5 điều về tiền cha mẹ dạy con càng sớm thì tương lai con càng biết cách quản lý tài chính
GĐXH - Theo các chuyên gia, không bao giờ là quá sớm cho việc giáo dục con về tiền bạc...
Doanh nhân người Mỹ gốc Nhật Robert Kiyosaki, tác giả cuốn 'Cha giàu, cha nghèo' nói: "Nếu bạn không thể dạy con mình về tiền bạc, sau này sẽ có người khác thay thế bạn, chẳng hạn như chủ nợ, cảnh sát và thậm chí là những kẻ lừa đảo. Nếu để những người này giáo dục con bạn về tài chính, tôi sợ bạn và con cái của bạn sẽ phải trả cái giá đắt hơn".
Ở những nước phát triển, việc cho trẻ tiếp cận với các kênh giáo dục tài chính được áp dụng từ sớm. Người Do Thái còn lấy tiếng leng keng của đồng tiền để mừng trẻ ra đời.
Khi trẻ được 3 tuổi, cha mẹ bắt đầu giảng giải cho trẻ hiểu giá trị và công dụng của đồng tiền. Họ thường cùng trẻ chơi trò chơi đoán giá trị tiền tệ để nâng cao khả năng nhận biết đồng tiền cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ lớn dần lên, cha mẹ còn giúp trẻ hiểu được tiền bạc bắt nguồn từ sức lao động, chứ không phải là được biến ra từ túi của bố mẹ, từ đó giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền.
Cựu Thủ tướng Đức bà Angela Merkel từng nói: "Giáo dục tiền bạc là một khóa học bắt buộc trong cuộc sống và là trọng tâm của giáo dục con cái, cũng giống như tiền bạc là trọng tâm của gia đình".
Bởi vậy, giáo dục cho con về tiền bạc từ sớm là rất quan trọng. Vậy các bậc cha mẹ nên làm thế nào?
Thay nhãn "tiền tiêu vặt" thành "tiền công"
Đừng để con bạn nghĩ rằng tiền sinh ra bởi ATM thay vì giá trị lao động thực sự. Hãy bắt đầu trả công cho con bạn khi chúng giúp làm những việc nhà. Trẻ sẽ thấy mình "người lớn" hơn và có trách nhiệm hơn với những công việc được giao.
Thay vì cho không tiền tiêu vặt hằng ngày và mắng mỏ chúng vì không giúp đỡ việc nhà, hãy trao cho trẻ cơ hội tự kiếm và hiểu giá trị đồng tiền.
Chơi trò chơi liên quan tới chi tiêu
Trò cờ Monopoly và Life là một trong những phương thức thú vị hướng dẫn trẻ học về tiêu tiền. Hãy cùng cả nhà chơi trò chơi ưa thích với con và giúp con phát huy bản lĩnh chi tiêu của mình.
Dạy con cách sẻ chia
Trẻ em sẽ học được rất nhiều cách xử lý tiền khi quan sát người lớn. Bằng việc thể hiện hành động khi đóng góp công ích của địa phương, giúp đỡ người vô gia cư, hay mua hàng hóa cho một người hàng xóm đang khó khăn... bạn đang cho con thấy hành động hào hiệp của mình.
Trong khoản tích lũy của con cũng hãy có một khoản dành cho việc làm từ thiện. Điều này sẽ xây dựng tính cách và thái độ lành mạnh đối với tiền bạc khi con trưởng thành.
Cho tiền tiêu vặt hằng tuần thay vì hàng ngày
Một tuần là một thời gian vừa đủ để con không quá thoải mái tung tiền, không cần lo nghĩ ngày mai vì ngày nào cũng có tiền. Thời gian này cũng đủ ngắn để số tiền ta cho con không quá lớn so với cho con hàng tháng.
Cách cho tiền một lần từ đầu tháng khiến con rất dễ gặp cảnh đầu voi đuôi chuột, khi con tự tin dùng tiền cho món gì quá lớn vào đầu tháng và bù lại cuối tháng phải xin trợ cấp từ bố mẹ lần nữa.
Khuyến khích con tiết kiệm
Hãy sử dụng một chú lợn tiết kiệm xinh xắn hoặc một chiếc ví Hello Kitty để con có thể giữ tiền. Các chuyên gia cho biết, bố mẹ nên cho con ba ví tiền khác nhau - một đựng tiền tiết kiệm, một để chi tiêu và một để quyên góp từ thiện. Sau đó, cả nhà có thể cùng nhau quyết định chia tiền tiêu vặt của con vào ba lọ.
Mời con tham gia cuộc họp chi tiêu của gia đình
Điều này phụ thuộc vào cách sống của gia đình bạn có thói quen này không. Nếu có những cuộc họp như vậy và khi con lớn một chút, hiểu những chuyện gì đang xảy ra, bạn có thể cân nhắc cho con tham gia. Đây là cách hay để con biết cách lập ngân sách hàng tháng và biết rằng mọi thứ mình có đều đi kèm với một mức giá mà phải lên kế hoạch trước.
Và nếu vợ chồng bạn hiện không có cuộc họp chi tiêu hàng tháng thì nên làm điều này, bởi đây thực sự là cách tốt nhất để kiểm soát tiền của bạn.
Công thức 3 'lọ' tiền: Chi tiêu - Tiết kiệm - Cho đi
Nhiều người lớn bắt đầu áp dụng chia tiền lương của mình thành các gói khác nhau, có người chia làm 5 gói, có người lại tận 7. Với trẻ con thì đương nhiên là đơn giản hơn. Công thức phổ biến nhất là chia làm 3 quỹ bao gồm: 40% chi tiêu - 50% tiết kiệm và 10% cho đi.
Lọ Chi tiêu chiếm 40% số tiền con có được dùng mua bánh, kẹo, đi chơi với bạn, những thứ lặt vặt mà con cần hàng ngày.
Lọ Tiết kiệm có tỷ lệ lớn nhất 50% giúp con học cách tiết kiệm và hiểu được giá trị của việc tiết kiệm tiền từ nhỏ. Lọ tiền này không chỉ là dành cho tương lai, cho học đại học… mà tuỳ vào độ tuổi của con, có thể chỉ đơn giản là những món đồ đắt tiền mà trẻ muốn có được như nâng cấp chiếc điện thoại, hay một đôi giày tốt.
Lọ Cho đi dùng để đóng góp cho những việc quan trọng của gia đình, giúp đỡ bạn bè hay cao cả hơn nếu bạn có thể dạy con làm từ thiện từ nhỏ thì thật ý nghĩa.
Là một tấm gương mẫu mực
Trẻ con dõi theo từng hành vi của bố mẹ. Đừng bao giờ nói dối về chi tiêu với bạn đời mình. Và bạn cần phải cân nhắc khi mua hàng, hãy dạy con rằng vật chất không phải lúc nào cũng mang lại hạnh phúc. Hãy nhắc nhở con rằng có những thứ còn giá trị hơn tiền bạc, như ở bên gia đình mình.
Hãy để con mắc sai lầm
Là con trẻ cũng đồng nghĩa với việc chúng phải được mắc sai lầm để lớn lên. Đôi khi bạn không cần xử lý, mà để con học hỏi từ chính sai lầm đó.
Có một người cha cho con tới công viên giải trí. Đứa con đã chơi hết tiền vào một trò chơi. Ông bố đứng bên nhưng không ngăn cản con và khi con xin cho thêm tiền để chơi, ông cũng kiên quyết không cho.
Có thể lúc đó đứa trẻ hậm hực, nhưng sau sự việc con đã nhận ra bài học của mình. Hành động này của ông bố đã cho đứa trẻ nhận ra hậu quả sớm hơn so với việc nhắc nhở con ngay từ đầu.
Hầu hết trường học không dạy về tài chính cá nhân. Việc cha mẹ sớm trang bị cho con vô cùng quan trọng, để giúp con có một thái độ đúng đắn với tiền bạc khi trưởng thành.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.
8 dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn là cha mẹ EQ thấp, con cái dễ bị 'hủy hoại' trong âm thầm
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Nếu có những dấu hiệu này thì bạn chính là kiểu cha mẹ 'độc hại' đang ảnh hưởng xấu tới con.
Nguyên nhân và cách xử lý thông minh cơn ăn vạ của trẻ
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Muốn xử lý được cơn giận của con một cách hiệu quả, bố mẹ cần hiểu rõ nguồn cơn.
Lý do cha mẹ càng chiều chuộng, con cái càng kém hạnh phúc, thậm chí vô ơn
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Cha mẹ yêu thương con cái không có gì sai, nhưng nếu yêu quá mức sẽ khiến trẻ lạc vào tình yêu dị dạng.
Bức ảnh chụp ở cổng trường gây tranh cãi: Yêu thương con cháu kiểu này thật sự tai hại!
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcKhông ít người ái ngại cho bà nội.
Chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng: Trẻ được rèn thành thục 7 kỹ năng này khi còn nhỏ, lớn lên dễ thành công hơn đứa trẻ khác
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Mỗi đứa trẻ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, có một số nguyên tắc dạy con được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công.
Vì sao trẻ con sẽ trở nên nghịch hơn khi ở cạnh mẹ?
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Trẻ con đôi khi như thiên thần trước mặt người khác, nhưng lại vô cùng nhõng nhẽo, quậy phá trước mặt mẹ đều có lý do của chúng.
Giúp cha mẹ giải mã 7 hành động không thể hiểu nổi của trẻ
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.
Cha mẹ tốt không chăm chăm nhìn vào điểm kiểm tra của con
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.
10 cách dạy con rất khác của các bậc cha mẹ thông thái
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Tương lai của một đứa trẻ thành hay bại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục chúng nhận được từ cha mẹ mình.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.