Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 dấu hiệu chắc cú mẹ bầu sắp vượt cạn, hễ có thì cần nhập viện ngay lập tức

Thứ năm, 10:18 05/05/2022 | Dân số và phát triển

Suốt hơn 9 tháng mang thai, mẹ luôn mong ngóng giây phút được gặp mặt con yêu. Nhận biết sớm những dấu hiệu chuyển dạ sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt để sẵn sàng cho giây phút thiêng liêng nhất của một thai kỳ.

6 dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu thường gặp

Gần đến ngày dự sinh, nếu gặp phải những dấu hiệu dưới đây thì mẹ bầu nên đi bệnh viện sớm vì đây là những dấu hiệu nhận biết mẹ sắp "vượt cạn".

Bung nhớt hồng

Trong suốt thời gian mang thai, ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo luôn có một nút nhầy vững chắc. Bên cạnh lớp cơ thành tử cung, lớp màng ối, nút nhầy này cũng là một hàng rào bảo vệ cho thai nhi, chống sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào buồng ối.

Chính vì vậy, khi cổ tử cung bắt đầu mở ra, nút nhầy sẽ bị bung và thoát ra ngoài cửa âm đạo như một chút nhầy nhớt, có màu hồng. Đây là dấu hiệu cảnh báo thời khắc chuyển dạ chính thức chuẩn bị bắt đầu.

Xuất hiện cơn gò tử cung

Vào tháng cuối thai kỳ, sản phụ đôi khi cảm nhận được các cơn trằn khắp bụng lúc di chuyển hay cử động mạnh. Cảm giác này khá mơ hồ, đa phần diễn ra ngắn, tần suất thưa thớt, không gây đau đớn gì rõ rệt và cũng không có ý nghĩa thay đổi cổ tử cung hay vị thế của thai nhi.

 - Ảnh 1.

Dấu hiệu điển hình của chuyển dạ là xuất hiện các cơn gò tử cung

Chỉ khi thai bước vào tuần từ 38 đến 40, các cơn gò sẽ khởi động rõ ràng hơn với chu kỳ tăng dần về cường độ lẫn tần số. Trong cơn gò này, sản phụ sẽ cảm giác đau nhiều và khắp cả vùng bụng căng cứng. Kết hợp với cách thở và rặn khi sinh hiệu quả của sản phụ, đây chính là động lực cho quá trình chuyển dạ tống xuất thai nhi ra ngoài.

Chảy nước ối

Dưới tác động của cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm, đầu thai di chuyển xuống, tạo thành đầu ối. Đầu ối căng phồng và tại vị trí tiếp giáp với vòng cổ tử cung, đây là nơi màng ối mỏng nhất và rất dễ vỡ. Khi màng ối vỡ, một lượng nước ối trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài. Nếu màng ối tự trượt lên nhau hay đầu thai nhi xuống thấp chèn vào, dòng nước ối sẽ bị ngăn chặn hoàn toàn hay chỉ chảy rỉ rả.

Lúc này, vỡ ối cũng là tác nhân khiến cơn gò tử cung xuất hiện nhiều hơn và trở nên dồn dập hơn. Mặt khác, nếu sắp đến ngày dự sinh mà thai chưa có cơn gò, bác sĩ sẽ dùng thủ thuật bấm ối, chủ động làm màng ối vỡ và chảy nước ối ra, kích thích khởi phát cơn gò chuyển dạ một cách tự nhiên.

Đau lưng

Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn vài ngày, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng. Những cơn đau lưng này thường âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và "chín", chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.

Cảm giác thai tụt xuống như sắp rơi

Trường hợp này gọi là sa bụng. Thai nhi không còn đè lên cơ hoành mà tụt sâu xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời. Bạn có thể tự nhận thấy khi đứng trước gương, phần bụng tụt xuống dưới hơn hẳn so với những ngày trước đó.

 - Ảnh 2.

Tụt bụng bầu là dấu hiệu cho biết mẹ bầu sắp sinh

Những thay đổi qua thăm khám âm đạo

Đây là những dấu hiệu chuyển dạ thực tế nhất, thông qua thăm khám bên trong âm đạo của các bác sĩ sản khoa hay nữ hộ sinh. Các đặc điểm cần ghi nhận là sự thay đổi ở cổ tử cung, cụ thể: cổ tử cung xóa và mở dần dưới tác động của cơn gò, đầu ối thai nhi được thành lập (chỉ khi màng ối còn nguyên vẹn) và có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung.

Khi có đầy đủ các dấu hiệu nêu trên, bác sĩ sẽ báo cho bạn biết thời điểm thích hợp cần rặn sinh theo chu kỳ cơn gò, nhằm tăng tính hiệu quả đẩy thai nhi ra ngoài.

Các giai đoạn của chuyển dạ và dấu hiệu mỗi giai đoạn

Quá trình chuyển dạ của phụ nữ trải qua 2 giai đoạn với những dấu hiệu nhận biết khác nhau:

Dấu hiệu chuyển dạ: 

Giai đoạn 1

Các cơn co thắt thực sự xuất hiện. Cơn co từ nhẹ tới trung bình, xảy ra mỗi 5 - 30 phút, kéo dài tới 90 giây ở mỗi lần co bóp. Chúng sẽ đạt đỉnh về cường độ nhưng sau đó giảm dần cho đến cuối cùng, co thắt sẽ thường xuyên và lâu hơn.

Các bác sĩ khuyên bạn nên biết cách nhận biết cơn co khi chuẩn bị sinh là co thắt cách nhau khoảng 5 phút một cơn, mỗi cơn kéo dài 60 giây và diễn ra trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.

 - Ảnh 3.

Mẹ bầu nên học cách rặn đẻ từ trước để chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh bé

Chuyển dạ bắt đầu, các cơn co thắt xảy ra cứ mỗi vài phút một lần, túi ối có thể vỡ. Những dấu hiệu chuyển dạ trong giai đoạn này có thể kéo dài vài tiếng. Sau đó, khi cơ thể mẹ đã sẵn sàng, cổ tử cung mở khoảng 10cm. Các cơn co thắt dữ dội có thể kéo dài tới 90 giây, mỗi 30 giây tới 2 phút lại có một cơn. Đây là giai đoạn đau đớn nhất nhưng cũng ngắn nhất, kéo dài 30 phút tới 2 tiếng.

Giai đoạn 2: Sinh

Rặn - đẩy là "việc" chính của giai đoạn này. Các cơn co thắt ở tử cung mẹ đẩy bé di chuyển ra bên ngoài. Nếu rặn – đẩy thất bại, người mẹ có thể phải chỉ định mổ đẻ.

Khi em bé chui ra ngoài, mẹ có cảm giác nóng rát. Phần lớn trường hợp đều phải rạch tầng sinh môn để giúp hỗ trợ sinh thường thành công. Giai đoạn này có thể mất 20 phút tới 2 tiếng.

Giai đoạn 3: Đẩy nhau

Các cơn co thắt nhẹ vẫn tiếp tục xảy ra sau khi em bé đã ra khỏi bụng mẹ. Khoảng 5-30 phút sau sinh, co thắt giúp đẩy nhau ra ngoài. Bạn có thể cảm thấy đau vài ngày khi tử cung co lại.

Chuyển dạ sau sinh nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau sinh như băng huyết sau sinh, em bé ngạt thở, suy hô hấp… Vì thế, cần nhận biết sớm những dấu hiệu chuyển dạ, đưa mẹ bầu đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và theo dõi, xử lý kịp thời.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top