7 vị trí quan trọng trên cơ thể thường bị vệ sinh sai cách khi đi tắm, gây tích tụ vi khuẩn và mầm bệnh mà chúng ta không biết
Các chuyên gia y tế cho rằng có đến 7 bộ phận thường bị bỏ qua hoặc không được vệ sinh đúng cách trong lúc tắm.
Đã như một thói quen, chúng ta tắm gội mỗi ngày để làm sạch cơ thể. Tuy nhiên, gần như tất cả chúng ta đều tắm gội theo bản năng mà không biết các quy tắc chính xác. Da mặt, hai bên bàn tay, cổ và ngực là các khu vực thường được chăm chút làm sạch nhất...
Ngược lại các chuyên gia y tế cho rằng có đến 7 bộ phận thường bị bỏ qua trong lúc tắm, thậm chí có nơi gần như không bao giờ được vệ sinh đúng cách. Điều đó dẫn đến việc các bộ phận này bị tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, mầm bệnh... cuối cùng khiến cơ thể có mùi và gây nên nhiều căn bệnh nghiêm trọng.
7 vị trí quan trọng trên cơ thể thường bị vệ sinh sai cách khi đi tắm
1. Lưng

Aashmeen Munjaal, chuyên gia tư vấn trang điểm tại Ấn Độ cho biết, mỗi người nên đảm bảo đã chà lưng đúng cách để loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi. Lưng thường được làm sạch khá qua loa vì để vệ sinh chúng không hề dễ dàng. Tế bào chết hay bụi bẩn trên lưng lâu ngày có thể gây nhiễm trùng da và hình thành mụn lưng. Để làm sạch lưng, bạn cần sử dụng một miếng bọt biển, cọ lưng từ trên xuống dưới. Sau đó, rửa sạch lưng bằng nước ấm. Cuối cùng mới thoa sữa tắm và rửa lại thêm một lần nữa.
2. Vùng kín
Bộ phận nhạy cảm mà nhiều người hay làm sạch sai cách đó là "vùng kín". Điều đó có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa, nghiêm trọng hơn là gây vô sinh, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng...
Tiến sĩ Suman Bijlani, bác sĩ sản phụ khoa người Ấn Độ, giải thích rằng mỗi người nên vệ sinh âm đạo từ trước ra sau chứ không phải ngược lại để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, không được chà xát mạnh mà hãy làm sạch khu vực này nhẹ nhàng.
Không chỉ phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng cần chuẩn bị dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch "vùng kín". Điều này giúp tránh nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn chéo cho phái nữ.

3. Đầu gối
Trong lúc đi tắm, có khi nào bạn quên làm sạch đầu gối chưa? Thực ra đây là một trong những bộ phận bẩn nhất trên cơ thể. Chúng dễ tích tụ bụi bẩn và mồ hôi, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, trong một số trường hợp còn dẫn đến ngứa.
Để làm sạch đầu gối bạn cần sử dụng bông tắm kỳ cọ thật kỹ, sử dụng xà phòng tắm rồi làm sạch với nước ấm. Cuối cùng đừng quên dưỡng ẩm cho đầu gối để làm mềm da.
4. Tai
Bạn dùng bông ngoáy tai mỗi tuần, nhưng bạn có bao giờ rửa tai khi đi tắm không? Có lẽ rất nhiều người quên mất phải làm điều này, nhưng thực tế vành tai là nơi dễ tích tụ bụi bẩn nhất. Thói quen vệ sinh tai giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tai. Khi tắm, bạn hãy nghiêng đầu sang phải và vẩy nhẹ một ít nước vào tai phải để làm sạch. Sau đó làm tương tự với tai trái.
Sau khi hoàn tất, hãy dùng khăn khô hoặc bông tẩy trang để thấm khô tai.

5. Khuỷu tay
Khuỷu tay là một trong những bộ phận có màu sẫm và thường khô hơn các khu vực khác. Lý do nó trông sẫm màu là bởi sự tích tụ của các tế bào da chết. Vì vậy mỗi khi tắm bạn hãy dùng kem tẩy tế bào chết và chà bông tắm lên khuỷu tay để rửa sạch. Bạn thậm chí có thể sử dụng nước chanh để làm sáng khuỷu tay. Sau khi tẩy tế bào chết, đừng quên thoa kem dưỡng ẩm để làm mềm vùng da quanh khuỷu tay.
6. Sau gáy
Chúng ta thường làm sạch cổ nhưng lại quên mất khu vực sau gáy. Đó là lý do khiến phần gáy của bạn trông sẫm màu hơn so với phần còn lại của cơ thể.
Để làm sạch, hãy thoa xà phòng lên phần gáy, di chuyển tay từ dưới lên trên và ngược lại để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó dùng bông tắm để làm sạch gáy đúng cách nhằm tẩy tế bào chết.
7. Gót chân

Bạn có thường xuyên vệ sinh gót chân không? Một lần một tuần hay chỉ trong một buổi làm móng chân? Bạn nên thực hiện hàng ngày để có đôi gót chân mịn màng, mềm mại và ngăn ngừa nứt gót chân.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến gót chân bị nứt là do chăm sóc bàn chân không đúng cách và sử dụng các hóa chất mạnh khiến gót chân bị khô. Trong khi tắm, hãy ngâm chân trong nước ấm, sau đó thoa xà phòng lên gót chân. Rửa chân bằng nước ấm và thực hiện thói quen này hàng ngày để có gót chân sạch, mịn màng.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.