5 lợi ích cho cơ thể sau 30 ngày uống trà kỷ tử vào buổi sáng
Cách dùng kỷ tử tốt nhất đó là ngâm quả kỷ tử khô trong nước nóng để pha thành trà và uống buổi sáng.
Quả kỷ tử (hay còn gọi là goji berries), không chỉ là một nguyên liệu quan trọng trong Y học cổ truyền Trung Quốc mà còn có nhiều công dụng trong phương pháp điều trị Ayurvedic (Ấn Độ) và các bài thuốc của phương Tây.
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, quả câu kỷ tử có vị ngọt và tính bình, có thể nuôi dưỡng gan và thận đồng thời nâng cao tinh lực và thị lực của một người. Với nhiều chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học, loại quả này được ca ngợi là siêu trái cây.

Cách dùng kỷ tử tốt nhất đó là ngâm quả kỷ tử khô trong nước nóng để pha thành trà và uống buổi sáng. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha chúng cùng 1 muỗng cà phê mật ong và một vài lát gừng. Hoặc, bạn có thể thêm quả kỷ tử vào nước trái cây và sinh tố của mình.
Thêm kỷ tử vào nước nóng, sau 30 ngày cơ thể gặt hái được 5 lợi ích
1. Cải thiện thị lực
Kỷ tử được nhiều người tin là tốt cho mắt. "Loại quả này là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào. Chúng rất giàu vitamin A, rất cần thiết cho sự phát triển của mắt, xương, da và tế bào. Lượng beta-carotene trong quả kỷ tử thuộc hàng cao nhất trong số các loại thực vật ăn được. Với hàm lượng zeaxanthin cao, quả kỷ tử có thể mang lại lợi ích cho thị lực và có thể giúp ích cho các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác", Lim Sock Ling, bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc của Eu Yan Sang cho biết.

Những lợi ích này được chứng minh trong kết quả của một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Optometry and Vision Science. Trong đó các đối tượng cao tuổi tiêu thụ thực phẩm bổ sung hàng ngày với kỷ tử trong khoảng 3 tháng. Kết quả cho thấy có sự gia tăng zeaxanthin trong huyết tương - một hợp chất có lợi cho mắt - và mức độ chống oxy hóa trong điểm vàng, là một phần của võng mạc.
2. Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư
Quả kỷ tử có chứa chất chống oxy hóa giúp vô hiệu hóa tác hại của các gốc tự do. Điều này giúp duy trì sức khỏe tế bào tốt, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Folia Medica cho thấy quả kỷ tử có tác dụng tích cực trong việc phòng bệnh ung thư vú. Để có được kết luận này, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm các phân số của quả kỷ tử trên 3 dòng tế bào ung thư vú và nhận thấy sự ức chế đáng kể ở hai trong số ba dòng này.
3. Giảm cholesterol
Tiêu thụ quả kỷ tử cũng có thể giúp giảm mức cholesterol và chất béo. Theo Tạp chí Các biện pháp tự nhiên (Hoa Kỳ), việc tiêu thụ chiết xuất từ bột câu kỷ tử giúp giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần, chất béo trung tính và mức cholesterol-lipoprotein mật độ thấp.

4. Ổn định đường huyết
Quả kỷ tử có lợi cho việc cân bằng lượng đường trong máu. Nghiên cứu của khoa học hiện đại cho biết quả câu kỷ giúp ổn định lượng đường trong máu và cân bằng lượng insulin trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Nghiên cứu cũng báo cáo sự gia tăng mức cholesterol tốt (HDL) ở những bệnh nhân mắc tiểu đường khi tiêu thụ loại quả này.
5. Giảm lo lắng
Những người tiêu thụ quả câu kỷ tử đã cho biết sức khỏe họ tốt hơn, nhiều năng lượng hơn và tỉnh táo hơn sau một thời gian ăn loại quả này. Bên cạnh những tác dụng tích cực này, quả kỷ tử có khả năng làm giảm lo lắng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Một nghiên cứu trên động vật năm 2020 được công bố trên Tạp chí Sinh học Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy quả kỷ tử có thể làm giảm hành vi lo lắng. Nghiên cứu sâu hơn có thể giúp đánh giá tiềm năng sản xuất thuốc chống lo âu từ loại quả này trong tương lai gần.
Những người nên tránh tiêu thụ quả kỷ tử
Những người có bệnh lý nền nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về việc tiêu thụ quả câu kỷ tử. Một số nhóm người dưới đây nên tránh tiêu thụ loại quả này:
1. Người bị dị ứng
Quả kỷ tử nói chung là an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên, những người bị dị ứng thực phẩm nên thận trọng vì nó có thể gây dị ứng trong một số trường hợp hiếm gặp.
Bác sĩ Lim Sock Ling cho biết: "Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị dị ứng với protein chuyển lipid có thể bị dị ứng với quả câu kỷ tử. Vì lý do này, những người bị dị ứng thực phẩm nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn".

2. Những người đang dùng một số loại thuốc
Những người đang dùng một số loại thuốc điều trị huyết áp cao hoặc tiểu đường, cũng như liệu pháp chống đông máu (warfarin), nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng quả câu kỷ tử.
3. Phụ nữ mang thai
Quả kỷ tử có chứa betaine, một hợp chất có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem quả kỷ tử có an toàn khi tiêu thụ trong thai kỳ hay không.

Thực phẩm nào là tốt nhất và tệ nhất với quá trình lão hóa da?
Sống khỏe - 2 giờ trướcThay đổi chế độ ăn uống là một trong những biện pháp can thiệp đơn giản, hiệu quả nhất để làm chậm các dấu hiệu lão hóa và phục hồi sức khỏe làn da. Vậy những thực phẩm nào là tốt nhất và tệ nhất cho làn da của bạn?

Bé 3 tuổi ở Hà Nội đối diện với loạt biến chứng nguy hiểm do cúm B từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi nhập viện do biến chứng cúm B với các triệu chứng sốt cao 38,5°C, ho có đờm, nghẹt mũi, sổ mũi. Gia đình cho dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh... nhưng tình trạng không cải thiện.

Nguyên nhân u nang xơ buồng trứng là gì?
Sống khỏe - 3 giờ trướcU nang xơ buồng trứng là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hiểu rõ nguyên nhân u nang xơ buồng trứng sẽ giúp chị em có hướng khắc phục và phòng ngừa hiệu quả.

Nutifood GrowPLUS+ Colostrum Lactoferrin – Bí quyết giúp trẻ "xây lá chắn kim cương" nâng cao đề kháng
Sống khỏe - 3 giờ trướcCon đề kháng yếu, bệnh vặt luôn là nỗi trăn trở của các bậc làm cha làm mẹ. Nutifood GrowPLUS+ Colostrum Lactoferrin chính là giải pháp mới đang được các mẹ thông thái truyền tai nhau nhằm giúp con nâng cao sức đề kháng, ít ốm đau, khỏe mạnh hơn.

5 loại rau củ tốt cho người tăng huyết áp
Sống khỏe - 5 giờ trướcChế độ ăn cho người tăng huyết áp nên ít natri, đồng thời kết hợp nhiều loại trái cây giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt và rau.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát, diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động phòng chống
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Theo Bộ Y tế, hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống. Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của ngành Y tế và các cấp chính quyền, để phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Người đàn ông 64 tuổi nhận kết quả ung thư vòm họng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Lo lắng vì thường xuyên bị ù tai, đau nửa đầu phải, người đàn ông đi khám thì nhận kết quả mắc ung thư vòm họng.

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội hỗ trợ y tế trong chuyến thăm của Tống thống Pháp tới Việt Nam
Sống khỏe - 19 giờ trướcTrong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân từ ngày 25 đến 27 tháng 5, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH) đã chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ y tế cho phái đoàn.

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân phòng bệnh sốt xuất huyết
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Hiện nay bắt đầu vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết, bệnh có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu chúng ta không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống.

Cách phân biệt sốt phát ban, sốt xuất huyết, tay chân miệng và bệnh sởi để không bỏ lỡ 'thời điểm vàng' đưa con đi viện
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcĐXH - Bệnh sốt xuất huyết, sốt phát ban hay chân tay miệng... có những biểu hiện ban đầu là sốt cao nhưng bệnh này hoàn toàn khác nhau. Cần phân biệt để chủ động ứng phó kịp thời.

Người đàn ông 45 tuổi phải cắt toàn bộ 'của quý' vì ung thư dương vật từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Nghi ngờ người bệnh mắc ung thư dương vật, các bác sĩ đã tư vấn thực hiện sinh thiết để đưa ra hướng điều trị. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân, anh T đã từ chối sinh thiết cũng như điều trị...