6 hành vi tưởng là lỗi nhưng không bị cảnh sát giao thông phạt, nhiều lái xe có thể chưa biết
GĐXH - Dưới đây là các hành vi khi tham gia giao thông tưởng là lỗi nhưng không bị cảnh sát giao thông xử phạt.
Một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bao gồm:
- Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: các vi phạm người tham gia giao thông thực hiện trái với quy tắc phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: vi phạm về các công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
- Vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ: vi phạm về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và xe máy chuyên dùng.
- Vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ: vi phạm về người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
- Vi phạm quy định về vận tải đường bộ: những hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ.
- Các vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ khác.
Các hình thức xử phạt vi phạm giao thông mới nhất
Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm:
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền.
- Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trong đó, đối với hành vi vi phạm giao thông, phạt cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính, các hình thức còn lại là hình thức xử phạt bổ sung.
Lưu ý:
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính nhưng có thể bị áp dụng một/nhiều hình thức xử phạt bổ sung.
Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.

Nhiều hành vi tưởng là lỗi nhưng không bị cảnh sát giao thông phạt. Ảnh minh họa: TL
Những hành vi tưởng là lỗi nhưng sẽ không bị cảnh sát giao thông phạt
Đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai
Người điều khiển xe máy, xe đạp đi xe dàn hàng ngang đều bị nghiêm cấm theo Khoản 3, Điều 30 và Khoản 1, Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Nếu vi phạm, người điều khiển xe máy, xe đạp sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Tuy nhiên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP lại chỉ quy định về mức phạt đối với xe đạp, xe máy đi dàn hàng ba trở lên. Cụ thể:
- Đi xe máy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên: Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
- Đi xe đạp dàn hàng ngang 03 xe trở lên: Phạt từ 80.000 - 100.000 đồng.
Quy định hiện hành chưa có mức phạt cụ thể dành cho hành vi đi xe dàn hàng hai. Điều này đồng nghĩa rằng hành vi đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai sẽ không bị xử phạt vi phạm giao thông.
Xe máy không có gương chiếu hậu bên phải
Theo Điểm e, Khoản 2, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, có đủ gương chiếu hậu là một trong những điều kiện đảm bảo cho ô tô, xe máy được phép tham gia giao thông. Nếu vi phạm quy định này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Theo Điểm a, Khoản 2 Điều 16, khi ô tô chỉ cần không có đủ gương chiếu hậu là sẽ bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng. Nhưng với xe máy vi phạm, người điều khiển phương tiện chỉ bị phạt khi điều khiển xe mà không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng.
Điểm a, Khoản 1, Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
Căn cứ quy định trên, người điểu khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên phải sẽ không bị xử phạt.
Không xi nhan khi đi vào đường cong
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan khi chuyển làn; chuyển hướng xe; khi ô tô lùi xe, dừng xe, đỗ xe. Nếu không bật xi nhan trong các trường hợp này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm.
Ngoài ra, các lái xe cũng được khuyến nghị nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã 3 chữ Y… để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên đây chỉ là khuyến nghị chứ không phải yêu cầu bắt buộc.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng không quy định nào bắt buộc phải bật xi nhan nếu đi vào đường cong.
Do đó, khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, không chuyển hướng, không chuyển làn) mà không bật xi nhan cũng sẽ không bị phạt.
Trường hợp đi xe máy bằng một tay
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn, hiện chưa có nội dung xử phạt đối với hành vi lái xe bằng một tay, tuy nhiên một số hành vi cụ thể khác đã được quy định kèm mức phạt tiền tương ứng.
Tại Điểm a, Khoản 8, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe.
Cũng theo quy định tại Điểm h, Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, người dân có thể bị xử phạt lên đến 1.000.00 đồng đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện tham gia lưu thông trên đường.
Theo đó, hiện nay pháp luật chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy bằng một tay.
Đeo tai nghe khi điều khiển ô tô
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ yêu cầu người điều khiển xe mô tô, xe máy không sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông mà không yêu cầu người điều khiển ô tô thực hiện.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP không quy định về mức phạt đối với hành vi điều khiển ô tô mà sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông.
Theo đó, việc sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông bằng ô tô không bị coi là hành vi vi phạm hành chính nên sẽ không bị xử phạt vi phạm.

Hỗ trợ bắt cướp, hai người dân Cà Mau được khen thưởng
Xã hội - 6 giờ trướcAnh Dương Ra Xil và anh Võ Nhật Duy đã hỗ trợ vây bắt đối tượng cướp giật túi xách của người phụ nữ nên được khen thưởng.

TP.HCM: Va chạm với xe ben khi chờ đèn đỏ, một phụ nữ tử vong
Xã hội - 8 giờ trướcNgười phụ nữ điều khiển xe máy bị cuốn vào gầm xe ben và tử vong tại chỗ khi đang dừng chờ đèn đỏ ở giao lộ Thanh Niên – Trần Văn Giàu, huyện Bình Chánh, TP.HCM.

Sự cố khiến metro Nhổn- Cầu Giấy bất ngờ dừng đột ngột
Xã hội - 10 giờ trước14h30 ngày 23/5, trên tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội đoạn trên cao xảy ra sự cố. Điện từ ga Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia, Chùa Hà, Cầu Giấy đã được ngắt để xử lý.

Hà Nội: Loạt công trình xây dựng sai phép 'mọc' trên khu đất quy hoạch cơ quan, viện nghiên cứu ở Long Biên
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Dù được cơ quan chức năng xác định "không phù hợp quy hoạch làm đất ở", thế nhưng trên khu đất có diện tích hơn 330m² tại tổ 23, phường Bồ Đề, quận Long Biên (TP Hà Nội) lại xuất hiện hàng loạt công trình có dấu hiệu xây dựng trái phép, không đúng mục đích sử dụng, gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân, khiến dư luận không khỏi bức xúc.

Hàng triệu người Việt đón tin vui "chấn động" từ Chính phủ: Một lĩnh vực gây tranh cãi nhiều năm sắp được đưa vào khuôn khổ pháp lý
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Sau nhiều năm tồn tại trong "vùng xám", một lĩnh vực từng gây tranh cãi gay gắt tại Việt Nam sắp chính thức bước vào khuôn khổ quản lý. Động thái mới từ Chính phủ không chỉ khiến giới đầu tư "dậy sóng", mà còn buộc hàng triệu người dân phải nhanh chóng cập nhật để không bị bỏ lại phía sau. Vậy chính sách sắp ban hành là gì và thay đổi như thế nào?

Từ ngày 1/6/2025, nhà nước sẽ "khai tử" loại giấy tờ này, hàng triệu người lưu ý để không bị mất quyền lợi
Đời sống - 17 giờ trướcGĐXH - Từ ngày 01/06/2025, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng giấy sẽ chính thức ngừng được cấp lại. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số toàn diện của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Người dân cần chủ động cập nhật thông tin để tránh bị gián đoạn quyền lợi khi đi khám chữa bệnh.

Cảnh giác lừa đảo 2025: Các chiêu trò mới nhất đang rình rập khắp mạng xã hội
Đời sống - 18 giờ trướcGĐXH - Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2025, hơn 12.000 người dân tại Việt Nam đã trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo qua mạng, từ hình thức “giả danh công an” đến “tặng quà sinh nhật từ ngân hàng”. Không ít người mất trắng tiền trong tài khoản chỉ vì một cú click. Đáng lo hơn, thủ đoạn ngày càng tinh vi, dựa trên AI và Deepfake, khiến người trẻ, dân văn phòng lẫn người cao tuổi đều có thể trở thành mục tiêu.

Giờ sinh Âm lịch của những người hay gặp may mắn về tiền bạc, có nhiều cơ hội làm giàu
Đời sống - 19 giờ trướcGĐXH - Ai sinh vào 4 khung giờ Âm lịch này được coi là giờ lành, thường gặp may trên con đường tài lộc, bản thân họ có thể vận dụng tốt tài năng của mình để phát triển trong tương lai.

Thông tin ai cũng muốn biết: Bảng lương theo vị trí việc làm, cán bộ, công chức và viên chức sắp có sự thay đổi?
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Theo Bộ Nội vụ, việc đề xuất thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026.

Điểm tên các con giáp chính trực, khảng khái, sẵn sàng đấu tranh cho lẽ phải
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Những con giáp dưới đây chẳng bao giờ yên lặng khi trông thấy một chuyện bất bình.

Từ ngày 1/6/2025, nhà nước sẽ "khai tử" loại giấy tờ này, hàng triệu người lưu ý để không bị mất quyền lợi
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 01/06/2025, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng giấy sẽ chính thức ngừng được cấp lại. Đây là bước đi quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số toàn diện của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Người dân cần chủ động cập nhật thông tin để tránh bị gián đoạn quyền lợi khi đi khám chữa bệnh.