5 vitamin thiết yếu cho xương và răng chắc khoẻ
Xương có thể yếu khi cơ thể già đi. Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, xương có thể nhanh chóng trở nên giòn, dễ gãy, ảnh hưởng đến vận động...
Xương chắc khỏe rất quan trọng đối với một tư thế tốt. Để có được xương và răng chắc khỏe không phải là điều quá phức tạp, nếu bạn áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung đủ vitamin vào các bữa ăn hàng ngày.
Dưới đây là một số loại vitamin c ó thể đảm bảo xương và răng chắc khỏe:
1. Vitamin A
Vitamin A rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng, giúp hình thành keratin, một loại protein quan trọng tạo nên men răng. Răng hoặc nướu nhạy cảm có thể là do thiếu hụt vitamin A - dấu hiệu cho thấy bạn cần tăng lượng chất dinh dưỡng này. Vitamin A cũng quan trọng đối với mô nướu khỏe mạnh.
Việc bổ sung không đủ lượng vitamin A, có thể dẫn đến nướu bị viêm, kích ứng hoặc sưng… thậm chí dẫn đến chảy máu nướu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa.
Các thực phẩm giàu vitamin A trong chế độ ăn uống:
- Cà rốt : Có nhiều vào mùa đông, cà rốt có thể ăn sống hoặc nấu chín (thêm vào nhiều món ăn ngọt và mặn như salad, cà ri hoặc bánh pudding).
- Khoai lang: Đây là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Khoai lang có thể luộc, nướng, hoặc xào…
- Cải xoăn: Loại rau lá xanh này có thể được ví như là kho chứa vitamin A và nhiều loại vi chất dinh dưỡng, có thể được thêm vào salad hoặc cà ri, súp...
- Dưa hấu : Ngoài vitamin A, dưa hấu còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Dưa hấu ngon nhất khi ăn nguyên quả, nhưng bạn cũng có thể uống nước ép, thêm vào salad hoặc làm đồ ăn đông lạnh.

Thực phẩm giàu vitamin A.
2. Vitamin D
Vitamin D được coi là quan trọng đối với sức khỏe răng, vì giúp hấp thụ canxi, tăng cường sức khỏe xương. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình khoáng hóa xương, răng. Khi nồng độ vitamin D thấp, có thể dẫn đến tình trạng răng rất dễ bị gãy và bị sâu.
Thực phẩm giàu vitamin D trong chế độ ăn uống:
- Cá nhiều dầu: Một trong những nguồn cung cấp vitamin D dồi dào nhất là cá nhiều dầu như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu… Những loại cá này có thể được thêm vào chế độ ăn hàng ngày để tăng lượng vitamin D cho cơ thể, giúp cải thiện đáng kể sức khỏe răng miệng.
- Lòng đỏ trứng: Một nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời đó là lòng đỏ trứng, có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Luộc, rán… cung cấp các loại vitamin như A, D, E và choline...
- Thực phẩm tăng cường: Nhiều loại thực phẩm được tăng cường vitamin D như ngũ cốc, nước cam, sữa tăng cường và pho mát có thể được thêm vào chế độ ăn.
3. Vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng cũng như nướu răng khỏe mạnh. Theo một nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Nutrition , vitamin C góp phần vào quá trình tổng hợp collagen - một loại protein quan trọng giúp cung cấp cấu trúc, hỗ trợ và duy trì răng.
Vitamin C cũng làm giảm nguy cơ phát triển sâu răng thứ phát ở trẻ em, giúp duy trì các mô liên kết trong nướu răng khỏe mạnh, chắc khỏe, có thể ngăn ngừa chảy máu nướu răng và bệnh tật liên quan.
Thực phẩm giàu vitamin C:
- Ớt chuông: Loại thực phẩm này rất giàu vitamin C. Ớt chuông có thể ăn sống, trộn salad, xào, nướng… tùy theo sở thích của bạn.
- Cam: Đây là loại quả siêu giàu vitamin C và ngon nhất khi ăn nguyên quả. Cam cũng có thể được thêm vào salad trái cây hoặc tiêu thụ dưới dạng nước ép, món tráng miệng. Tuy nhiên, ăn nhiều ngọt có thể gây hại cho răng của bạn.
- Dâu tây: Dâu tây rất tốt cho sức khỏe răng miệng và không nên thêm đường trong công thức pha chế. Bạn có thể ăn chúng như một loại trái cây nguyên quả, thêm chúng vào sinh tố…

Trái cây có múi giàu vitamin C.
4. Vitamin K
Vitamin K1 và K2, cả hai đều đóng góp đáng kể vào sức khỏe răng miệng. Vitamin K1 có trong rau lá xanh, trong khi vitamin K2 (được chia thành các nhóm nhỏ hơn như MK4 và MK13) chủ yếu có trong các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, gia cầm. thực phẩm lên men.
Vitamin K giúp các protein hoạt động điều chỉnh quá trình khoáng hóa xương, hỗ trợ quá trình phát triển, phục hồi răng và xương. Khi nói đến sức khỏe xương bao gồm sức khỏe răng miệng, vitamin K2 là thành phần không thể thiếu.
Thực phẩm giàu vitamin K:
- Súp lơ xanh (chứa vitamin K1): Rau lá xanh rất giàu vitamin K và súp lơ xanh cũng không ngoại lệ. Có thể thêm loại thực phẩm này vào súp, salad hoặc xào.
- Củ cải (vitamin K1): Củ cải rất giàu vitamin K1 và tùy theo sở thích khẩu vị, bạn có thể ăn sống hoặc nấu chín, nướng hoặc phết bơ để có món ăn ngon.
- Các sản phẩm từ sữa (vitamin K2): Các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát, sữa chua, đều giúp bạn tăng lượng vitamin K2 hấp thụ, để cải thiện sức khỏe răng miệng.

Khi nói đến sức khỏe xương bao gồm sức khỏe răng miệng, vitamin K2 là thành phần không thể thiếu.
5. Vitamin B12
Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng để có hàm răng chắc khỏe, giúp cơ thể hấp thụ canxi, một khoáng chất thiết yếu cho răng, xương. Thiếu vitamin B12 có thể gây mất răng do làm xương và nướu yếu.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nha khoa Nhi khoa Lâm sàng Quốc tế , thiếu vitamin B12 có thể làm tăng tỷ lệ sâu răng, mắc các bệnh về nướu ở trẻ em.
Các bổ sung vitamin B12 trong chế độ ăn uống:
- Trứng: Ăn trứng luộc vào bữa sáng có thể giúp cải thiện mức vitamin B12 của cơ thể (lòng đỏ trứng có mức vitamin B12 cao hơn lòng trắng trứng).
- Sữa chua Hy Lạp: Các sản phẩm từ sữa như sữa chua có khả năng hấp thụ vitamin B12 cao nhất. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một hộp sữa chua Hy Lạp 156 gram, cung cấp khoảng 45% nhu cầu B12 hàng ngày.

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng quan trọng để có hàm răng chắc khỏe.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 4 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 7 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.