8 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) là một nhóm các bệnh nhiễm trùng có thể lây truyền từ người sang người qua hoạt động tình dục. STI do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Nếu không được điều trị có nguy cơ dẫn đến bệnh tật lâu dài và vô sinh.
Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ, nên duy trì thực hành tình dục an toàn với các biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như bao cao su để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về 8 bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến.
1. Virus u nhú ở người (HPV)
HPV (Human papilloma virus) là virus lây qua đường tình dục. Không cần biết số lượng bạn tình là bao nhiêu, chỉ cần có quan hệ tình dục là có khả năng lây nhiễm HPV.
Các loại HPV lây truyền qua đường tình dục được chia thành 2 nhóm, nguy cơ thấp và nguy cơ cao. Trong đó, có khoảng 14 loại HPV nguy cơ cao bao gồm HPV 16, 18, 31, 33, HPV 35, 39, 45, 51, 52, 56, HPV 58, 59, 66 và 68.
Đáng lo ngại hơn là một số chủng virus có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật hoặc ung thư miệng và cổ họng. Hai trong số này là HPV16 và HPV18, là nguyên nhân đối với hầu hết các bệnh ung thư liên quan đến HPV.
2. Mụn rộp sinh dục

Herpes có thể gây ra các mụn rộp đau đớn trên bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc miệng.
Herpes là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ lây lan nhất và chi phí điều trị tốn kém nhất. Một nghiên cứu của tạp chí Y khoa Anh quốc BMJ Open năm 2022 ước tính rằng chi phí hàng năm cho liệu pháp ức chế có thể dao động từ 240 USD đến 2.580 USD mỗi năm.
Có 2 chủng virus: herpes simplex type 1 (HSV-1) và herpes simplex type 2 (HSV-2), cả hai đều lây truyền qua đường tình dục và gây ra mụn rộp sinh dục. Mụn rộp miệng có thể xuất hiện dưới dạng vết loét lạnh hoặc mụn nước, cũng như vết loét ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Giống như bệnh giang mai, mụn rộp có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là sau khi bị nhiễm trùng mới trong 3 tháng đầu.
3. Bệnh giang mai
Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai có hoạt động tình dục, bao gồm cả nam giới, phụ nữ và những người chuyển giới. Một nghiên cứu về bệnh lây truyền qua đường tình dục năm 2022 chỉ ra rằng tình trạng vô gia cư, chẩn đoán HIV và tiền sử sử dụng thuốc lá hoặc ma túy là những yếu tố nguy cơ mắc bệnh giang mai.
Bệnh giang mai có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét của người bị nhiễm bệnh. Các vết loét này thường xuất hiện trên bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như miệng, hậu môn hoặc trực tràng.
Theo dữ liệu sơ bộ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) về bệnh lây truyền qua đường tình dục năm 2021, hơn 2.000 trẻ sơ sinh được sinh ra mắc bệnh giang mai do lây truyền từ mẹ.
4. Viêm gan - bệnh lây truyền qua đường tình dục
Viêm gan, một căn bệnh dẫn đến viêm và xơ hóa gan, có thể lây truyền qua đường tình dục và các con đường khác. Nó có nhiều dạng, mặc dù các triệu chứng đều giống nhau: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, nước tiểu sẫm màu, vàng da và mắt.
Virus viêm gan B (HBV) lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm trùng thường xảy ra thông qua trao đổi chất dịch cơ thể, nhưng nó cũng có thể xảy ra do dùng chung kim tiêm hoặc truyền từ mẹ sang con trong khi sinh. Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng bao gồm sẹo, ung thư, suy gan và tử vong.

HBV gây bệnh viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, dịch cơ thể và quan hệ tình dục.
Giống như HBV, quan hệ tình dục cũng có thể lây lan virus viêm gan C (HCV), loại virus này lây truyền qua máu, tinh dịch và các chất dịch cơ thể khác. Mặc dù đã có phương pháp điều trị, bệnh lây truyền qua đường tình dục này cũng có thể dẫn đến suy gan và tử vong.
5. Bệnh Trichomonas
Bệnh Trichomonas là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây ra. Ký sinh trùng này có thể gây nhiễm cho cả nam và nữ. Mặc dù là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể chữa được nhất, bệnh Trichomonas có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ mang thai , theo Tạp chí Quốc tế năm 2021. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bệnh nhiễm ký sinh trùng này có thể dẫn đến sinh non, nhẹ cân và vỡ ối trước khi chuyển dạ.
Ở phụ nữ, các triệu chứng của bệnh Trichomonas có thể bao gồm ngứa, rát, đỏ hoặc đau nhức bộ phận sinh dục. Cảm giác khó chịu khi đi tiểu là phổ biến, cũng như chất dịch loãng có thể trong, trắng, hơi vàng hoặc hơi xanh với mùi bất thường.
Ở nam giới, các triệu chứng có thể bao gồm ngứa hoặc kích ứng bên trong dương vật, nóng rát sau khi đi tiểu hoặc xuất tinh hoặc tiết dịch từ dương vật. Bởi vì đàn ông thường không có các triệu chứng nên họ thường không biết mình bị nhiễm bệnh, không tìm kiếm sự chăm sóc y tế và vô tình lây bệnh này sang các bạn tình khác. Nếu không điều trị, tình trạng nhiễm trùng này có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
6. Bệnh lậu
Vi khuẩn lậu cầu Neisseria phát triển mạnh ở những vùng ấm, ẩm như niệu đạo, mắt, cổ họng, âm đạo, hậu môn, cơ quan sinh dục và đường sinh sản nữ... là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Trong số các dấu hiệu phổ biến là dịch tiết sinh dục và cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
Phụ nữ không được điều trị có thể mắc bệnh viêm vùng chậu (PID), dẫn đến vô sinh... nếu không có sự can thiệp điều trị kịp thời.
Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh lậu ở nam giới như:
- Vô sinh.
- Hẹp niệu đạo.
- Viêm tinh hoàn.
- Đau và viêm tuyến tiền liệt.
- Nhiễm trùng lan ra khắp cơ thể, dẫn đến hiện tượng sưng, đau khớp, viêm gan, viêm van tim và tổn thương não.
7. Chlamydia
Vi khuẩn Chlamydia trachomatis là nguyên nhân gây ra bệnh Chlamydia và thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc hiệu. Tuy nhiên, một số người cảm thấy nóng rát khi đi tiểu hoặc tiết dịch âm đạo hoặc dương vật bất thường. Giống như bệnh lậu, Chlamydia cũng có thể dẫn đến bệnh PID ở phụ nữ và sau đó là vô sinh, chửa ngoài tử cung hoặc đau vùng chậu mạn tính.
8. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) nếu không được điều trị sẽ dẫn đến AIDS - hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, đe dọa đến tính mạng. Lây nhiễm HIV có thể xảy ra khi quan hệ tình dục, bằng cách dùng chung kim tiêm, hoặc từ phụ nữ mang thai bị nhiễm virus truyền bệnh sang con.

Khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng sinh dục, tiết niệu cần đi khám ngay để chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục và có hướng điều trị tích cực.
Bất kỳ ai có hoạt động tình dục đều có nguy cơ mắc STI. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Quan hệ tình dục an toàn: Bao cao su là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa STI.
- Hạn chế số lượng bạn tình: Có càng ít bạn tình, bạn càng ít có nguy cơ mắc STI.
- Kiểm tra STI thường xuyên: Nếu bạn có hoạt động tình dục, điều quan trọng là phải kiểm tra STI thường xuyên, ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào.
- Tiêm chủng đầy đủ: Hiện đã có vaccine ngừa viêm gan B. Vaccine HPV cũng bảo vệ bạn khỏi một số chủng virus HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư.
Nếu bạn có các dấu hiệu cảnh báo rằng mình có thể mắc STI hoặc các bất thường vùng sinh dục, niệu đạo, cần phải đi khám ngay lập tức. STI có thể được điều trị hiệu quả, nhưng nếu không được điều trị, chúng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
Các triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, chẳng hạn như cảm giác nóng rát khi đi tiểu, ngứa và lở loét ở bộ phận sinh dục, cần được lưu ý và tới bác sĩ thăm khám ngay. Tuy nhiên, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể không có triệu chứng, do đó cần thiết phải thăm khám và xét nghiệm định kỳ.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcTắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcUng thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Phát hiện bệnh cực kỳ hiếm gặp ở bé sơ sinh sau chào đời 10 giờ tuổi
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi là bé sơ sinh chỉ mới 10 giờ tuổi, có biểu hiện bất thường ở mắt và được chẩn đoán nghi mắc Glocom bẩm sinh, một căn bệnh có tỷ lệ mắc cực kỳ hiếm, chỉ khoảng 1/25.000 trẻ sơ sinh.

Nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Thanh Hóa
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Các huyện miền núi Thanh Hóa đang tích cực triển khai nhiều giải pháp toàn diện để nâng cao chất lượng dân số, hướng tới cuộc sống bền vững.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.