8X chia sẻ ca phẫu thuật giúp tăng 7 cm chiều cao
Một năm âm thầm thực hiện kéo dài chân để tăng chiều cao, Tuấn Minh cho biết kỹ thuật này không gây đau đớn như nhiều người nghĩ.
5 năm sau cuộc phẫu thuật kéo dài chân tại Bệnh viện Quân đội Trung ương 108, Nguyễn Gia Tuấn Minh (1989, Thanh Hóa) rất tự tin với chiều cao mới. Tuấn Minh cho biết cuộc sống đã đổi thay rất nhiều sau khi chiều cao tăng thêm 7 cm.
Dưới đây là chia sẻ của chàng trai này về quá trình phẫu thuật cùng chúng tôi:
Tôi sinh ra trong gia đình có 3 chị em, chị gái và em trai đều có chiều cao “khủng”, riêng tôi chỉ cao 1,63 m nên khá tự ti, nhút nhát và sống hướng nội. Vì vậy, tôi luôn khao khát được cải thiện chiều cao của mình.
Năm 2010, tôi vô tình biết được kỹ thuật kéo dài chân và quyết định thực hiện, song lại gặp phải sự phản đối quyết liệt từ bố. Thậm chí, bố còn tuyên bố sẽ ly hôn và từ mặt vợ con nếu tôi kéo dài chân. May mắn, mẹ tôi thấu hiểu sự tự ti của con nên bất chấp lời “dọa nạt” của chồng, ủng hộ tôi bước vào cuộc đại phẫu.

Quá trình phẫu thuật và phục hồi chức năng
Cuối tháng 2/2010, tôi quyết định đến Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để tiến hành phẫu thuật.
Khi tỉnh dậy, tôi đã nằm trong phòng hậu phẫu với chiếc đinh và bộ khung lắp cố định vào hai phần cẳng chân. Tuy nhiên, 2-3 ngày sau đó, tôi thường xuyên bị nôn và cảm thấy mệt mỏi. Tôi phải uống kháng sinh, thuốc giảm đau, phù nề.
10 ngày sau, bác sĩ tiến hành căng giãn khung và hướng dẫn để tôi tự vận hành khung để căng giãn ổ cắt xương với tốc độ 1mm/ngày, chia đều cho 3 lần. Sau đó, tôi được ra viện điều trị ngoại trú thực hiện tự căng giãn theo hướng dẫn, 1 mm/ngày.
Tuy nhiên, việc phẫu thuật kéo dài chân và kéo giãn xương hàng ngày đau đớn hơn như nhiều người lầm tưởng. Mục tiêu của tôi là cao thêm 8 cm, song khi kéo dài xương 6 cm, tôi cảm thấy đau đớn thực sự. Đó là cảm giác hai chân đau mỏi mọi lúc mọi nơi. Do đó, dù chỉ còn 10 ngày là hoàn thành mục tiêu, tôi đành dừng lại ở 7 cm.
Ngoài ra, trong suốt thời gian đeo khung và tự kéo giãn hàng ngày, định kỳ hàng tháng, tôi phải tái khám lâm sàng và đánh giá diễn biến liền xương bằng chụp X-quang nên rất bất tiện.
Trong một năm sau khi tiến hành kéo dài chân tôi vẫn nhớ như in cảm giác những ngày chập chững tập đứng, tập đi - vừa lo sợ lẫn háo hức, hồi hộp. Hai tháng sau khi phẫu thuật tháo khung lần cuối, tôi đã tự đi xe máy và leo núi cùng bạn bè.
Hiện tại, chiều cao của tôi là 1,7 m và di chuyển bình thường và không gặp biến chứng. Hàng tuần, tôi vẫn tham gia đá bóng cùng các bạn.
Về kỹ thuật phẫu thuật kéo dài chân, PGS.TS Lê Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay, phẫu thuật kéo dài chân là cách duy nhất kéo dài chiều cao cho người hết độ tuổi phát triển.
Để kéo dài chân, trước khi cắt xương, các bác sĩ đặt một chiếc đinh trong ống tủy xương, chỉ sử dụng 4 đinh nhỏ xuyên qua 2 đầu xương. Khi kéo giãn đủ chiều dài, khung sẽ được tháo bỏ. Đinh nằm trong ống tủy sẽ giữ vai trò cố định trong thời gian chờ xương can chắc. Sau khi hồi phục, bệnh nhân được phẫu thuật lần cuối để tháo đinh.
PGS.TS Lê Văn Đoàn cho biết, về lý thuyết, muốn kéo dài chân bao nhiêu tùy ý, theo nhu cầu bệnh nhân. Tại Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hàng năm, PGS Đoàn cùng các đồng nghiệp thực hiện ít nhất 10 ca kéo dài chân với mục đích tăng chiều cao. Trong đó, nam chiếm nhiều hơn nữ.
Đặc biệt, phẫu thuật kéo dài chân không làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của người thực hiện như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, sau khi kéo dài, các phần mềm (gân cơ, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) chưa đáp ứng kịp với tình huống mới. Do đó cần phải tập phục hồi chức năng một thời gian, nhanh hay chậm tùy theo mỗi người và mức độ kéo dài. Khi cơ xương khớp đã ổn định, đã tập luyện tốt, chi được kéo dài hoàn toàn khỏe mạnh, bệnh nhân đi lại bình thường.
Theo Zing.vn

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 1 ngày trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 5 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 tuần trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 tuần trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.