5 bước trong “chiến dịch” cai thuốc lá là gì?
GiadinhNet - Trong xếp loại mức độ gây nghiện của các thuốc gây hưng phấn thần kinh, nicotin được xem là dễ gây nghiện hơn cả heroin, cocain, rượu, cà phê và cần sa. Điều này cho thấy, cai thuốc lá không hề dễ dàng.

Vì sao khó cai thuốc lá?
Ở bài trước, chúng tôi đã phân tích những lợi ích rất rõ của việc cai thuốc lá về cả sức khỏe thể chất người hút lẫn cộng đồng xã hội, tuy nhiên việc cai thuốc lá thì lại không dễ dàng chút nào. Thống kê cho thấy, chỉ có 5% người có thể cai thuốc ngay từ lần đầu tiên.
Theo BS Tường Oanh, Hội Hô hấp TP HCM, cai thuốc lá không đơn giản chỉ là việc từ bỏ một thói quen lâu ngày. Chất nicotin có trong thuốc lá chính là một chất gây nghiện, nó tác động lên não theo cách tương tự như heroin, cocain và tạo ra cảm giác sảng khoái. Trong xếp loại mức độ gây nghiện của các thuốc gây hưng phấn thần kinh, nicotin được xem là dễ gây nghiện hơn cả heroin, cocain, rượu, cà phê và cần sa.
Vì lẽ đó, có rất nhiều người muốn bỏ thuốc lá và đã bỏ được thuốc lá dễ dàng trong lần cố gắng đầu tiên, nhưng chẳng bao lâu sau đó lại bị tái nghiện. Phần lớn đều phải cai thuốc lá đến lần thứ 3 mới thành công. Tỉ lệ cai thuốc lá hàng năm chỉ khoảng 2,5%. Việc khó bỏ thuốc lá này được giải thích một phần là do nồng độ cotinine (chất chuyển hóa của nicotin) tăng cao trong máu.
Các triệu chứng do thiếu nicotin đột ngột
Các triệu chứng xuất hiện khi bỏ thuốc lá thay đổi theo từng người nhưng nhìn chung thì rất khó chịu và khó dung nạp. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, căng thẳng, bứt rứt, dễ kích động, khó ngủ, mất tập trung, thèm ăn, giảm nhịp tim… Thông thường, các triệu chứng này kéo dài không quá một tuần sau khi ngưng thuốc.
Ngoài ra, một trong những khó khăn có thể gặp phải khi bỏ thuốc lá là tình trạng tăng cân. Sự tăng cân này lại là một trong những yếu tố nguy cơ cho bệnh mạch vành, đồng thời ảnh hưởng xấu đến khía cạnh thẩm mỹ, nhất là ở phái nữ. Do đó, có thể gây trở ngại trong việc tham vấn bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hút thuốc lá phần lớn đều có kèm theo suy dinh dưỡng, khi đó tăng cân do cai thuốc lá lại trở thành điểm thuận lợi góp phần điều chỉnh tình trạng suy dinh dưỡng cho người bệnh.
Cai thuốc lá không những khó khăn do lệ thuộc nicotin, người ta nhận thấy người nghiện thuốc lá còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý xã hội khác. Vì vậy, làm cho việc bỏ thuốc lá càng khó khăn hơn.
Nghiện thuốc lá được xem là một tính cách xã hội phức tạp, là sự kết hợp giữa các thói quen, suy nghĩ, tình cảm, các hoạt động và công việc hàng ngày. Có nhiều người hút thuốc lá vì thói quen và thói quen này dường như gắn liền với các công việc hàng ngày ở nhà cũng như nơi làm việc. Có người cho rằng, hút thuốc lá giúp kích thích khả năng sáng tạo, có người lại hút thuốc lá để giết thời gian, để thư giãn, để tay chân đỡ thừa thãi… Thậm chí, có người còn cho rằng hình ảnh người đàn ông, phụ nữ hút thuốc lá được xem là sành điệu, tự do và hiện đại… Vì vậy, thật khó mà cắt đứt một thói quen hay một định kiến sai lầm.
Mặc dù khó khăn, trên thế giới đã có hàng triệu người bỏ thuốc lá thành công. Chương trình vận động ngưng hút thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chiến lược ngưng hút thuốc lá gồm 5 bước và người muốn cai thuốc lá được khuyến khích đi từ bước này sang bước khác để đạt được thành công. Chiến lược 5 bước bao gồm:
- Bước 1: Chưa có ý định cai thuốc lá.
- Bước 2: Có ý định cai thuốc lá.
- Bước 3: Chuẩn bị kế hoạch.
- Bước 4: Thực hiện cai thuốc lá.
- Bước 5: Củng cố thành tích đạt được, chống tái nghiện.
Dù rằng có nhiều người chưa thể đạt được thành công ngay nhưng chỉ cần từ chỗ chưa hề có ý định bỏ thuốc lá đi đến có ý định bỏ thuốc lá đã là một điều rất đáng quý rồi. Để chuyển từ bước 1 sang bước 2, đối tượng cần được vận động, thuyết phục và phải có sự năng động cần thiết, từ bước 2 sang bước 3, đối tượng cần được cung cấp đầy đủ các thông tin, ở những bước sau, đối tượng cần có kế hoạch hành động cụ thể. Bạn bè, đồng nghiệp và nhất là gia đình cần là chỗ dựa tinh thần để động viên giúp đỡ và khuyến khích.
Để bước vào “chiến dịch” cai thuốc lá, bạn cần:
- Quyết định cai thuốc lá.
- Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên sức khỏe về cách dùng thuốc và cách đối phó với ý muốn hút thuốc lại.
- Chọn một ngày thuận tiện làm ngày bắt đầu cai thuốc lá và cố gắng đừng hoãn lại vì mọi lý do.
- Trước ngày bắt đầu cai thuốc lá, giặt sạch quần áo và làm hết mùi thuốc lá trong phòng ngủ, phòng làm việc, xe hơi…
- Vứt bỏ toàn bộ các vật dụng có liên quan đến thuốc lá như hộp quẹt, gạt tàn thuốc, hộp đựng thuốc…
- Không hút thuốc lá trong suốt ngày được chọn bắt đầu ngưng hút và những ngày sau đó.
- Không đến những nơi có thể làm hút thuốc lá trở lại, tìm cách không đi ngang nơi có quầy thuốc lá vẫn thường mua…
- Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình cần khuyến khích và tạo điều kiện để không hút thuốc lá trở lại.
- Chuẩn bị sẵn những cách từ chối khi bị mời thuốc lá.
Quỳnh An (t/h)

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 21 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 1 tuần trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 1 tuần trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.