6 loại gia vị quen thuộc hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả
Mỡ máu cao làm gia tăng cholesterol xấu sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Tham khảo 5 loại gia vị thường có trong bếp của mỗi gia đình giúp kiểm soát mức cholesterol hữu ích.
Cholesterol cao hay còn gọi mỡ máu cao là một vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Khi nồng độ cholesterol trong máu quá cao có thể dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim và đột quỵ.
Theo BS. Vũ Ngọc Hà, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Tăng mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn như tăng cholestero l hoặc tăng triglyceride, hoặc tăng LDL-C (cholessterol xấu), hoặc giảm HDL-C (cholessterol tốt)...
Mặc dù sử dụng thuốc và thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát cholesterol cao nhưng thực hiện một vài biện pháp tự nhiên cũng hiệu quả không kém. Một số loại thảo mộc và gia vị phổ biến có các hoạt chất có tác dụng thay đổi cách cholesterol LDL tương tác với các gốc tự do - các thành phần có thể làm cho các phân tử trong LDL không ổn định, gây viêm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch . Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 6 loại gia vị có thể giúp kiểm soát mỡ máu cao.
1. Nghệ hỗ trợ giảm mỡ máu cao
Nghệ chứa một hợp chất gọi là curcumin, được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm viêm và giảm mức cholesterol. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng curcumin giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol "xấu") và tăng cholesterol HDL (cholesterol "tốt"). Ngoài ra, nghệ còn giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, đây là quá trình dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch.

Củ nghệ là một loại gia vị đã được sử dụng hàng ngàn năm trong y học cổ truyền với nhiều giá trị sức khỏe.
Ngoài chất curcumin, nghệ còn có nhiều thành phần chống oxy hóa không nhạy cảm với sự phá hủy khi nấu nướng. Một nghiên cứu cho thấy dùng 2,4g nghệ (khoảng 1 thìa cà phê) trong 4 tuần giúp giảm cholesterol LDL và protein phản ứng C (một dấu hiệu của tình trạng viêm liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim ).
2. Quế cải thiện lượng đường trong máu, giảm mỡ máu
Quế chứa một hợp chất gọi là cinnamaldehyde chịu trách nhiệm tạo ra mùi thơm và hương vị riêng biệt cũng như nhiều lợi ích cho sức khỏe. Quế có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ, mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Mặc dù quế được biết đến nhiều nhất với khả năng giảm lượng đường trong máu nhưng nó cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim vì đã được chứng minh là cải thiện mức cholesterol và huyết áp.

Quế là một loại gia vị giảm tích tụ mỡ máu.
Quế chứa các hợp chất gọi là cinnamaldehyde và acid cinnamic giúp giảm cholesterol LDL và chất béo trung tính (một loại chất béo có trong máu). Quế cũng được chứng minh là giúp cải thiện lượng đường trong máu, điều này rất quan trọng đối với những người có cholesterol cao vì lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tăng cholesterol LDL.
3. Gừng chống oxy hóa và giảm sự tích tụ mỡ máu
Gingerol, thành phần hoạt tính sinh học mạnh nhất của gừng, chịu trách nhiệm tạo nên hương vị và mùi thơm, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.
Mặc dù gừng thường được biết đến nhiều với tác dụng chống buồn nôn nhưng nghiên cứu gần đây đã xem xét tác dụng của gừng trong việc giảm các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch.
Gừng chứa các hợp chất gọi là gingerol và shogaol, được chứng minh là có đặc tính chống viêm, giảm cholesterol. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng gừng giúp giảm mức cholesterol LDL và cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Một đánh giá tổng hợp của 12 nghiên cứu cho thấy gừng đạt được kết quả tốt hơn khi sử dụng với lượng 2,4g (tương đương 1 thìa cà phê), bao gồm giảm trung bình 38 điểm chất béo trung tính và giảm 12 điểm trong tổng lượng cholesterol. Tăng chất béo trung tính, cholesterol và lượng đường trong máu đều là những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim. Ngoài ra, gừng còn được chứng minh là giúp cải thiện tuần hoàn, giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch.
4. Tiêu đen giảm nguy cơ phát triển mức cholesterol cao
Hạt tiêu đen có chứa một hợp chất gọi là piperine, được phát hiện là có tác dụng giảm cholesterol tiềm năng. Piperine ức chế hoạt động của một loại enzyme liên quan đến tổng hợp cholesterol trong gan và làm tăng bài tiết acid mật giúp hỗ trợ thêm cho quá trình tiêu hóa và hấp thu chất béo trong chế độ ăn uống.
Hạt tiêu đen cũng chứa chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm, bảo vệ chống lại tác hại do các gốc tự do gây ra và giảm nguy cơ phát triển mức cholesterol cao.

Hạt tiêu đen có chứa piperine được chứng minh là có tác dụng giảm cholesterol, ngừa mỡ máu cao.
5. Hạt cỏ cà ri giúp cải thiện tiêu hóa và giảm viêm
Cỏ cà ri là một loại gia vị thường được sử dụng trong ẩm thực Ấn Độ và Trung Đông. Nó chứa các hợp chất gọi là saponin, được chứng minh là có đặc tính làm giảm cholesterol. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cỏ cà ri có thể giúp giảm mức cholesterol LDL và cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra, cỏ cà ri còn được chứng minh là giúp cải thiện tiêu hóa và giảm viêm.

Cỏ cà ri được chứng minh là giúp cải thiện tiêu hóa và giảm viêm.
6. Tỏi làm giảm huyết áp và giảm lượng cholesterol trong máu
Tỏi là một trong những loại gia vị nấu ăn phổ biến nhất và được nghiên cứu nhiều nhất. Hơn 100 chất phytochemical đã được xác định trong tỏi, trong đó thành phần chứa lưu huỳnh allicin là chất được biết đến nhiều nhất. Allicin và các hợp chất lưu huỳnh khác tạo ra vị cay nồng và nhiều lợi ích sức khỏe.
Allicin và các hợp chất lưu huỳnh khác cũng được tìm thấy trong họ hàng của tỏi, bao gồm hành và tỏi tây. Các hợp chất lưu huỳnh có lợi cho sức khỏe này được hình thành khi tép tỏi được cắt, nghiền hoặc nhai.

Tỏi là một lựa chọn lành mạnh giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính.
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỏi làm giảm huyết áp và chống lại tổn thương gốc tự do trong mạch máu của những người bị tăng huyết áp . Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỏi làm giảm lượng lipid trong máu, đặc biệt là cholesterol toàn phần và LDL.
Một phân tích của 39 thử nghiệm khác cho thấy tiêu thụ tỏi trong 2 tháng làm giảm đáng kể lượng cholesterol tổng cộng trung bình 17 điểm và cholesterol LDL trung bình 9 điểm ở những người có tổng mức cholesterol từ 200 mg/dL trở lên.
Mặc dù một nghiên cứu cho thấy mức tương đương với một tép tỏi là không đủ để tạo ra sự khác biệt nhưng theo 10 nghiên cứu khác cho rằng tiêu thụ 4 tép tỏi mỗi ngày sẽ tạo ra sự khác biệt. Một nghiên cứu khác cho thấy tỏi có tác dụng tốt hơn khi kết hợp với 1 thìa nước cốt chanh.

Người phụ nữ nhập viện vì sỏi lớn gây tắc mật và thoát vị thành bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 phút trướcGĐXH - Người bệnh nhiều lần đau âm ỉ vùng mạn sườn phải kèm đau ngực. Cơn đau tăng dần, kèm sốt nhẹ 38 độ C, buồn nôn nên được gia đình đưa đến viện khám.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 53 phút trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 4 giờ trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 7 giờ trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.