8 loại thực phẩm hâm nóng lại có thể gây ngộ độc
SKĐS - Ngày Tết, các gia đình thường mua sắm nhiều thực phẩm và nấu nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm dưới đây nếu đã nấu chín thì không nên đun lại lần nữa vì chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Một số nguyên liệu đã nấu chín, nếu hâm nóng lại đặc biệt là sau khi bảo quản không đúng cách rất dễ gây ngộ độc thực phẩm. Việc đun đi đun lại thực phẩm làm thay đổi cấu trúc hóa học của chúng và đối với một số thành phần, những thay đổi này có thể khiến thực phẩm không tương thích với hệ thống tiêu hóa con người, gây ngộ độc hoặc nhiễm độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn còn thức ăn thừa, hãy bảo quản trong môi trường an toàn và tránh hâm nóng lại 8 loại thực phẩm này lần thứ hai:
1. Rau bina
Rau bina cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể chúng ta cần để hoạt động và cũng chứa một lượng lớn nitrat. Khi ăn rau sống, những enzym tiêu hóa sẽ biến nitrat có lợi cho bạn thành nitrit. Nitrat và nitrit lưu thông từ hệ tiêu hóa vào máu, vào nước bọt và trở lại hệ tiêu hóa. Chúng có thể có ích cho việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh vì chúng hoạt động như một chất kháng khuẩn trong hệ tiêu hóa.

Không nên xào nấu rau bina quá lâu hoặc đun lại vào bữa sau.
Nitrat không trở thành vấn đề cho đến khi quá trình đun nóng kích hoạt chúng, khiến chúng giải phóng các tác dụng gây ung thư độc hại khi cơ thể xử lý chúng. Mỗi khi bạn hâm nóng rau bina hoặc các loại rau khác giàu nitrat, chúng sẽ càng trở nên độc hại hơn.
Tốt nhất là bạn chỉ nên chế biến món rau bina đủ cho 1 bữa ăn. Khi không ăn hết thì nên bỏ phần thừa đi chứ tuyệt đối không nên đun lại hoặc hâm nóng lại bằng lò vi sóng .
2. Không nên hâm nóng khoai tây
Khi khoai tây đã nấu chín được để ở nhiệt độ phòng hoặc hâm nóng lần thứ hai, chúng có thể trở nên độc hại ở mức tồi tệ nhất. Lý do là nhiệt độ ấm áp thúc đẩy sự phát triển của loại vi khuẩn hiếm gặp gây ngộ độc, thường có trong khoai tây.
Giải pháp tốt nhất là khi chế biến chia thành các phần đủ bữa và cho khoai tây chưa nấu chín vào tủ lạnh và sử dụng mỗi phần cho mỗi bữa ăn. Nếu lỡ nấu quá nhiều khoai tây và không muốn lãng phí, hãy bảo quản khoai tây trong nhiều hộp đảm bảo an toàn và cho vào tủ lạnh ngay để chúng nguội nhanh hơn.
3. Cần tây và cà rốt
Các quy tắc tương tự được nêu ở trên đối với rau bina cũng được áp dụng cho cần tây và cà rốt. Khi cần làm nóng, sẽ an toàn hơn nếu lấy cần tây và/hoặc cà rốt ra khỏi đĩa trước khi hâm nóng.
4. Không nên đun nóng cơm nguội để lâu
Cơm là một dạng tinh bột và khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên (hâm nóng hoặc hấp hoặc rang lại nhiều lần) sẽ biến thành dạng bột hồ khó tiêu hơn bình thường.
Tương tự như khoai tây, không để cơm ở nhiệt độ phòng sau khi nấu chín. Trong cơm có thể chứa bào tử vi khuẩn Bacillus cereus, khi để cơm ở nhiệt độ phòng càng lâu thì càng có nguy cơ bào tử vi khuẩn này phát triển thành vi khuẩn và sinh ra độc tố gây ngộ độc.

Cơm được bảo quản không đúng cách trước khi ăn, khi hâm nóng lại dễ gây ngộ độc.
Nếu bảo quản không đúng cách, cơm đã nấu chín có thể phát triển các bào tử vi khuẩn sản sinh ra chất độc gây bệnh cho cơ thể. Những bào tử này nhân lên nhanh hơn ở nhiệt độ phòng so với trong tủ lạnh. Để tránh ngộ độc thực phẩm hoặc các rối loạn tiêu hóa khác, hãy đảm bảo cơm được bảo quản trong tủ lạnh trong hộp kín ngay sau khi nấu và làm nguội. Không nên hâm, rang hoặc làm nóng cơm quá 2 lần nếu không cơm sẽ bị hồ hóa và mất chất dinh dưỡng. Không nên ăn cơm thừa sau khi bảo quản quá 1 ngày.
5. Nấm
Nấm là loại thực phẩm dễ gây độc nhất trong danh sách này, phần lớn là do chúng dễ bị vi sinh vật tấn công. Khi nấm đã nấu chín, tốt nhất nên ăn ngay sau khi chế biến. Trong trường hợp bạn ăn lại nấm vào bữa sau, hãy nhớ ăn ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh vì hâm nóng nấm không tốt cho dạ dày của bạn.
6. Củ cải
Củ cải cũng giống như cần tây, rau bina và cà rốt, rất giàu nitrat. Cách an toàn nhất đối với củ cải là chỉ cho đủ khẩu phần ăn trong một lần hoặc nên ăn chúng khi nguội chẳng hạn như món salad.

Các món chế biến từ củ cải nên ăn ngay và không hâm nóng lại.
7. Trứng
Trứng là một nguồn protein tuyệt vời nhưng khi nấu chín có thể là nguồn gây bệnh khi để ở nhiệt độ cao hơn hoặc tái tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn. Dù bạn chế biến bằng cách luộc hay rán, việc hâm nóng trứng đều có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.
8. Thịt gà
Một nguồn protein yêu thích chủ yếu trong bữa tối - thịt gà là một loại thực phẩm khó xử lý khi có thức ăn thừa. Protein trong thịt gà bắt đầu bị hư hỏng và gây ra các vấn đề về tiêu hóa trong quá trình chuyển từ lạnh sang nóng lần thứ hai. Nguyên tắc chung nếu bạn muốn thưởng thức món gà còn nóng còn lại là hâm nóng gà trong lò vi sóng, chảo hoặc lò nướng chỉ 1 lần sau khi chuẩn bị ban đầu. Bạn cũng cần đảm bảo thịt gà được làm nóng hoàn toàn xuyên suốt đến giữa miếng thịt gà và ăn ngay.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.