5 loại nước uống làm giảm chứng ợ nóng
Chứng ợ nóng, ợ chua thường do trào ngược acid dạ dày (trào ngược dạ dày thực quản - GERD) gây ra. Một số loại nước uống có thể làm giảm các triệu chứng này.
Sau 50 tuổi, gần một nửa dân số bị ảnh hưởng bởi chứng ợ nóng . Nếu chứng ợ nóng xảy ra sau một bữa ăn thịnh soạn thì không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu chúng lặp đi lặp lại thường xuyên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để phát hiện nguyên nhân gây ra chứng bệnh này và có phác đồ điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia trị liệu tự nhiên người Pháp Angélica Alcantara:
1. Những nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây ợ chua, ợ nóng. Ngoài ra, một số yếu tố có thể gây ra tình trạng này với các nguyên nhân sau:
- Thừa cân : Làm tăng áp lực trong dạ dày, gây ra các cơn trào ngược dạ dày đồng thời gây viêm dạ dày.
- Căng thẳng , mệt mỏi: Làm tăng tiết acid dạ dày, và làm giảm lượng enzym tiêu hóa dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
- Chế độ ăn uống không cân bằng: Chế độ ăn uống kém sẽ làm cạn kiệt enzym tiêu hóa. Ngoài ra, nó không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của màng nhầy ống tiêu hóa.
- Hút thuốc: Ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, còn do, tiêu thụ quá nhiều rượu hoặc cà phê, đẩy thời gian ăn tối quá gần giờ đi ngủ, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori...

Nước ép khoai tây sống giúp giảm chứng ợ nóng.
2. Một số loại nước uống làm giảm chứng ợ nóng
Có nhiều phương pháp điều trị tự nhiên để giảm chứng ợ nóng một cách hiệu quả và nhanh chóng, trong đó có 5 loại nước uống sau:
- Uống nước ấm: Trong trường hợp bị đau dạ dày , điều quan trọng là phải cung cấp đủ nước thường xuyên. Trong khi nước lọc vẫn là giải pháp tốt nhất cho cơn đau dạ dày thì uống nước ấm có thể giúp làm dịu cơn đau.
Trên thực tế, sức nóng của nước có thể làm thư giãn các cơ bụng và do đó làm giảm các cơn co rút liên quan đến sự co bóp của các cơ bụng. Nhiệt cũng kích thích sản xuất dịch dạ dày, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa.
Tránh nước quá lạnh hoặc nước đá cũng như đồ uống có ga, có thể làm trầm trọng thêm chứng ợ nóng và gây đầy hơi .
- Nước ép khoai tây: Nước ép khoai tây sống là một phương thuốc khá cổ điển, được biết đến để làm giảm trào ngược acid và giúp liền các vết loét dạ dày .
Cách dùng: Uống 100ml nước ép khoai tây sống (lý tưởng là được ép trong máy ép nước quả) vào buổi sáng trong 20 ngày, hoặc thậm chí nhiều hơn.
- Lô hội: Gel lô hội rất giàu chất nhầy, enzyme và acid salicylic, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp liền sẹo và giảm viêm.
Cách dùng: Uống 1 thìa súp gel lô hội trước mỗi bữa ăn.

Gel lô hội cũng có thể làm giảm chứng ợ nóng.
- Trà gừng tươi: Gừng là chất bảo vệ dạ dày, giúp chống viêm và chống buồn nôn.
Cách dùng: Hãm vài lát gừng tươi sau mỗi bữa ăn.
- Trà bạc hà: Lá bạc hà tạo thuận lợi cho tiêu hóa. Lưu ý một số người có thể có sự gia tăng nồng độ acid thì không dùng loại trà này.
Cách dùng: Uống một tách trà bạc hà (vài chiếc lá) sau mỗi bữa ăn.

Trà gừng giúp làm giảm chứng ợ nóng.
3. Làm thế nào để làm dịu chứng ợ nóng?
- Về ăn uống: Tránh ăn số lượng quá lớn, nên ăn những khẩu phần nhỏ; tránh uống quá nhiều cà phê, uống cà phê khi bụng đói vì dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn; tránh đồ chiên rán và đồ ăn quá béo càng nhiều càng tốt (vì chúng làm chậm quá trình rỗng của dạ dày. Thức ăn ở trong dạ dày càng lâu càng có nguy cơ trào ngược lên thực quản).
Kết hợp các loại thực phẩm để dễ tiêu hóa (như thức ăn giàu đạm với rau củ, không ăn thức ăn giàu đạm với tinh bột). Tránh các thức ăn gây kích ứng (ớt, hành sống...). Dành thời gian nhai kỹ để dạ dày hoạt động dễ dàng hơn.
- Về mặc và sinh hoạt: Tránh mặc quần áo quá chật quanh eo, đặc biệt là sau bữa ăn, vì điều này làm tăng áp lực lên dạ dày và thúc đẩy trào ngược dạ dày.
Không nên đi ngủ ngay sau khi ăn (nên đi ngủ cách giờ ăn tối ít nhất 2 giờ). Ngủ kê cao gối và lý tưởng nhất là nằm nghiêng bên trái để giúp dạ dày được "rỗng" dễ dàng.
Hãy chú ý đến tư thế, gù lưng sẽ tạo ra áp lực lên dạ dày và do đó làm tăng nguy cơ bị trào ngược.

Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcMỡ máu cao làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Người cao tuổi, có bệnh nền cần dùng thuốc để giảm chỉ số mỡ máu về mức an toàn theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.

Người đàn ông 35 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp vốn có sức khỏe bình thường, không có tiền sử bệnh tim mạch. Tuy nhiên, khoảng 2 ngày trước khi vào viện, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.