8 nguyên nhân có thể gây chậm kinh sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố
Sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố, việc chậm kinh là điều bình thường vì chu kỳ đã tự điều chỉnh trở lại nhưng đôi khi kinh nguyệt xảy ra một số vấn đề.
Thuốc tránh thai được biết là giải pháp cho chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai như một cách để cân bằng hormone và khởi động cơ thể phụ nữ vào một chu kỳ dễ dự đoán hơn. Một số chị em khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai , có thể bối rối, lo lắng khi chậm kinh, không có kinh dù kết quả thử thai âm tính. Điều này do một số nguyên nhân bao gồm căng thẳng, béo phì hoặc mất cân bằng tuyến giáp.
1. Kiểm soát sinh sản ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Sau khi dừng các biện pháp tránh thai nội tiết tố có thể gây chậm kinh.
Ở phụ nữ khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt điều hòa khá nhanh thường trong vòng ba đến sáu chu kỳ sau khi ngừng tránh thai, các tác dụng phụ của nội tiết tố có thể mất nhiều thời gian hơn để loại bỏ khỏi cơ thể. Vì vậy, ngay cả khi đã sử dụng thuốc tránh thai hoặc sử dụng các hình thức ngừa thai nội tiết tố khác, như thuốc tiêm hoặc miếng dán tránh thai trong nhiều năm, phụ nữ sẽ không gặp khó khăn thụ thai khi ngừng dùng thuốc.
Tuy nhiên, có thể phải mất vài tháng chu kỳ kinh nguyệt mới trở lại bình thường. Thời điểm phụ thuộc phần lớn vào lý do sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố, cùng với bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào khác bởi thuốc hoặc phát triển trong khi sử dụng thuốc.
Mặt khác, nếu phụ nữ mắc một bệnh lý tiềm ẩn gây ra chu kỳ không đều như hội chứng buồng trứng đa nang , suy giáp hoặc lạc nội mạc tử cung có thể nhận thấy những tình trạng đó tái phát ngay khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai.
Sử dụng phương pháp tránh thai bằng nội tiết tố để điều hòa kinh nguyệt không đều không giải quyết được tình trạng mất cân bằng nội tiết cơ bản. Tuy nhiên có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách điều chỉnh chu kỳ và tăng cường sức khỏe nội mạc tử cung. Khi ngừng sử dụng thuốc nội tiết tố, rất có thể những triệu chứng ban đầu đó sẽ tiếp tục xuất hiện. Tình trạng cơ bản hoặc nguyên nhân gốc rễ vẫn còn tồn tại và sẽ tự biểu hiện khi không sử dụng biện pháp tránh thai. Nhiều phụ nữ nghĩ rằng vì họ có kinh nguyệt nên họ đã đạt được chu kỳ bình thường nhưng thực tế không phải vậy. Đó là một chu kỳ giả vì quá trình nội tiết tố tự nhiên đang bị ức chế bằng cách tạo ra sự mất cân bằng.
2. Nguyên nhân chậm kinh hoặc mất kinh sau khi ngừng tránh thai
Phụ nữ có thể mất vài tháng để chu kỳ điều hòa sau khi ngừng dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố và điều này là hoàn toàn bình thường. Điều đó có nghĩa là, nếu kinh nguyệt không có lâu hơn dự kiến, có thể có một vấn đề khác đang xảy ra. Có 8 nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra chu kỳ không đều hoặc chậm kinh.
Stress – căng thẳng
Những căng thẳng nhỏ hàng ngày sẽ không ảnh hưởng đến chu kỳ hàng tháng. Nhưng nếu đang gặp căng thẳng đáng kể do các sự kiện lớn trong đời hoặc thấy mình căng thẳng vì công việc, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên ít đều đặn hơn theo thời gian. Đó là vì căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone, điều này ảnh hưởng đến việc duy trì chu kỳ đều đặn, trong đó trứng được sản xuất và niêm mạc tử cung bong ra nếu trứng không được thụ tinh.
Trọng lượng cơ thể thấp
Tăng hoặc giảm cân nhiều luôn có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu chỉ số khối cơ thể dưới 18 có thể bị hiện tượng gọi là vô kinh thứ phát. Đó là khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu bình thường như khi còn là một thiếu niên và chấm dứt hoàn toàn. Trừ khi là một vận động viên thi đấu, đây thường là một dấu hiệu cho thấy đã đến lúc kiểm tra chế độ ăn uống, lối sống và đảm bảo đang đưa ra những lựa chọn lành mạnh.
Béo phì

Sau khi dừng các biện pháp tránh thai có thể gây béo phì ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Mặt khác, chỉ số khối cơ thể từ 35 trở lên có liên quan đến một loạt các vấn đề y tế, bao gồm bệnh đái tháo đường, bệnh tim và kinh nguyệt không đều. Các nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan cao giữa béo phì và chậm kinh. Tương tự như tình trạng thiếu cân trầm trọng, lượng mô mỡ trong cơ thể cao sẽ gây ra sự gián đoạn nồng độ hormone bình thường như insulin và globulin gắn với hormone sinh dục.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chu kỳ không đều là hội chứng buồng trứng đa nang, nguyên nhân là do nồng độ hormone androgen tăng cao. Mặc dù hội chứng buồng trứng đa nang không phải là một tình trạng có thể chữa khỏi nhưng vẫn có những phương pháp điều trị có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và tăng cơ hội mang thai thành công.
Polyp tử cung và u xơ tử cung
Nếu đang có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ra máu lấm tấm cùng với các triệu chứng như khó chịu khi giao hợp và đau lưng dưới, có thể nguyên nhân sâu xa khiến bị chậm kinh là do polyp hoặc u xơ tử cung.
Polyp là những khối u nhỏ phát triển quá mức trong niêm mạc tử cung được gọi là nội mạc tử cung. Thông thường không có triệu chứng, chúng có thể gây gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng và gây ra hiện tượng ra máu giữa các kỳ kinh. U xơ tử cung là những khối u phát triển trong hoặc trên tử cung, có thể gây ra những cơn đau bụng kinh dữ dội. Lý do polyp và u xơ có thể khiến chậm kinh là vì cả hai đều xảy ra để đáp ứng với sự biến động của hormone điều hòa chu kỳ.
Mất cân bằng tuyến giáp
Tuyến giáp đóng một vai trò lớn trong chu kỳ kinh nguyệt. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít như trong trường hợp cường giáp và suy giáp có thể khiến chu kỳ không đều hoặc dừng hoàn toàn. Mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Thai kỳ

Có thể thụ thai ngay cả khi có kinh nguyệt vì chu kỳ chưa trở lại bình thường sau dừng tránh thai.
Nếu phụ nữ không có kinh sau khi ngừng dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố thì có thể mang thai. Nên thử thai để loại trừ khả năng này nếu quan hệ tình dục không an toàn. Có thể thụ thai ngay cả khi kinh nguyệt vì chu kỳ chưa trở lại bình thường.
Cho con bú
Nuôi con bằng sữa mẹ có thể là một yếu tố khiến chu kỳ kinh nguyệt dừng hoặc không đều. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn dẫn đến vô kinh vài tháng (không có kinh) ngay sau khi sinh. Nhưng không có hướng dẫn chính xác nào về việc điều đó kéo dài bao lâu và thông thường, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chu kỳ đang bắt đầu quay trở lại. Điều này có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn nếu không sử dụng phương pháp tránh thai nào.
Để ngăn chặn điều này, nhiều người chuyển sang sử dụng "viên thuốc nhỏ", loại thuốc tránh thai chỉ chứa progesterone. Thuốc tránh thai đường uống chỉ chứa progesterone không ảnh hưởng đến nguồn sữa nếu đang cho con bú. Nhiều phương pháp tránh thai đã được chứng minh là làm giảm lượng sữa như estrogen, đặc biệt là trong giai đoạn đầu cho con bú. Phụ nữ có thể tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen sau khi ngừng cho con bú.
Khi kinh nguyệt quay trở lại sau khi sinh con, sẽ không có gì bất thường nếu vẫn đang cho con bú. Nhưng nếu con đã cai sữa được nhiều tháng mà chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa điều hòa thì nên đến đi khám để kiểm tra nồng độ hormone.

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcGĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcGĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMột nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

Nỗi lo chưa bao giờ dứt về nạn tảo hôn ở miền Tây xứ Nghệ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Tảo hôn, câu chuyện tưởng chừng cũ nhưng vẫn là nỗi trăn trở tại những bản làng vùng cao Nghệ An. Những đứa trẻ đáng lẽ đang ngồi trên ghế nhà trường lại phải rời sách vở để lập gia đình khi chưa đủ tuổi.

4 dấu hiệu lạc nội mạc tử cung chị em không nên bỏ qua
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNhiều phụ nữ phải chịu đựng những triệu chứng lạc nội mạc tử cung trong nhiều năm mà không nhận ra tác hại của chúng đối với sức khỏe và khả năng sinh sản. Dưới đây là hướng dẫn nhận biết về các dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung.

Chính thức công bố mẫu Logo mới của ngành Dân số
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH – Theo Cục Dân số, các tổ chức, cá nhân sử dụng mẫu Logo ngành Dân số đúng mẫu để tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân số trong tình hình mới.

Từ 20/3/2025, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đảng viên sinh con thứ 3 trở lên không còn bị xử lý kỷ luật. Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày 20/3/2025.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.