Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè

Chủ nhật, 12:02 04/06/2023 | Mẹ và bé

Rôm sảy thường xuất hiện ở vị trí như cổ, ngực, lưng của trẻ với các biểu hiện nổi mụn nước dưới da. Những nốt mẩn đỏ này thường gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ. Trường hợp nặng do trẻ gãi ngứa gây xước da, nhiễm trùng da.

Nguyên nhân gây rôm sảy chủ yếu là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này do các ống tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn chỉnh nên không có đường thoát ra ngoài.

Hiện tượng này thường gặp khi thời tiết nắng nóng, chế độ chăm sóc của cha mẹ không đúng cách gây tắc nghẽ tuyến mồ hôi như vệ sinh không sạch sẽ, mặc quần áo chật gây bí bách hoặc do vi khuẩn trú ngụ ngoài da gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi, do trẻ vận động chơi đùa nhiều gây ra nhiều mồ hôi.

Các loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ:

1. Nước lá kinh giới trị rôm sảy

Lá kinh giới có nùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, có chứa 1% tinh dầu. Đây là loại lá có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da.

Cách làm: Chuẩn bị lá kinh giới tươi, rửa sạch, giã nát, chắt nước pha vào chậu tắm cho bé. Hoặc dùng 1 nắm lá khô cho vào nồi đun sôi một lúc rồi pha nước tắm cho trẻ.

5 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè - Ảnh 2.

Lá kinh giới có tác dụng làm sạch da, ngăn ngừa rôm sảy cho trẻ.

2. Mướp đắng trị rôm sảy

Mướp đắng vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt , giải độc , giúp da trẻ mịn màng hơn.

Cách làm: Mỗi lần tắm dùng 2 quả mướp đắng rửa sạch, xay hoặc giã nát, lọc lấy nước tắm cho bé.

5 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè - Ảnh 3.

Mướp đắng thanh nhiệt, giải độc, ngăn ngửa trẻ bị rôm sảy.

3. Lá khế

Lá khế tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, được dùng để trị các loại mụn nhọt , mề đay, ngứa do dị ứng.

Cách làm: Dùng một nắm lá khế, tách phần xương thìa của lá, đem rửa sạch cho vào nồi cùng một ít muối đun sôi. Sau đó chắt lấy nước pha với nước sạch với tỷ lệ phù hợp để tắm cho trẻ.

4. Chanh tươi

Chỉ sử dụng chanh để tắm khi trên cơ thể trẻ không bị trầy xước, không có vết thương mụn mủ trên người. Mỗi tuần chỉ nên tắm 2-3 lần bằng chanh tươi.

Cách làm : Bạn đun nước nóng, pha ra chậu sao cho nhiệt độ ấm vừa phải với trẻ. Sau đó vắt chanh tươi vào chậu khuấy đều rồi tắm cho trẻ.

Nếu tắm khoảng 20 lít nước, bạn chỉ nên dùng nửa quả chanh, dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau toàn thân trẻ. Sau khi tắm bằng chanh cần phải tắm một lần nữa bằng nước ấm sạch, hạn chế lắng đọng acid trên bề mặt da.

5 loại nước tắm trị rôm sảy cho trẻ trong mùa hè - Ảnh 4.

Chỉ tắm nước chanh tươi cho trẻ khi trên da trẻ không có vết trầy xước.

5. Lá diếp cá

Lá diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sảy, mẩn ngứa và có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao.

Cách làm: Chọn loại lá diếp cá tươi tự nhiên, phiến lá mỏng. Sau đó vệ sinh lá thật kỹ bằng nước muối , rửa lại bằng nước sạch. Vò lấy nước, bỏ bã pha với nước ấm tắm cho bé, mỗi tuần tắm 2-3 lần.

Sau khi tắm bằng nước lá diếp cá, lau lại người bằng nước ấm, lau khô bằng khăn sạch để gạt bỏ bụi lá còn sót lại trên người.

Lưu ý khi dùng nước lá tắm cho trẻ

  • Những trẻ có làn da nhạy cảm , có tiền sử dị ứng khi sử dụng bất kỳ loại nước tắm nào nêu trên cần thử phản ứng trước ở vùng cánh tay. Nếu sau vài giờ, vị trí thử phản ứng không có biểu hiện gì thì mới cho trẻ dùng.
  • Dù dùng bất kỳ loại nước tắm nào cho trẻ thì cần ngâm nguyên liệu thảo dược như tía tô, diếp cá... với nước muối, thuốc tím thật sạch trước khi xay xát, đun nấu.
  • Sau khi tắm xong, bạn nên tráng lại bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá đọng lại trên da trẻ.
  • Không nên thêm nhiều muối hoặc chanh vào nước tắm cho trẻ, không tắm nước lá khi da trẻ có dấu hiệu trầy xước, mưng mủ, viêm da nặng để tránh kích ứng, gây nhiễm trùng da nặng hơn.
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm

Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm

Mẹ và bé - 4 ngày trước

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và cấu trúc đường hô hấp còn non yếu, có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não khi mắc cúm.

Cha mẹ nên biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em

Cha mẹ nên biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em

Mẹ và bé - 5 ngày trước

Cha mẹ muốn con mình ăn những thực phẩm lành mạnh nhưng nhiều người chưa biết cần những chất dinh dưỡng nào.

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Mẹ và bé - 3 tuần trước

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.

Bị nấm miệng phải làm sao?

Bị nấm miệng phải làm sao?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.

Top