'38 năm trước, tôi sinh ra Khương, nay con tôi sống lại nhờ phổi người xa lạ'
GiadinhNet - Đêm 4/10 là lần đầu tiên, anh Khương được cầm tay vợ trẻ ngủ dưới mái nhà của chính mình. Anh vừa trở về từ cõi chết, sau khi ghép phổi.
Chị Nguyễn Thị Hạnh, vợ anh, đếm từng ngày chồng ở viện, đếm từng ngày chồng được trở về, khoẻ mạnh.
Anh Ngô Văn Khương quê Chương Mỹ, Hà Nội. Người đàn ông 38 tuổi này là người thứ hai được ghép phổi với ca mổ do bác sĩ Việt Nam thực hiện. Nhưng anh lại là bệnh nhân ghép phổi đầu tiên được xuất viện, hôm 4/10.
Ca còn lại được thực hiện vào tháng 12 năm ngoái, đang điều trị phục hồi tại bệnh viện do thể trạng quá suy kiệt, khi ghép đã mắc ung thư giai đoạn cuối và suy đa tạng rất nặng.

Anh Khương trong ngày ra viện sau gần 2 tháng được ghép phổi. Ảnh: Chí Hiếu
Anh Khôi vẫn còn vết garo ở cổ vì phải dùng máy thở dài ngày. Anh chưa nói được nhiều, chỉ mỉm cười với mọi người khi tự đi bộ lên hội trường Bệnh viện Việt Đức dự chương trình "tiễn chính mình ra viện". Làn da người đàn ông đó đỡ xanh xao hơn. "Thế là tốt lắm rồi. Nó tăng được 6kg đấy, không phải dùng máy thở nữa", bà Nguyễn Thị Điển mẹ anh nói.
Bà Điển nói vậy là bởi trước khi được ghép phổi hôm 12/8, con trai bà suy kiệt, chỉ nặng 41kg, bằng một cậu bé học sinh cấp 2.
2 tháng trước, cả nhà đã nghĩ anh "giỏi lắm được 1 năm nữa"
Mới 8 tháng tuổi, bé Khương đã phải đi viện 11 ngày vì viêm phế quản. Sức khoẻ cậu nhóc sinh năm 1981 ngày ấy sau đó cứ kém dần, chịu không nổi mỗi khi trái gió trở trời.
Mấy năm gần đây, bệnh nặng hơn. Căn bệnh giãn toàn bộ phế quản khiến anh không thể tự thở, phải mua máy thở về nhà hỗ trợ.
Điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, dù đã rất cố gắng nhưng bác sĩ ngậm ngùi lắc đầu: Không thuốc nào trị được, chỉ có ghép phổi mới có thể sống.
Khi chuyển sang Bệnh viện Việt Đức, bệnh của anh Khương đã ở giai đoạn cuối. Bế tắc. Đau đớn nhìn con cứ suy kiệt dần, bà Điển không nghĩ được gì khác ngoài cầu xin một phép màu. Tên anh có trong danh sách bệnh nhân chờ ghép tạng.

Không ai tin nổi giây phút này bởi chỉ 2 tháng trước, tiên lượng sự sống của anh Khương rất dè dặt.
"Nếu không ghép phổi, bác sĩ nói tiên lượng con sống dưới một năm" - bà Điển nói.
Món quà của cuộc sống
Trong ngành ghép tạng có một điều rất đặc biệt: Mỗi một người được ghép tạng, đồng nghĩa với việc vừa có một người vừa chết não, ra đi. Trường hợp của anh Khương cũng vậy.
Đêm 10/8, chàng thanh niên Nguyễn Hồng Dương, 20 tuổi, ở Hải Dương không may gặp tai nạn giao thông, hôn mê sâu, chuyển lên Bệnh viện Việt Đức với niềm tin sẽ cứu được. Nhận kết quả hội chẩn từ bác sĩ: "Con ông bị chết não", ông Nguyễn Văn Sang lặng thing. Không còn hy vọng nào nữa.
"Làm thế nào để con sống thêm lần nữa, dù trong hình hài khác cũng được?", ông Sang quyết định đặt bút ký vào đơn hiến tạng con trai. Dằn vặt, đấu tranh tư tưởng..., thậm chí cả tiếng oan "Bán tạng của con để lấy tiền", cuối cùng, nhờ tim, phổi, gan, 2 thận, 2 giác mạc và 9 gân của anh Dương, ít nhất 5 người xa lạ trên cõi đời này được cứu sống.
Anh Khương là một trong số đó.
Ngày 12/8, ngày mà các bác sĩ và gia đình quyết định rút ống thở anh Dương, bác sĩ thông báo có phổi từ người cho chết não phù hợp để ghép cho anh Khương. Ca lấy và ghép hai phổi diễn ra liên tục trong gần 15 giờ, từ 4 giờ chiều 12/8 tới 6 giờ 30 phút sáng ngày 13/8.
Mổ xong rồi, vẫn còn quá nhiều vấn đề phức tạp. Đây là ca ghép phổi được thực hiện hoàn toàn bởi các bác sĩ "Made in Việt Nam", "Made in VietDuc". PGS. TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức cho biết, ghép phổi là một trong những kỹ thuật ghép tạng khó và phức tạp nhất với quy trình gồm hàng trăm bước.
"Sau mổ, kiểm soát nhiễm trùng phổi, chăm sóc đường hô hấp, thuốc chống thải ghép, vật lý trị liệu và nâng cao thể trạng ra sao... đều phải tính toán kỹ" - TS Ước nói.
3 tuần trời sau mổ, dù biết chồng đã tỉnh lại nhưng chị Hạnh và gia đình mới gặp được anh Khương, bằng xương bằng thịt. "Chồng sống rồi!", chị Hạnh khóc cầm tay chồng. Anh Khương mấp máy môi: "Mừng quá!".
7 tuần được chăm sóc tích cực, những tín hiệu vui cứ đến với gia đình anh Khương chị Hạnh. Hai lá phổi mới đã thích nghi trong cơ thể anh Khương, đưa anh trở lại cuộc sống bình thường. Nam bệnh nhân dần hồi phục, rồi hoàn toàn ổn định, bác sĩ thông báo ngày 4/10, điều kiện cho phép anh sẽ được xuất viện.
Bà Điển được đại gia đình "cử" lên đọc lời cảm ơn lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm Ghép tạng và các khoa phòng của bệnh viện này. Bà xúc động quá, bỏ qua hẳn cả các bước "kính thưa quan khách". Cả hội trường đầy dáng áo blouse trắng ở Tôn Thất Tùng - Bệnh viện Việt Đức, không ai ngạc nhiên. Họ quen quá với sự lúng túng, xúc động rất thân thương ấy.
Giọng run run, bà liên tục nói lời cảm ơn, riêng với gia đình người hiến tạng, bà và gia đình nói "biết ơn" bởi họ đã trao lại sự sống cho con bà thêm lần nữa. 38 năm trước, bà mang nặng đẻ đau sinh ra cậu nhóc tên Khương bé bỏng. 38 năm sau, anh Khương được người xa lạ hồi sinh...
Đêm nay, anh Khương được trở về nhà. Sẽ còn rất nhiều dự định với người đàn ông không được ban sức khoẻ bình thường đó. Nhưng việc trước hết, là anh phải giữ sức khoẻ thật tốt, để sống tiếp cuộc đời, hít thở không khí thay người đã tặng lá phổi cho mình, như một cách để tạ ơn đời, tạ ơn người....
Võ Thu

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 10 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.