5 cách tự nhiên giúp bà bầu thoát khỏi chứng đau lưng
Đau lưng là một trong những vấn đề phổ biến nhất khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối gây nhiều khó chịu cho thai phụ. Tình trạng này có bất thường không và làm gì để cải thiện?
1. Đau lưng khi mang thai có bình thường không?
Trên thực tế, ước tính có hơn một nửa số phụ nữ mang thai bị đau lưng ở một mức độ nào đó. Hầu hết các cơn đau lưng đều liên quan đến những thay đổi về thể chất xảy ra trong thời kỳ mang thai, bao gồm hormone , thay đổi trọng tâm và tư thế. Tình trạng này thường trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiến triển.
Theo Học viện Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), đau lưng là một trong những vấn đề phổ biến nhất khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối. Cơn đau thường biến mất sau khi em bé chào đời. Nhưng đối với nhiều phụ nữ, cơn đau lưng kéo dài trong nhiều tháng sau khi sinh.
Nguyên nhân do tử cung đang mở rộng làm thay đổi trọng tâm của cơ thể và kéo giãn làm yếu các cơ bụng. Điều này làm thay đổi tư thế và gây căng thẳng cho lưng. Thêm vào đó, trọng lượng tăng thêm làm tăng công việc cho các cơ và tăng áp lực lên các khớp. Đây là lý do tại sao cơn đau lưng thường tệ hơn vào cuối ngày.
Các cơ bụng hỗ trợ cột sống và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của lưng. Trong thời kỳ mang thai, các cơ này bị kéo căng và yếu đi. Những thay đổi này cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đau lưng khi tập thể dục.
Ngoài ra, hormone thai kỳ cũng góp phần gây đau lưng. Để chuẩn bị cho em bé đi qua ống sinh, một loại hormone sẽ làm giãn các dây chằng ở các khớp xương chậu của bà mẹ để làm cho chúng linh hoạt hơn và đau lưng có thể xảy ra nếu các khớp trở nên quá linh hoạt.

Cơn đau lưng gây nhiều khó chịu cho phụ nữ mang thai.
2. Một số biện pháp tự nhiên giúp giảm đau lưng cho bà bầu
Để ngăn ngừa và giảm đau lưng khi mang thai, Học viện Sản phụ khoa Hoa Kỳ hướng dẫn một số biện pháp thai phụ có thể làm như: Chú ý đến tư thế khi ngồi, ngủ và nâng đồ vật; mặc quần áo và giày hỗ trợ; sử dụng nhiệt để làm dịu các cơ bị đau...
Giữ tư thế đúng trong sinh hoạt và vận động
Để phòng và giảm đau lưng, phụ nữ mang thai cần lưu ý giữ tư thế đúng như đứng thẳng, vai thư giãn. Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu.
Khi ngồi, tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng, tránh ngồi khom lưng.
Nếu cần đứng trong thời gian dài, hãy đặt một chân lên ghế đẩu hoặc hộp để giảm bớt áp lực cho lưng. Khi lên xuống cầu thang nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp. Tránh thay đổi tư thế đột ngột.
Nếu cần nhặt một vật gì đó, hãy ngồi xổm xuống, uốn cong đầu gối và giữ lưng thẳng. Cố gắng không cúi xuống từ eo. Không khiêng, nhấc vật nặng.
Ngủ nghiêng là tốt nhất vào giai đoạn cuối thai kỳ. Giữ một hoặc cả hai đầu gối cong. Đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối và một chiếc gối khác dưới bụng cũng có thể giúp ích.
Mặc đồ hỗ trợ lưng
Tìm loại quần áo hỗ trợ bụng (có bán tại các cửa hàng đồ bầu). Nó trông giống như một chiếc đai giúp giảm trọng lượng của bụng khỏi các cơ lưng. Ngoài ra, một số quần bầu có dây chun rộng vừa vặn dưới đường cong của bụng để hỗ trợ trọng lượng của bụng.
Mang giày đế thấp
Mang giày đế thấp như giày đi bộ hoặc giày thể thao. Tránh giày cao gót vì chúng làm nghiêng cơ thể về phía trước và làm căng cơ lưng dưới.
Chườm ấm
Thai phụ có thể sử dụng miếng đệm sưởi ấm hoặc túi nước ấm chườm các cơ lưng bị đau. Miếng đệm sưởi ấm nên được đặt ở mức nhiệt độ thấp nhất có thể. Bọc miếng đệm sưởi ấm hoặc túi nước ấm trong khăn để ngăn ngừa bỏng.

Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm đau lưng.
Thực hiện các bài tập giúp giảm đau lưng
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng trong thời kỳ mang thai có thể tăng cường và kéo căng các cơ hỗ trợ lưng và chân; Thúc đẩy tư thế tốt; Giữ cho các cơ ở lưng, bụng, hông và thân trên khỏe mạnh, giúp chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, giảm đau lưng.
Đi bộ phù hợp nói chung là an toàn trong thời kỳ mang thai và rất tốt cho lưng. Tập thể dục dưới nước như bơi lội cũng đặc biệt hữu ích cho chứng đau lưng. Nước giúp nâng đỡ trọng lượng của cơ thể để tránh bị thương và căng cơ.
Thai phụ cần lưu ý luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ loại bài tập nào hoặc thay đổi chương trình tập luyện trong thời kỳ mang thai.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 8 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 9 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 10 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...