9 thời điểm không nên tắm cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh thân thể cho trẻ sơ sinh là việc nên làm. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý những thời điểm sau thì không nên tắm cho bé.
Tắm cho trẻ sơ sinh giúp da trẻ được sạch sẽ và kích thích sự lưu thông máu trong cơ thể. Việc này có lợi cho các cơ quan trong cơ thể của con như hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ tiêu hóa của trẻ.
Tuy nhiên, không phải thời điểm nào tắm cho bé cũng thích hợp. Có 9 thời điểm cấm kị, cha mẹ nên tham khảo.
1. Không tắm cho trẻ khi con đang nôn mửa, tiêu chảy
Khi trẻ đang bị nôn, hoặc tiêu chảy, việc mẹ tắm ngay cho con có thể khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn. Vì thế mẹ hãy đợi con ổn định sức khỏe, thay quần áo cho bé và chỉ lau sơ người cho con bằng nước ấm. Hãy để bé nghỉ ngơi cho đến khi con hết bệnh.
2. Sau khi con vừa tiêm chủng
Khi con vừa tiêm xong, vị trí tiêm của bé rất nhạy cảm, rất dễ nhiễm trùng nếu gặp nguồn nước không sạch. Chỉ một chút lơ là, mẹ có thể khiến con bị vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể. Vì thế mọi người hạn chế tắm cho bé sơ sinh sau khi bé vừa tiêm chủng xong nhé!
3. Khi trẻ vừa ăn no
Khi con vừa ăn xong, mẹ hãy đợi ít nhất 1 tiếng hãy tắm cho bé. Hãy để cho con có thời gian tiêu hóa thức ăn. Việc tắm ngay có thể khiến mạch máu của trẻ bị giãn nở, tác động tiêu cực đến việc hấp thu dinh dưỡng. Hơn nữa, tình trạng nôn mửa cũng rất dễ xảy ra do dạ dày bị tác động khi tắm.

4. Da của bé bị thương nặng
Phần da bị trầy xước của trẻ rất dễ nhiễm trùng nếu gặp nguồn nước không sạch. Vì thế khi con bị thương, mẹ hãy chú ý khi tắm cho trẻ. Các vết thương như chốc lở, mụn, nhọt, xước hay bỏng trên người bé cần được hạn chế tiếp xúc với nước.
5. Khi trẻ đang sốt cao
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi con sốt cao, việc tắm cho trẻ với làn nước mát sẽ giúp cho cơ thể con nhanh chóng hạ nhiệt. Việc này hoàn toàn sai lầm. Trường hợp bé sốt quá cao, việc tắm táp có thể làm bé ớn lạnh, co giật, thân nhiệt càng tăng cao.
Sau khi hết sốt, tắm quá sớm cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bởi lúc này sức đề kháng của con kém, bé dễ nhiễm phong hàn, tái sốt, đau bụng... Tốt nhất mẹ hãy để con bình phục hoàn toàn. Chỉ nên lau người bằng nước ấm cho trẻ.
6. Trẻ sinh non, nhẹ cân
Bé sinh non, nhẹ cân (dưới 2,5kg) đều có cơ thể mong manh, chất béo dưới da mỏng, chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kém, rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ môi trường…
Với những bé này mẹ cần cẩn thật trong việc tắm. Nhiệt độ môi trường xung quanh thích hợp là 26 – 28 độ C, nước tắm của bé vào khoảng 40 – 42 độ C.
7. Khi tâm trạng trẻ đang không tốt
Khi con đang có cảm xúc tiêu cực, việc ép trẻ đi tắm sẽ khiến bé phản kháng mạnh hơn. Tốt nhất mẹ nên an ủi, hỏi han chúng trước, đợi cho con ổn định lại tâm lý rồi, hãy đưa trẻ đi tắm. Hãy để mỗi lần đi tắm là một trải nghiệm vui vẻ và dễ chịu nhé.
8. Khi con vừa ngủ dậy
Khi bé vừa ngủ dậy, con còn ngái ngủ, chưa sẵn sàng cho việc tắm. Vì vậy mẹ hãy để cho bé tỉnh ngủ, vui chơi một lúc rồi hãy tắm cho con nhé.
9. Con vừa vận động ra mồ hôi
Khi trẻ vừa vận động xong, con có thể bị ra mồ hôi, lúc này lỗ chân lông của trẻ đang mở để thoát nhiệt. Việc tắm cho con lúc này có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt. Cách tốt nhất hãy để con nghỉ ngơi, cơ thể trở về trạng thái bình thường rồi mới tắm.
Để đảm bảo sức khỏe cho con, để con lớn lên an toàn và khỏe mạnh nhất, mẹ hãy luôn để ý từ những điều nhỏ bé nhất nhé.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.