Hà Nội
23°C / 22-25°C

70% người cao tuổi bị bệnh chưa tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Thứ tư, 15:15 07/11/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet – Hiện nay, chỉ có khoảng 30% người cao tuổi (NCT) khi điều trị bệnh tuân thủ các chỉ dẫn bác sĩ, trong số 70% còn lại, một nửa là làm theo ý mình, một nửa là lúc nhớ lúc quên…

Đây là thông tin được đưa ra tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Nâng cao kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, phòng chống các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm ở NCT” do Tổng cục DS-KHHGĐ, Báo Gia đình & Xã hội tổ chức ngày 7/11.


Nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe NCT được đưa ra tại buổi Tọa đàm Nâng cao kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, phòng chống các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm ở NCT”. Ảnh: Chí Cường

Nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe NCT được đưa ra tại buổi Tọa đàm "Nâng cao kỹ năng về chăm sóc sức khỏe, phòng chống các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm ở NCT”. Ảnh: Chí Cường

Chỉ đi khám và điều trị khi có bệnh

Đề cập đến thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe cho NCT ở nước ta hiện nay, PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh – Trưởng Khoa Nội tiết – Cơ xương khớp (Bệnh viện Lão khoa Trung ương) cho biết, từ xưa đến nay người Việt Nam nói chung cũng như hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam đang chỉ tập trung chủ yếu vào việc chữa bệnh, tức là khi nào NCT có bệnh mới tới bệnh viện khám, chữa bệnh và điều trị.

Sau đó, NCT sẽ về nhà, không có hệ thống trung gian ở giữa để giúp cho NCT phục hồi trước khi về đến gia đình. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, đặt ra nhiều thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe cho NCT ở nước ta hiện nay.

Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, trên thực tế, 70% NCT Việt Nam sống ở nông thôn, đại đa số trong lực lượng này sinh ra và trưởng thành trong chiến tranh, thiếu thốn đủ bề từ thiếu dinh dưỡng đến dự trữ năng lượng sức khoẻ đều kém hơn nhiều so với NCT ở các nước khác.

Bên cạnh đó, NCT ở Việt Nam lại không có thói quen khám sức khoẻ định kỳ, phần vì có thể họ sống cô đơn, không có điều kiện, cũng có thể do khoảng cách đến cơ sở y tế không thuận lợi.


PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh – Trưởng Khoa Nội tiết – Cơ xương khớp (Bệnh viện Lão khoa Trung ương) tư vấn tại buổi Tọa đàm. Ảnh: Chí Cường

PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh – Trưởng Khoa Nội tiết – Cơ xương khớp (Bệnh viện Lão khoa Trung ương) tư vấn tại buổi Tọa đàm. Ảnh: Chí Cường

Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống y tế đã được cải thiện khá nhiều nhưng tư tưởng, nhận thức phải đi khám bệnh định kỳ của NCT vẫn chưa cao. Do đó, việc truyền thông để NCT hiểu, chính NCT là người đầu tiên cần phải đi khám để chăm lo cho sức khỏe của bản thân mình là điều vô cùng quan trọng.

Khoảng 30% NCT tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ

Bên cạnh việc chưa ý thức được tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ, nhiều NCT mắc bệnh lại không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bệnh của các bác sĩ. Cũng theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, chỉ có khoảng 30% NCT tuân thủ các chỉ dẫn bác sĩ, trong số 70% còn lại, một nửa là làm theo ý mình, một nửa là lúc nhớ lúc quên.

NCT thường bị lẫn do tuổi già, dẫn đến việc quên uống thuốc hoặc uống không đủ liều là việc hay xảy ra. PGS.TS Kim Thanh lấy ví dụ, bệnh viện bà đã từng tiếp nhận cấp cứu cho một đôi vợ chồng cao tuổi. Ông mắc bệnh tăng huyết áp, bà mắc bệnh đái tháo đường. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán, nguyên nhân khiến ông bà phải nhập viện là do hai người đã uống nhầm thuốc của nhau, từ đó dẫn đến việc sốc thuốc và phải vào viện cấp cứu.

Uống thuốc theo… hàng xóm

Một vấn đề khác được PGS.TS Kim Thanh đề cập là người Việt Nam tin người hàng xóm, người bên cạnh hơn là tin bác sĩ nên hay có kiểu dùng thuốc theo người nọ, người kia. Tuy nhiên, việc làm theo người bên cạnh rất nghiêm trọng. Bởi theo điều tra, mỗi NCT thường mắc từ 3-5 bệnh khác nhau. Nếu không cùng nền bệnh, không thể dùng thuốc một cách tùy tiện.

“Việc tự ý dùng thuốc điều trị rất thảm hoạ. Chúng tôi thường gọi là “thác bệnh lý”. Đơn cử, NCT thường dùng thuốc giảm đau, nhưng nếu dùng không đúng chỉ định sẽ rất dễ gây biến chứng xuất huyết tiêu hoá, mất nước, mất dịch, mất máu, sốc, nhồi máu đa tạng, suy dinh dưỡng, tạo ra cơn lốc bệnh nặng nề…”, PGS.TS Kim Thanh nhấn mạnh.


TS Chu Minh Hà – Trưởng Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện E) tại Tọa đàm. Ảnh: Chí Cường

TS Chu Minh Hà – Trưởng Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện E) tại Tọa đàm. Ảnh: Chí Cường

Đồng quan điểm trên, TS Chu Minh Hà – Trưởng Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện E) cho rằng, sai lầm lớn nhất trong việc điều trị các bệnh của NCT chủ yếu liên quan đến việc dùng thuốc nghe truyền miệng, truyền tai nhau. Rất nhiều bệnh nhân có bệnh nhưng thay vì đến khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ lại nghe người hàng xóm “mách” dùng thuốc nọ thuốc kia.

Điều này rất nguy hiểm vì mỗi người là một cá thể riêng biệt và thể trạng bệnh cũng không giống nhau. Hơn nữa, trong các loại thuốc có rất nhiều thành phần khác nhau. Do đó, NCT cần phải đến khám để xác định bệnh gì, nguyên nhân là gì, cách xử lý như thế nào chứ không nên nghe phương pháp truyền miệng từ người khác để tránh rước họa vào người.

Võ Thu – Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Top