3 vị thuốc trị đầy bụng, khó tiêu
Đông y có nhiều vị thuốc đơn giản, hiệu quả giúp giải quyết tình trạng đầy bụng, khó tiêu thường gặp trong dịp Tết, hỗ trợ tiêu thực tích và quá trình tiêu hóa.
Tết Nguyên đán là dịp đoàn viên, khi mọi gia đình cùng quây quần bên những bữa cơm ấm cúng và phong phú. Tuy nhiên, chính sự đa dạng và phong phú của các món ăn ngày tết như bánh chưng, thịt đông, giò chả hay các món chiên, xào, nướng… lại dễ khiến cơ thể bị rối loạn tiêu hóa . Triệu chứng đầy bụng , khó tiêu trở thành vấn đề phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến niềm vui ngày Tết.
Trong Đông y, các vị thuốc tiêu thực được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng và khó tiêu, đặc biệt hữu ích trong những dịp lễ Tết khi chế độ ăn uống thường phong phú và dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Dưới đây là một số vị thuốc tiêu biểu:
1. Sơn tra trị đầy bụng, khó tiêu
- Tính vị: Sơn tra có vị chua, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị và can.

Đầy bụng, khó tiêu là triệu chứng thường gặp trong dịp tết.
- Công dụng:
+ Tiêu hóa lipid: Sơn tra giúp tiêu hóa các chất béo, thịt mỡ, do chứa các enzyme và acid hữu cơ hỗ trợ phân giải lipid, giảm tình trạng đầy bụng sau khi ăn nhiều dầu mỡ.
+ Hoạt huyết hóa ứ: Sơn tra có khả năng hoạt huyết, giúp cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị các bệnh về mạch vành.
- Nguồn gốc và cách sử dụng:
+ Nguồn gốc: Sơn tra là quả của cây Sơn tra, thường mọc ở các vùng núi cao.
+ Bộ phận dùng: Quả sơn tra được thu hái, phơi hoặc sấy khô để làm thuốc..
+ Liều dùng: Ngày uống 3-10g dưới dạng sắc hoặc tán bột.

Vị thuốc sơn tra giảm tình trạng đầy bụng.
- Ứng dụng trong ngày Tết:
+ Trà sơn tra: Sắc 10g sơn tra với nước, uống sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa, giảm cảm giác đầy bụng do ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ.
+ Món ăn: Kết hợp sơn tra trong các món hầm hoặc ngâm với mật ong để làm món tráng miệng, giúp hỗ trợ tiêu hóa.
2. Mạch nha
- Tính vị: Mạch nha có vị mặn, tính ôn, quy vào kinh tỳ và vị.
- Công dụng:
+ Tiêu hóa glucid: Mạch nha chứa enzyme amylase, giúp phân giải tinh bột thành đường đơn, hỗ trợ tiêu hóa các thực phẩm giàu carbohydrate.
+ Lợi sữa: Mạch nha còn được sử dụng để điều trị tình trạng sữa quá ít ở phụ nữ sau sinh.
- Nguồn gốc và cách sử dụng:
+ Nguồn gốc: Mạch nha là hạt lúa mạch đã nảy mầm, được sử dụng trong Y học cổ truyền.
+ Chế biến: Hạt lúa mạch được ngâm nước cho nảy mầm, sau đó sấy khô và tán thành bột.
+ Liều dùng: Thông thường có thể dùng 10 - 15g/ngày.

Mạch nha.
Ứng dụng trong ngày Tết:
+ Trà mạch nha: Sắc 10g mạch nha với nước, uống sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt sau khi ăn các món nhiều tinh bột.
+ Món ăn: Mạch nha có thể được sử dụng trong các món chè hoặc bánh, vừa tạo vị ngọt tự nhiên, vừa hỗ trợ tiêu hóa.
3. Thần khúc
- Tính vị: Thần khúc có vị ngọt, cay, tính ôn, quy vào kinh tỳ và vị.
- Công dụng:
+ Tiêu hóa protein và lipid: Thần khúc chứa các enzyme tiêu hóa, giúp phân giải protein và lipid, hỗ trợ tiêu hóa các thực phẩm giàu đạm và chất béo.
+ Giảm đầy bụng, khó tiêu: Thần khúc được sử dụng để điều trị các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy và kiết lỵ.
- Nguồn gốc và cách chế biến: Thần khúc được tạo thành từ sự kết hợp của nhiều vị thuốc như thanh hao, đậu đỏ, hạnh nhân, lá ké đầu ngựa... trộn lẫn với bột mì hoặc bột gạo, sau đó ủ cho lên men và phơi khô.
- Liều dùng: Ngày dùng 10-20g, dùng sống hoặc sao cháy.

Vị thuốc thần khúc giảm đầy bụng, khó tiêu.
- Ứng dụng trong ngày Tết:
+ Trà thần khúc: Sắc 10g thần khúc với nước, uống sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa, giảm cảm giác đầy bụng do ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và chất béo.
+ Món ăn: Thần khúc có thể được sử dụng trong các món ăn như bánh thần khúc, thích hợp cho người cao tuổi tỳ vị hư nhược, ăn kém, khó tiêu, hôi miệng, đầy chướng bụng , ợ hơi, gầy còm, suy nhược, hay bị nôn ói khi ăn.

Bánh tráng mạch nha.
4. Lưu ý khi sử dụng
Mạch nha, thần khúc, sơn tra còn được gọi là "tiêu tam tiên" trong Y học cổ truyền, thường được dùng chung, có thể hỗ trợ lẫn nhau gia tăng năng lực tiêu thực đạo trệ, trừ đầy chướng bụng. Trong các bài thuốc, các vị này thường được phối ngũ với các vị thuốc hành khí (trần bì, chỉ thực...) và các vị thuốc kiện tỳ ích khí như bạch biển đậu sao, bạch truật, hoài sơn.
Tuy nhiên, những vị thuốc này dùng nhiều, uống lâu ngày có thể làm tổn hại đến tỳ vị, chính vì vậy chỉ sử dụng khi có tình trạng đầy chướng bụng, dùng thời gian ngắn, khi hết đầy chướng thì không sử dụng nữa.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tránh lạm dụng các thực phẩm nhiều dầu mỡ và hạn chế ăn quá no. Nếu triệu chứng đầy bụng, khó tiêu kéo dài hoặc có biểu hiện nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcChỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Người đàn ông 64 tuổi ở Vĩnh Phúc thoát cửa tử sau 3 lần ngừng tim dù tiền sử khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã giành lại sự sống ngoạn mục cho một người bệnh 64 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp – một trong những tình trạng tim mạch nguy hiểm nhất, có thể cướp đi sinh mạng chỉ trong tích tắc.

Phát hiện hàng trăm polyp bám chi chít trong ruột nam sinh 17 tuổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nam thanh niên bị hội chứng đa polyp thiếu niên có biểu hiện đi tiêu ra máu trong nhiều năm, nhưng người nhà lại nghĩ em bị trĩ thông thường nên không đi khám.

Người đàn ông phát hiện ung thư đại trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại trực tràng, người đàn ông này xuất hiện các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, ăn uống kém, đi ngoài ra máu đỏ tươi...

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u não to như quả quýt từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị u não cho biết thường xuyên bị đau đầu từng cơn rồi lại hết. Những lúc đau bà chỉ chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau.