Hà Nội
23°C / 22-25°C

5.000 USD hỗ trợ sáng kiến chăm sóc SKSS/SKTD cho thanh thiếu niên

Thứ ba, 18:05 13/11/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Đây là thông tin được đưa ra tại Lễ phát động cuộc thi tìm kiếm sáng kiến “Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục (SKSS/SKTD) năm 2018, được Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức chiều 13/11 tại Đà Nẵng.

Thanh niên cần cách tiếp cận thông tin, dịch vụ SKSS/SKTD thân thiện, dễ dàng

Ông Nguyễn Thanh Hảo – Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) chia sẻ, những năm qua, tổ chức Đoàn các cấp đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên thông qua các mô hình can thiệp tại cộng đồng.

Những hoạt động này, theo ông Hảo, đã góp phần nâng cao nhận thức, hướng tới chuyển đổi hành vi cho thanh thiếu niên trong công tác chăm sóc sức khoẻ, bao gồm cả SKSS/SKTD.

Ông Nguyễn Thanh Hảo – Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương

Ông Nguyễn Thanh Hảo – Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương

Tuy nhiên, ông Hảo cũng chia sẻ, báo cáo kết quả khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc SKSS của vị thành niên, thanh niên gần đây cho thấy, việc tiếp cận thông tin, dịch vụ, tư vấn về chăm sóc SKSS/SKTD cho thanh niên còn thiếu.

Ông Hảo cũng nhìn nhận, những vấn đề của thanh niên như SKSS/SKTD, phòng chống HIV/AIDS, bạo hành trên cơ sở giới và kỹ năng sống của thanh niên chưa được quan tâm đầy đủ trong các chính sách, chương trình hành động của các bộ, ngành, tỉnh/thành và các chương trình mục tiêu quốc gia…

Chỉ ra một trong những nguyên nhân, Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương cho rằng, do các phương thức truyền thông chưa thường xuyên được đổi mới, thiếu sáng tạo, thiếu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thân thiện với thanh niên, chưa tập trung đối tượng thanh niên cụ thể...

Dự án Hành trình không lời - một trong 6 dự án xuất sắc đạt giải tại cuộc thi tìm kiếm sáng kiến chăm sóc SKSS/SKTD năm 2015

Dự án "Hành trình không lời" - một trong 6 dự án xuất sắc đạt giải tại cuộc thi tìm kiếm sáng kiến chăm sóc SKSS/SKTD năm 2015

Bà Phan Lê Mai - cán bộ chương trình về thanh niên của Quỹ Dân số Liên hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) bày tỏ, thanh niên mong muốn được tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD thân thiện và dễ dàng. Họ cũng cần cách tiếp cận mới, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu về SKSS/SKTD, giúp họ có khả năng đưa ra các quyết định về các mối quan hệ có trách nhiệm và an toàn.

Kêu gọi sáng kiến do thanh niên làm chủ về tăng cường tiếp cận thông tin và dịch SKSS/SKTD là ví dụ về sự tham gia của thanh niên từ khâu thiết kế, thực hiện và quản lý một mô hình can thiệp nhỏ cho chính đối tượng thanh niên.

Các sáng kiến chứng minh được hiệu quả có thể sẽ làm một minh chứng về sự sáng tạo và truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, và có thể sẽ được tiếp tục hỗ trợ để nhân rộng” – bà Mai nói thêm.

Có thông tin, kiến thức, thanh niên tự tin bảo vệ bản thân

Nguyễn Ly Ly (26 tuổi, quê Quảng Nam) là giáo viên THPT môn Sinh học. Cô giáo trẻ này cho biết, trong nội dung giảng dạy, cô và các đồng nghiệp đã lồng ghép linh hoạt để truyền đạt cho học sinh các nội dung về chăm sóc SKSS/SKTD.

Từ năm 2015, khi Trung ương Đoàn phát động tìm kiếm sáng kiến Chăm sóc SKSS/SKTD, cô giáo trẻ vừa tốt nghiệp Đại học, khi đó đang hoạt động trong nhóm Hành trình không lời (Câu lạc bộ người điếc tại Đà Nẵng) đã chủ động kêu gọi cộng sự tham gia dự án, với đối tượng thụ hưởng là 60 thanh thiếu niên khuyết tật câm điếc tại Đà Nẵng.

Dự án “Hành trình không lời” của Ly Ly và các bạn là một trong 6 dự án xuất sắc được Ban tổ chức Cuộc thi hỗ trợ kinh phí là gần 45 triệu đồng để thí điểm triển khai trong 6 tháng (từ tháng 1-6/2016).

Qua nhiều hoạt động như: Tập huấn nâng cao năng lực; xây dựng tình huống phòng chống xâm hại tình dục, tình dục an toàn; Triển lãm tranh, các buổi sinh hoạt, trò chơi… giúp những bạn bị điếc – nhóm người yếu thế trong cộng đồng - có thêm kiến thức, năng lượng, tự tin. Chính họ cũng là những “tuyên truyền viên” cho gia đình, người thân…” – Ly Ly nói.

Nguyễn Ly Ly (áo trắng) trao đổi cùng Hà My thông qua phiên dịch viên.

Nguyễn Ly Ly (áo trắng) trao đổi cùng Hà My thông qua "phiên dịch viên".

Là một người câm, điếc, Phan Thị Hà My (25 tuổi, ở Gia Lai, đang làm việc tại Đà Nẵng) cũng là một trong hàng chục thanh niên thụ hưởng dự án “Hành trình không lời” không giấu được hứng khởi khi chia sẻ với chúng tôi cảm xúc sau khi tham dự chương trình này.

Thông qua “phiên dịch viên”, cô gái trẻ cho biết, sau khi tham gia dự án, một người bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp thông thường như cô học được cách bảo vệ bản thân, tránh những tình huống không hay trong cuộc sống.

Hà My cũng bày tỏ rằng, chỉ 6 tháng tham gia, cô thấy tự tin hơn hẳn trong công việc, hoà nhập cộng đồng.

Theo Ly Ly, chuyện SKSS/SKTD giành cho đối tượng thanh niên khuyết tật nói riêng hay thanh niên nói chung là chuyện tế nhị, “dễ đùa, khó nói”, rất khó để tiếp cận một cách “công khai”, nên họ cần cách tiếp cận gần gũi, thân thiện nhất.

Theo Ly Ly, với thanh niên, tốt nhất là tổ chức các hoạt cảnh, dựng tình huống, các hoạt động “trực diện”, lan toả tới nhiều người để họ dễ hiểu, nhớ lâu…

Những người trẻ tham gia lễ phát động ngày 13/11 cho biết, họ mong muốn được tiếp cận, tập huấn các kỹ năng, kiến thức truyền thông SKSS/SKTD, hỗ trợ cách thức thực hiện tư vấn... và mong chờ những sáng kiến chăm sóc SKSS/SKTD xuất sắc sẽ được lựa chọn, chia sẻ trong cả nước.

10 đề xuất sáng kiến có tính khả thi sẽ được trao 2 triệu đồng và được tham dự khoá đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng trong xây dựng, quản lý, tổ chức hoạt động, giám sát, viết báo cáo

Ban tổ chức và nhà tài trợ sẽ làm việc với những đề xuất được lựa chọn để hoàn thiện đề xuất dự án và chọn những sáng kiến tốt nhất để hỗ trợ triển khai thí điểm trong thời gian tối đa 1 năm (2019) với mức kinh phí hỗ trợ cao nhất là 5.000 USD.

Những sáng kiến chưa được hỗ trợ, Ban tổ chức và nhà tài trợ tiếp tục giới thiệu, kêu gọi hỗ trợ.

Để tải nội dung, thể lệ, đăng nhập website: thanhthieunientrunguong.vn/ www.facebook.com/unfpa.vietnam/

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Top