Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 loại gia vị ăn nhiều làm tăng nguy cơ mắc ung thư nhưng chẳng nhà bếp của gia đình nào là không có

Thứ năm, 16:14 28/04/2022 | Sống khỏe

Không phải ai cũng biết chế độ ăn uống không lành mạnh là 1 trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, thực chất nhà bếp là nơi nguy hiểm hơn rất nhiều so với chúng ta nghĩ. Đặc biệt là nếu không nấu nướng, sử dụng thiết bị trong bếp đúng cách thì nguy cơ mắc bệnh tật, ung thư sẽ tăng lên rất nhiều.

Vì vậy, nếu không muốn tự hại bản thân và gia đình thì đừng sử dụng quá nhiều 4 loại gia vị sau khi nấu ăn:

1. Muối

Muối là gia vị cần thiết nhất, không thể thiếu trong bất kỳ gian bếp nào. Tuy nhiên ăn 1 lượng lớn muối trong thời gian dài có thể dẫn đến mất cân bằng natri và kali trong cơ thể. Điều này dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hiểm như huyết áp cao, tim mạch, loãng xương, đột quỵ và ung thư dạ dày, suy thận, ung thư thận…

 - Ảnh 1.

Theo khuyến cáo, 1 người lớn khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 6g muối mỗi ngày. Đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, huyết áp, lượng muối ăn 1 ngày không  được quá 3g. Vì vậy, hãy học thói quen ăn nhạt, giảm lượng muối khi nấu nướng và ưu tiên các cách chế biến an toàn cho sức khỏe như luộc hay hấp thực phẩm.

2. Dầu hào

Nếu ăn vừa phải, dầu hào không chỉ làm tăng hương vị món ăn mà còn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn quá thường xuyên, lượng ăn quá nhiều, xào nấu dầu hào ở nhiệt độ quá cao thì lại rất hại cho sức khỏe.

 - Ảnh 2.

Bởi vì nguyên liệu chính để tạo thành dầu hào là hàu. Nó có hàm lượng i ốt khá cao, nếu ăn nhiều sẽ kích thích tuyến giáp, dễ gây bệnh cho tuyến giáp, bao gồm cả ung thư. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất, loại gia vị này sẽ được thêm 1 số thành phần giúp kéo dài hạn sử dụng, hóa chất tạo màu gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa đường ruột. Về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày.

Đặc biệt, dầu hào còn chứa nhiều glutamate natri, đây là 1 chất làm tăng nguy cơ ung thư nếu ăn phải trong thời gian dài. Nó cũng có lượng natri cao nên dễ gây nhiều bệnh tật cho con người.

3. Đường trắng

Chế độ ăn quá ngọt, ăn quá nhiều đường là con đường nhanh nhất dẫn đến bệnh tật và cắt ngắn tuổi thọ con người. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thêm quá nhiều đường khi chế biến món ăn là 1 trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

 - Ảnh 3.

Điều này là do đường có thể gây tiết 1 lượng lớn insulin và làm suy giảm chức năng của tiểu đảo. Đây là một trong những yếu tố tiềm ẩn gây ra ung thư tuyến tụy. Theo 1 vài nghiên cứu, việc tiêu thụ nhiều đường trong chế độ ăn uống điển hình của phương Tây còn liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú và di căn phổi.

Ngoài ra, đây cũng là thói quen xấu gây ra bệnh tiểu đường, mỡ máu, béo phì. Nó cũng làm tăng mức insulin, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim và huyết áp. Về lâu dài dễ gây bệnh tim mạch, huyết áp cao.

4. Mắm tôm

Dù khá kén người ăn nhưng mắm tôm không chỉ là nước chấm mà còn là gia vị đặc biệt của 1 số nước Châu Á.

 - Ảnh 4.

Nhưng phải hiểu rằng mắm tôm được sản xuất bằng cách lên men chân và đầu tôm với nhiều muối. Ngoài khó đảm bảo vệ sinh, nó còn chứa nhiều nitrit, là chất gây ung thư hàng đầu đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo từ lâu. Vì vậy không nên ăn quá thường xuyên, đặc biệt là ăn trực tiếp không thông qua chế biến như hấp, chưng, làm ấm…

Nó cũng là tác nhân chính gây ra các bệnh tiêu chảy, ngộ độc nếu sản xuất và bảo quản không hợp vệ sinh, dễ nhiễm vi sinh vật gây hại. Ngoài ra, loại gia vị này có thể gây rối loạn bài tiết dịch vị, sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và làm nặng thêm các bệnh lý về dạ dày.

Nguồn và ảnh: QQ, Eat This, Doctor Family

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Liên tiếp 2 người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Liên tiếp 2 người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Cả 2 bệnh nhân đột quỵ đều có dấu hiệu tương tự như: đột ngột xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, yếu nửa người trái, nói khó...

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?

Y tế - 3 giờ trước

Vitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

3 loại thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm căng thẳng hiệu quả

3 loại thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm căng thẳng hiệu quả

Sống khỏe - 5 giờ trước

Chế độ ăn bổ sung thêm 3 loại thực phẩm giàu chất xơ này có thể giúp giảm mức độ căng thẳng hiệu quả, không chỉ vì chúng chứa chất dinh dưỡng lành mạnh mà còn hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn đường ruột có lợi.

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan

Sống khỏe - 15 giờ trước

SKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi

Sống khỏe - 15 giờ trước

Bệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng tiếp nhận ca bệnh nhi 10 tuổi bị nang ống mật chủ kích thước lớn và phẫu thuật nội soi thành công, tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bất ngờ loại rau mùa hè tốt cho người bị tiểu buốt, ổn định đường huyết, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau mùa hè tốt cho người bị tiểu buốt, ổn định đường huyết, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Rau sam được ví như "kháng sinh tự nhiên" giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu...

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em

Y tế - 23 giờ trước

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức vừa ký ban hành Thông tư của Bộ Y tế quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bà mẹ và trẻ em.

Người đàn ông 35 tuổi bị loét thực quản vì mắc sai lầm này khi uống thuốc

Người đàn ông 35 tuổi bị loét thực quản vì mắc sai lầm này khi uống thuốc

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Khi uống thuốc, anh chỉ uống một ngụm nước nhỏ rồi vội vã nằm xuống ngủ. Các bác sĩ phát hiện anh bị loét thực quản do thuốc lưu lại lâu ngày trong thực quản.

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Ngành Y tế đảm bảo khám, cấp cứu, chủ động phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trước ảnh hưởng của bão số 1 gây mưa lớn và ngập lụt, ngành Y tế Quảng Trị và TP Huế đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân và duy trì hoạt động khám chữa bệnh không bị gián đoạn.

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025

Bộ Y tế hướng dẫn chi trả bảo trợ xã hội tháng 7, 8 và 9/2025

Y tế - 1 ngày trước

Để bảo đảm việc chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội trong các tháng 7, 8 và 9 năm 2025 được thực hiện đúng quy định, liên tục, không bị gián đoạn, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận đã có chỉ đạo về vấn đề này.

Top