Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 bài thuốc nam dự phòng sốt xuất huyết trong vùng có dịch

Thứ bảy, 11:17 19/08/2023 | Bệnh thường gặp

Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra quanh năm và dễ lây lan thành dịch. Các triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Vậy dự phòng bệnh này như thế nào?

Đông y gọi sốt xuất huyết là bệnh chẩn và khi thành dịch gọi là dịch chẩn. Nguyên nhân chủ yếu do nhiệt độc xâm phạm vào cơ thể.

Vi ệc điều trị phòng ngừa sốt xuất huyết trong thời gian ở vùng có dịch bằng các bài thuốc Nam đem lại hiệu quả rất tốt.

1. Bài thuốc dự phòng sốt xuất huyết

Bài 1: Hạt muồng (sao cháy đen) 10g, hãm lấy nước uống thay trà.

Bài 2: Hoa hòe (sao vàng, giã nát) 10g, sắc nước uống hoặc hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà.

photo-1692285455253

Hoa hòe, sắc nước uống phòng chống sốt xuất huyết.

Bài 3: Lá khế 16g; lá dâu, sắn dây, mã đề, sinh địa, lá tre, mỗi vị 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, đổ ngập nước, sắc lấy nước uống hoặc đem các vị thuốc giã nát (xay nhỏ), chế nước sôi vào, lọc lấy nước cốt, chia uống trong ngày. Uống liền 3-5 ngày.

Bài 4: Cỏ nhọ nồi tươi 30g, rau má tươi (hoặc cỏ mần trầu) 30g, mã đề (lá và bông) 20g. Các vị thuốc + 600ml nước, đun trong 30 phút, chia uống trong ngày.

Bài 5: Cỏ nhọ nồi (sao vàng) 20g, cối xay (sao vàng) 20g, hạ khô thảo (sao qua) 20g, sài đất 20g, rễ cỏ tranh 20g, hoa hòe 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

2. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Vi sinh vật gây bệnh sốt xuất huyết là virus Dengue, do muỗi truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng bệnh sốt xuất huyết như sau:

2.1. Diệt muỗi, bọ gậy, không cho muỗi đẻ trứng bằng cách

+ Vệ sinh môi trường: Dọn dẹp nơi bùn lầy nước đọng xung quanh nhà cũng như trong nhà, thu dọn các vật chứa nước. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, bể cá cảnh, hòn non bộ, thông cống rãnh, nhà cửa phải sạch, thoáng đãng...

+ Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

photo-1692285456484

Tinh dầu bạc hà có tác dụng xua đuổi muỗi, phòng bệnh SXH

2.2. Ngăn cản muỗi đốt

+ Đi ngủ phải nằm màn.

+ Sử dụng kem xua muỗi để ngăn cản muỗi đốt.

+ Đốt hương đuổi muỗi, vợt diệt muỗi.

+ Có thể sử dụng tinh dầu có tác dụng xua đuổi muỗi như tinh dầu sả chanh, tinh dầu bạc hà...

+ Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý dùng kháng sinh vì đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra không phải do vi khuẩn. Không tự ý truyền dịch, điều trị tại nhà…


GS Đoàn Thị Nhu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chế độ ăn Keto từng được cho là một phương pháp giảm cân kỳ diệu nhưng thực chất chế độ ăn kiêng này tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe, đặc biệt là những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch.

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống kém. Khi thấy khó thở đau tức ngực sau xương ức, khó thở tăng dần, ho khạc đờm xanh bệnh nhân nhập viện được test cúm B (+).

Top