Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 quan niệm sai lầm về ung thư buồng trứng

Thứ năm, 09:31 20/02/2025 | Dân số và phát triển

Có một số lầm tưởng phổ biến về ung thư buồng trứng. Tìm hiểu những thông tin chưa chính xác về ung thư buồng trứng và lý giải của một số chuyên gia sản phụ khoa.

Buồng trứng làm việc "chăm chỉ" để tạo ra và giải phóng trứng để rụng trứng. Chúng cũng chịu trách nhiệm sản xuất các hormone sinh sản estrogen và progesterone. Ở mức độ thích hợp, cả hai hormone này đều giúp cơ thể nữ giới có khả năng sinh sản và sức khỏe tình dục tốt.

Buồng trứng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sức khỏe lâu dài của não, xương và tim. Ngay cả khi buồng trứng ngừng hoạt động trong thời kỳ mãn kinh, chúng vẫn tiếp tục bơm các hormone khác như testosterone.

Ung thư buồng trứng là bệnh lý phụ khoa ác tính phổ biến thứ hai (sau ung thư tử cung) và là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư phụ khoa ở Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển khác. Tại các quốc gia đang phát triển, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 đối với các bệnh lý ung thư phụ khoa ở nữ giới.

4 quan niệm sai lầm về ung thư buồng trứng- Ảnh 1.

Ung thư buồng trứng thường diễn biến trong âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh khó nhận biết.

Tham khảo ý kiến dưới đây của một số chuyên gia sản phụ khoa phân tích 4 quan niệm sai lầm phổ biến mà nhiều người thường nghĩ về sức khỏe buồng trứng:

1. Lầm tưởng 1: Bạn chỉ có thể mắc ung thư buồng trứng nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh này

Phụ nữ không có tiền sử gia đình vẫn có thể mắc ung thư buồng trứng, theo Tiến sĩ Jill Purdie - bác sĩ sản phụ khoa và Giám đốc y khoa tại Pediatrix Medical Group ở Atlanta (Hoa Kỳ). Thống kê trên thế giới cho thấy, cứ 78 phụ nữ sẽ có 1 người mắc ung thư buồng trứng trong suốt cuộc đời. Những người có gene gây ung thư trong gia đình, như BRCA1 và BRCA2 , có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn, chiếm 10% các trường hợp.

Tiến sĩ Jessica Shepard - thành viên Hội đồng tư vấn Flow Space, bác sĩ sản phụ khoa và Giám đốc khoa phụ khoa ít xâm lấn tại Đại học Chicago Illinois cho biết, tuổi tác có thể là lý do khiến một người được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng mà không có khuynh hướng di truyền. Một nửa số ca được chẩn đoán xảy ra ở phụ nữ từ 63 tuổi trở lên.

2. Lầm tưởng 2: Ung thư buồng trứng là điều không thể tránh khỏi

Ung thư buồng trứng không có cách chữa trị nhưng có nhiều cách để giảm nguy cơ. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, phụ nữ uống thuốc tránh thai có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn từ 30-50% so với những phụ nữ chưa bao giờ sử dụng thuốc.

Tiến sĩ Jessica Shepard cho biết, kiểm soát cân nặng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng trong tương lai. Mô mỡ thừa tiết ra nhiều estrogen hơn trong cơ thể, có thể giúp các tế bào ung thư phát triển và sinh sôi. Nhưng khi bạn tập thể dục sẽ thúc đẩy chức năng của các tế bào miễn dịch hoạt động như những phản ứng đầu tiên chống lại các tế bào ung thư. Nghiên cứu cho thấy tác dụng phòng ngừa ung thư buồng trứng khi mọi người tập thể dục vừa phải ít nhất 2 giờ (như đi bộ nhanh) mỗi tuần và ngồi ít hơn 3 giờ mỗi ngày.

Sinh con và cho con bú cũng làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ tại sao thai kỳ lại bảo vệ chống lại ung thư buồng trứng nhưng một số giải thích là phụ nữ rụng trứng ít hơn khi đang mang thai và hormone chuyển sang giảm estrogen và tăng mức progesterone. Progesterone thúc đẩy tế bào chết trong số các tế bào khiếm khuyết có thể chuyển thành ung thư.

3. Lầm tưởng 3: Kiểm tra tế bào cổ tử cung hàng năm để phát hiện ung thư buồng trứng

Xét nghiệm Pap chỉ tìm kiếm ung thư cổ tử cung bằng cách kiểm tra các tế bào bất thường ở cổ tử cung có thể trở thành ung thư. Không có công cụ sàng lọc chính thức nào cho ung thư buồng trứng.

4 quan niệm sai lầm về ung thư buồng trứng- Ảnh 2.

Việc thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng có ý nghĩa quan trọng với hiệu quả điều trị ung thư.

Tiến sĩ Jessica Shepard cho biết, các bác sĩ sử dụng một loạt các xét nghiệm và phẫu thuật để có được chẩn đoán chính xác. Ví dụ, nếu bác sĩ nghi ngờ có khối u buồng trứng, họ có thể tiến hành khám vùng chậu để tìm khối u, sau đó là chụp ảnh và xét nghiệm máu để sàng lọc các dấu hiệu sinh học liên quan đến ung thư.

Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và y học hạt nhân nhằm xác định chính xác liệu có bị ung thư buồng trứng hay không. Vì bác sĩ chỉ thực hiện các xét nghiệm này nếu họ nghi ngờ có khối u, hãy theo dõi bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Một trong những dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng là đau ở vùng chậu và lưng dưới. Khối u ở buồng trứng cũng có thể đè lên hệ thống tiết niệu, chèn ép bàng quang và tạo cảm giác phải đi tiểu liên tục.

Một triệu chứng sớm khác mà Shepard thấy ở bệnh nhân ung thư buồng trứng là chán ăn và sụt cân đáng kể. Khi khối u phát triển, nó sẽ đè lên các cơ quan khác và tạo áp lực trong dạ dày, khiến cơ thể hiểu là cảm thấy no.

Các phương pháp tốt hơn để tầm soát ung thư biểu mô buồng trứng đang được nghiên cứu. Hy vọng rằng những cải tiến mới trong các xét nghiệm tầm soát sẽ có hiệu quả, giúp phát hiện bệnh sớm và giảm nguy cơ tử vong do bệnh gây ra.

4. Lầm tưởng 4: Phát hiện u nang buồng trứng có nghĩa là bị ung thư buồng trứng

Đừng quá lo lắng nếu bác sĩ phát hiện u nang, Tiến sĩ Jill Purdie cho biết. U nang buồng trứng rất phổ biến và hầu hết đều lành tính. Khoảng 10-50% phụ nữ sẽ có u nang buồng trứng trong suốt cuộc đời.

U nang buồng trứng là những túi chứa đầy dịch xuất hiện do những thay đổi về hormone trong quá trình rụng trứng. Vì những người có kinh nguyệt rụng trứng một lần mỗi tháng, nên u nang xuất hiện và thường tự biến mất sau chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mang thai. Mọi người có thể cần phẫu thuật nếu u nang gây đau đáng kể, phát triển nhanh hoặc có hình dạng bất thường trên hình ảnh chụp cắt lớp. Tuy nhiên, u nang buồng trứng có thể xuất hiện rồi biến mất mà không có triệu chứng.

Thiên Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

Dân số và phát triển - 33 phút trước

Một nghiên cứu mới cho thấy, trẻ em mắc bệnh đa xơ cứng sẽ khỏe mạnh hơn nếu được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời an toàn ngay từ sơ sinh. Nếu mẹ của chúng được tắm nắng khi mang thai thì càng có lợi.

Cùng tìm hiểu biện pháp tránh thai được nhiều cô nàng yêu thích

Cùng tìm hiểu biện pháp tránh thai được nhiều cô nàng yêu thích

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Nếu nàng đang phân vân, chưa biết đâu là lựa chọn phù hợp giữa vô vàn biện pháp tránh thai hiện nay, thì hãy cùng tìm hiểu về một biện pháp đang được nhiều bạn nữ khác yêu thích và áp dụng ở bài viết này nhé!

Sức khỏe người mẹ trong thai kỳ có liên quan đến chứng tự kỷ ở trẻ?

Sức khỏe người mẹ trong thai kỳ có liên quan đến chứng tự kỷ ở trẻ?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ có con mắc chứng tự kỷ cảm thấy tội lỗi vì nghĩ rằng đứa trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sức khỏe của mình trong thời kỳ mang thai. Điều này có chính xác không?

Lựa chọn biện pháp tránh thai hiện đại phù hợp với các nàng

Lựa chọn biện pháp tránh thai hiện đại phù hợp với các nàng

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Series talkshow "Ngày không vội vã, thong thả mà yêu" là chương trình giáo dục giới tính, do Cục Dân số phối hợp cùng Organon thực hiện. Chương trình được tổ chức với mục đích chia sẻ đến các bạn trẻ kinh nghiệm trong việc lựa chọn những biện pháp tránh thai hiện đại và hiệu quả.

Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi quy định theo hướng không kỷ luật trường hợp sinh con thứ 3 trở lên

Bộ Chính trị yêu cầu sửa đổi quy định theo hướng không kỷ luật trường hợp sinh con thứ 3 trở lên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Bộ Chính trị yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương sửa đổi Hướng dẫn số 05-HD/TW, ngày 22/11/2022 theo hướng không xử lý kỷ luật trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, đồng bộ với việc sửa đổi các quy định của pháp luật.

Con chậm nói, bố mẹ giật mình nghe bác sĩ lý giải nguyên nhân

Con chậm nói, bố mẹ giật mình nghe bác sĩ lý giải nguyên nhân

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, việc cho trẻ em xem tivi, điện thoại quá sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sự phát triển của trẻ như chậm phát triển ngôn ngữ, hạn chế kỹ năng giao tiếp, khó khăn trong học tập...

Nhà sinh vật học 90 tuổi là 'Cha đẻ của chế độ ăn chay' chia sẻ bí quyết trường thọ, 47 năm không mắc một bệnh nào

Nhà sinh vật học 90 tuổi là 'Cha đẻ của chế độ ăn chay' chia sẻ bí quyết trường thọ, 47 năm không mắc một bệnh nào

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một nhà sinh vật học người Mỹ 90 tuổi đã từng chia sẻ công khai chế độ ăn uống hàng ngày và lối sống trường thọ của mình. Ông đã tuân theo các nguyên tắc ăn kiêng của riêng mình trong nhiều năm và chưa bao giờ bị bệnh trong 47 năm!

Thai phụ 20 tuổi nguy kịch sau bữa cơm trưa, bác sĩ cảnh báo điều các mẹ bầu cần nhớ để tránh gặp họa

Thai phụ 20 tuổi nguy kịch sau bữa cơm trưa, bác sĩ cảnh báo điều các mẹ bầu cần nhớ để tránh gặp họa

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Sau khi ăn trưa 1 giờ, chị N xuất hiện khó thở, mẩn ngứa, tụt huyết áp, phù nề, nhanh chóng rơi vào nguy kịch.

Mất cân bằng nội tiết tố nữ có kiểm soát được không?

Mất cân bằng nội tiết tố nữ có kiểm soát được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đối với phụ nữ, việc duy trì sự cân bằng nội tiết tố rất quan trọng đối với sức khỏe. Vậy mất cân bằng nội tiết tố có dấu hiệu như thế nào và có kiểm soát được không?

Lấy chồng 2 năm chưa có em bé, đi khám vô sinh hiếm muộn bất ngờ biết tin vui

Lấy chồng 2 năm chưa có em bé, đi khám vô sinh hiếm muộn bất ngờ biết tin vui

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Kết hôn đã lâu chưa có em bé khiến cả gia đình mòn mỏi ngóng trông, chị C. thật bất ngờ và vỡ òa hạnh phúc khi đi khám vô sinh hiếm muộn thì được báo tin đã mang thai 5 tuần...

Top