Hà Nội
23°C / 22-25°C

6 loại thảo mộc giúp làm dịu các triệu chứng đau bụng kinh

Chủ nhật, 16:40 13/11/2022 | Bệnh thường gặp

Hầu hết phụ nữ đều cảm thấy khó chịu và đau nhẹ ở vùng bụng dưới trước và trong kỳ kinh nguyệt. Một số loại thảo mộc có tác dụng làm giảm bớt những triệu chứng này.

1. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là cảm giác đau tức vùng bụng dưới có thể xảy ra cả trước và trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đau bụng kinh có thể từ đau âm ỉ, dai dẳng đến khá dữ dội.

Khi đến kỳ kinh nguyệt, thành tử cung bắt đầu co bóp mạnh hơn để giúp niêm mạc tử cung bong ra như một phần của kỳ kinh. Đau bụng kinh không giống như cảm giác khó chịu trong hội chứng tiền kinh nguyệt.

Trong khi những cơn đau bụng kinh nhẹ có thể giống như một cơn đau bụng nhẹ trong thời gian ngắn, những cơn đau bụng kinh nghiêm trọng có thể gây đau đớn đến mức chúng có xu hướng cản trở các hoạt động thường xuyên của phụ nữ trong vài ngày.

6 loại thảo mộc giúp làm dịu các triệu chứng đau bụng kinh - Ảnh 2.

Đau bụng kinh ảnh hưởng tới hầu hết phụ nữ độ tuổi sinh sản.

Đau bụng kinh được chia thành 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát được định nghĩa là đau bụng trong kỳ kinh mà không có bệnh lý cơ bản nào về vùng chậu được xác định. Cơn đau thường tối đa vào ngày đầu tiên của chu kỳ và sau đó giảm mức độ nghiêm trọng.

Đau bụng kinh nguyên phát thường gặp ở những cô gái trẻ hơn ngay sau khi họ xuất hiện kinh nguyệt. Các triệu chứng của đau bụng kinh nguyên phát thường cải thiện theo tuổi và sau khi sinh con.

Đau bụng kinh thứ phát là hiện tượng đau bụng kinh liên quan đến một bất thường ở vùng chậu như lạc nội mạc tử cung , u xơ tử cung hoặc bệnh viêm vùng chậu,… Trong mỗi chu kỳ, cơn đau bắt đầu ngay cả trước khi bắt đầu kinh nguyệt và có thể tiếp tục ngay cả sau khi kết thúc chu kỳ.

Các triệu chứng của đau bụng kinh thứ phát bắt đầu ở độ tuổi muộn hơn so với đau bụng kinh nguyên phát. Ngoài ra, các triệu chứng có xu hướng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian thay vì cải thiện.

2. Các triệu chứng của đau bụng kinh

Các triệu chứng của đau bụng kinh bao gồm

  • Đau nhói hoặc chuột rút ở vùng bụng dưới
  • Đau âm ỉ, liên tục trong suốt chu kỳ kinh
  • Đau lan xuống lưng dưới

Các triệu chứng liên quan khác

  • Tiêu chảy
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn

3. Cách ngăn ngừa đau bụng kinh

Bạn có thể ngăn ngừa hoặc/và giảm thiểu các triệu chứng của đau bụng kinh bằng thay đổi lối sống. Tập thể dục thường xuyên hữu ích để giảm đau bụng kinh.

Tập luyện làm tăng giải phóng endorphin và giảm chuột rút. Các động tác yoga trong kỳ nguyệt san của bạn không chỉ giảm triệu chứng đau bụng mà còn mang lại cảm giác thư giãn có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khác liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Một biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà bao gồm chườm nóng. Đặt một miếng đệm nóng chườm lên bụng và lưng dưới của bạn giúp giảm đau. Ngoài ra, một chiếc khăn nóng hoặc một bồn tắm nước ấm cũng có thể làm được điều này.

6 loại thảo mộc giúp làm dịu các triệu chứng đau bụng kinh - Ảnh 3.

Một số động tác yoga nhẹ nhàng có thể giúp bạn giảm mệt mỏi và các cơn đau khi có kinh nguyệt.

Chế độ ăn ít chất béo có hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh. Tránh các loại thực phẩm như cà phê, soda, thức ăn nhiều dầu mỡ và gia vị. Ngừng hút thuốc và uống rượu hoặc ít nhất là cắt giảm nó càng nhiều càng tốt.

Một số loại thực phẩm có thể giảm đau bụng đối với một số người. Bạn có thể thử bao gồm chúng trong thực đơn hàng ngày như: chuối, mầm lúa mì, hạt hướng dương, yến mạch, mùi tây, cá hồi, socola đen, gừng, hạt cỏ cà ri, rau bina và trà xanh…

Hãy uống đủ nước để đảm bảo rằng bạn không bị mất nước, vì khi cơ thể mất nước sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng kinh.

Uống chất lỏng nóng như trà thảo mộc nóng và nước chanh ấm khi bị đau bụng kinh có thể giúp tăng lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp của bạn.

4. Một số thảo mộc giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả

4.1 Bạc hà

Bạc hà là một tác nhân hiệu quả để giảm đau bụng kinh. Uống từ 1-2 tách trà bạc hà mỗi ngày khi bị đau bụng kinh hàng tháng.

4.2 Mùi tây

Nước ép mùi tây có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng chuột rút đau đớn. Uống khoảng 75 ml hỗn hợp nước ép mùi tây với nước ép củ cải đường, cà rốt và dưa chuột có thể mang lại hiệu quả tối đa.

4.3 Gừng

Gừng là một phương pháp đơn giản điều trị tại nhà hiệu quả trong thời gian kinh nguyệt đau đớn. Prostaglandin giúp tử cung co bóp trong thời kỳ kinh nguyệt và làm bong lớp niêm mạc của nó. Quá nhiều prostaglandin có liên quan đến chứng đau bụng kinh và đau dữ dội. Gừng có thể giúp giảm điều này.

6 loại thảo mộc giúp làm dịu các triệu chứng đau bụng kinh - Ảnh 5.

Đun sôi một miếng gừng trong một cốc nước trong vài phút, thêm đường và uống 2-3 lần mỗi ngày.

4.4 Húng quế

Lá húng quế có chứa một thành phần tiêu diệt cơn đau được gọi là axit caffeic, có thể làm giảm đau bụng kinh và giảm đau. Đun sôi nước và đổ ngập một nhúm lá húng quế trong cốc và để cho đến khi nguội. Uống 1/2 - 1 tách trà húng quế để giảm bớt chứng chuột rút.

4.5 Quế

Quế có đặc tính chống viêm và chống co thắt có thể làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh. Bạn có thể rắc bột quế lên thức ăn sáng hoặc thêm vào trà.

4.6 Thì là

Thì là đã được phát hiện là một loại thảo dược hỗ trợ điều trị đau bụng kinh và các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bột thì là làm giảm đau bụng kinh cũng hiệu quả như thuốc giảm đau không kê đơn.

Tuy nhiên, trong trường hợp quá đau hoặc đau liên tục bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị phù hợp.

Thiên Châu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Thanh niên 30 tuổi hôn mê sâu do bệnh tiểu đường, tiết lộ thói quen nhiều người trẻ Việt đang mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị biến chứng tiểu đường cho biết anh vốn có sức khỏe tốt. Sở thích của anh là uống các loại nước ngọt chứa nhiều đường. Thói quen này đã duy trì từ hồi sinh viên đến trước khi anh nhập viện.

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Phình động mạch chủ cần chú ý gì trong chế độ ăn?

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Mặc dù khó tránh được tất cả các yếu tố nguy cơ của chứng phình động mạch chủ nhưng việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ và tránh một số tác nhân có hại sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa chứng phình động mạch chủ.

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Với bệnh nhân suy giáp, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng.

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Người bệnh cao huyết áp cần làm việc này mỗi ngày để nâng cao tuổi thọ, người Việt nên áp dụng ngay

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Người bệnh cao huyết áp có thể không cần tập luyện phức tạp, chỉ cần đứng dậy và di chuyển khoảng 30 phút mỗi ngày đã giảm huyết áp gần 3,5 mmHg.

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

10 câu hỏi thường gặp về bệnh sán lá gan

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Sán lá gan là một loài ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa gây ra bệnh lý tại nhiều cơ quan nhưng chủ yếu ở gan và đường mật. Sán lá gan có thể gây biến chứng nguy hiểm nên người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Đau xương khớp kéo dài, cảnh giác với ung thư phổi di căn

Đau xương khớp kéo dài, cảnh giác với ung thư phổi di căn

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, mọi người không nên chủ quan với biểu hiện đau xương khớp, đau cột sống nhất là khi dùng thuốc giảm đau không đỡ hoặc kèm theo tê bì, yếu chi thì nên cảnh giác hơn về bệnh lý nghiêm trọng chứ không phải thoái hóa.

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

Bản thân ông Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sửng sốt khi nhìn kết quả hình ảnh X-quang chụp mạch máu bị vôi hóa, tắc nghẽn nghiêm trọng của mình.

Top