn trong mùa đông còn giúp tiêu viêm, khử trùng và tăng cường thể lực. Nhờ đó cũng tăng cường sức khỏe và phòng bệnh tốt hơn.
2. Măng tây

Măng tây được mệnh danh là "vua chống ung thư" nhờ có chứa chất asparagin. Asparagin có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào, nhờ đó có thể ngăn chặn sự bài tiết của tế bào ung thư và ức chế sự phát triển của ung thư. Nó cũng có thể đảo ngược tình trạng của các tế bào ung thư, tăng cường khả năng kháng virus của cơ thể, ngăn ngừa ung thư bàng quang, ung thư phổi, ung thư da và các bệnh ung thư khác.
3. Cà rốt

Ai cũng biết cà rốt có tác dụng dưỡng gan, cải thiện thị lực. Nhưng bên cạnh đó, trong cà rốt còn chứa một lượng lớn lignin có tác dụng nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể giúp chống lại tế bào ung thư và ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư. Lượng beta carotene trong cà rốt cũng được chứng minh có khả năng phòng ngừa các căn bệnh ung thư, đặc biệt khi vào cơ thể nó chuyển hóa thành vitamin A, B, E và các khoáng chất như can xi, ma giê, mangan, sắt, đồng... là những chất mà cơ thể không thể thiếu.
Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon, bổ nhưng không nên ăn nhiều vì nếu ăn cà rốt nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten, làn da có nguy cơ chuyển sang màu vàng. Hiện tượng này thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, và kể cả những người nghiện cà rốt.
4. Khoai lang

Các nhà khoa học Viện Phòng chống Ung thư Quốc gia Nhật Bản đã nghiên cứu chi tiết và toàn diện về tác dụng chống ung thư của các loại rau củ. Họ theo dõi thói quen ăn uống của 26 triệu người và cuối cùng phát hiện ra một số rau củ có một số tác dụng chống ung thư, trong đó đứng đầu là khoai lang.
Theo nghiên cứu, trong khoai lang có chứa chất deoxyisoandrosterone có tác dụng chống ung thư, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Chất này có thể ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư, đồng thời có thể ngăn ngừa và điều trị ung thư vú và ruột kết. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết của khoai lang cũng tương đối cao, vì vậy đừng ăn quá nhiều, nhất là với bệnh nhân tiểu đường thì nên ăn theo chỉ định của bác sĩ.
3 loại thực phẩm được coi là "chất kích hoạt" tế bào ung thư, hãy cố gắng tránh xa
1. Đồ muối chua

Nhiều người ưa chuộng các món ăn như dưa muối, thịt muối, cá muối... Do vị giác suy giảm dần, nhiều người cao tuổi luôn cảm thấy thức ăn không đủ gia vị nên thích ăn đồ chua. Tuy nhiên, những món ăn này chứa nhiều nitrit, khi kết hợp với chất đạm trong cơ thể chúng ta rất dễ kích hoạt tế bào ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ruột.
Bên cạnh đó, nếu ăn đồ muối chua còn dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và gây ra các tai biến về tim mạch, mạch máu não.
2. Thịt nướng

Thịt nướng cũng là món được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng, nướng thịt lại là phương pháp nấu nướng rất có hại. Trong quá trình nướng thịt sẽ sinh ra các chất độc hại, tăng nguy cơ ung thư, thậm chí kích hoạt tế bào ung thư nên mọi người cần lưu ý. Một chế độ ăn uống hợp lý là ăn ít đồ nướng, ăn nhiều rau quả tươi.
3. Thực phẩm bị mốc

Khả năng gây ung thư của thực phẩm bị mốc cũng tương đối mạnh. Nhiều loại thực phẩm sau khi bị mốc sẽ sinh ra aflatoxin, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là lạc mốc, hạt dưa bị mốc...
Kết luận: Muốn ung thư không "gõ cửa" nhà bạn thì phải thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống, từ bỏ thói quen không tốt, nên ăn nhiều rau quả chống ung thư, uống nhiều nước, tập thể dục hợp lý... để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể, nhờ đó có thể phòng ngừa bệnh tật, tránh xa nguy cơ ung thư, tăng tuổi thọ.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 59 phút trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 1 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 6 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.