9X Nghệ An hồi sinh thú cưng, làm một việc khó tin cho nhà giàu
Không muốn thú cưng của mình hóa cát bụi sau khi chết, giới nhà giàu tìm đến Hoàng Anh. Nam thanh niên sẽ “hồi sinh” chúng bằng các tiêu bản sống động, chân thực như lúc còn sống.
Lưu giữ thần thái, xác thú cưng
Sáng sớm, Trần Kim Hoàng Anh (SN 1999, quê Nghệ An) tỉ mẩn chỉnh sửa lại thế đứng cho chú chim nhỏ có bộ lông đỏ chót sao cho thật sống động, tự nhiên nhất trên miếng gỗ lũa.
Trông từ xa, không mấy ai tin chú chim có màu lông sặc sỡ đang đứng như lắng nghe tiếng gọi của bạn tình ấy chỉ là một trong những tiêu bản chim hút mật của Hoàng Anh.
Trong giới làm tiêu bản động vật, Hoàng Anh được biết đến như người làm tiêu bản các loài chim có kích thước nhỏ sống động và thần thái nhất. Hoàng Anh bắt đầu làm tiêu bản chim khoảng 6 năm về trước.
Thời điểm đó, Hoàng Anh hay bẫy chim cuốc và thường mua các con chim mồi đã được thuộc da (da đã được xử lý bằng chất hóa học) về đặt bẫy. Tò mò với nghệ thuật thuộc da, biến xác con chim đã chết thành chim mồi sống động như thật, Hoàng Anh quyết tâm tìm hiểu.
Anh lên mạng nghiên cứu kỹ thuật làm tiêu bản rồi mua xác chim bị chết trong quá trình vận chuyển tại các tiệm kinh doanh chim cảnh, chim phóng sinh trên địa bàn về thực hành.
Sau thời gian tự mày mò, Hoàng Anh nắm bắt những kỹ thuật cơ bản trong nghệ thuật làm tiêu bản động vật. Càng đi sâu tìm hiểu, Hoàng Anh càng đam mê bộ môn này.
Để nâng cao kiến thức, nam thanh niên lên các hội nhóm, trang web nước ngoài tìm hiểu. Sau ít năm tự nghiên cứu, Hoàng Anh đã có thể biến xác những chú chim nhỏ thành các tiêu bản chim sống động, chân thực không khác gì lúc con vật còn sống.
Hiện nay, Hoàng Anh sở hữu tiêu bản các loài chim quý như: Chim công, thiên nga, đại bàng… Xác của những loài chim quý này được anh mua lại từ các trang trại, khu bảo tồn...
Ngoài ra, anh còn sở hữu bộ sưu tập tiêu bản các loài chim có kích thước nhỏ vô cùng độc đáo, hiếm gặp như: Chim hút mật, chim vành khuyên, chim sâu…
Chúng độc đáo, hiếm gặp vì có độ khó rất cao. Để làm tiêu bản những con chim chỉ lớn bằng ngón tay cái đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật điêu luyện.
Khả năng này của Hoàng Anh sớm được những người chơi chim, nuôi chim cảnh quý hiếm phát hiện. Mỗi khi vật nuôi của mình bị chết, họ lại tìm đến Hoàng Anh, thuê làm tiêu bản để có thể giữ lại con vật bên mình.
Hoàng Anh chia sẻ: “Hiện nay, rất nhiều người có nhu cầu làm tiêu bản động vật. Đa số họ là người giàu có, thích trang trí không gian sống bằng các tiêu bản động vật. Đặc biệt là tiêu bản của các loại chim”.
“Số khác là người nuôi những loài chim đắt tiền, giá trị như đại bàng, cắt, công, vẹt… Vì rất yêu quý thú cưng của mình nên khi chúng chết họ rất buồn và muốn lưu giữ để ngắm. Họ gửi xác các thú cưng này đến nhờ tôi làm tiêu bản”, anh nói thêm.
Nghệ thuật “hồi sinh” cái chết
Suốt thời gian chế tác tiêu bản động vật, Hoàng Anh chỉ nhận làm mẫu vật chính quy, thú cưng không nằm trong danh mục cấm hoặc có giấy tờ đầy đủ.
Với Hoàng Anh, làm tiêu bản động vật không chỉ là đam mê mà còn là nghệ thuật - nghệ thuật hồi sinh, giữ lại nét đẹp con vật sau khi chết.
Nam thanh niên chia sẻ: “Làm được tiêu bản là một chuyện nhưng làm cho tiêu bản ấy đẹp, sống động, chân thực như lúc con vật còn sống lại là chuyện khác. Do đó, người làm tiêu bản có kỹ thuật thôi là chưa đủ mà còn phải có tâm hồn, con mắt nghệ thuật”.
Để có thể hồi sinh những cái xác của các loài động vật, Hoàng Anh phải trải qua rất nhiều công đoạn từ đơn giản đến phức tạp, đòi hỏi tính nghệ thuật, thẩm mỹ khắt khe. Đầu tiên, người làm tiêu bản sẽ tách, loại bỏ phần thịt chỉ giữ lại da của cái xác.
Phần da sẽ được ngâm vào loại hóa chất đặc biệt để không bị phân hủy, tránh côn trùng. Trong lúc tách da, người thực hiện phải đong đếm kỹ lưỡng số thịt bị loại bỏ để sau đó nhồi một lượng bông gòn tương ứng vào bên trong tiêu bản.
Nếu có sai sót, tiêu bản sẽ có kích thước sai với thực tế của mẫu vật nên sẽ không đảm bảo tính chân thực. Sau khi da khô, người làm tiêu bản sẽ tiến hành vẽ, tô màu lại những vùng da bị ố, nhạt màu như mắt, mũi, mỏ, chân…
Đây là công đoạn đòi hỏi tính nghệ thuật của người làm tiêu bản. Như một nhà hội họa đại tài, họ tô vẽ các vị trí này chân thực đến nỗi nếu không quan sát kỹ sẽ không ai nhận ra chúng vừa được xử lý lại.
Một trong những chi tiết như vậy là làm lại đôi mắt. Đây là công đoạn phức tạp, yêu cầu tính nghệ thuật cao bởi đôi mắt là yếu tố tạo nên hồn cốt, thần thái của tiêu bản.
Nếu đôi mắt không đạt chuẩn, tiêu bản sẽ thất bại vì không có hồn, không lưu giữ, “hồi sinh” được thần thái của con vật lúc còn sống.
Hoàng Anh chia sẻ: “Chúng tôi phải đo đạc thật chính xác con mắt của mẫu vật rồi làm lại mắt giả có kích thước tương ứng”.
“Ngoài việc thiết kế, vẽ, phối màu cho giống với con mắt thật của mẫu vật, chúng tôi còn phải chỉnh sửa lại những chi tiết dù là nhỏ nhất như cắt, nhấn lại mí mắt… Nói chung, chúng tôi cố gắng hoàn thiện chúng để tiêu bản đúng với thần thái của con vật lúc còn sống”, anh nói thêm.
Sau cùng, Hoàng Anh tạo dáng cho tiêu bản sao cho chúng tự nhiên và chân thực, sống động nhất. Công đoạn này cũng đòi hỏi óc sáng tạo và tính nghệ thuật rất cao.
Một tiêu bản động vật được xem là đẹp chỉ khi nó mang lại cho người xem cảm giác con vật vẫn như đang sống, đang vận động trong không gian nó được trưng bày.
Đó là có thể là chú chim hút mật đang chấp chới đôi cánh, vành khuyên nghiêng đầu tìm sâu, chích chòe vươn cổ hót vang, chim công kiêu hãnh khoe bộ đuôi dài rực rỡ phủ xuống gốc gỗ lũa hay chú cừu con ngơ ngác tìm mẹ…
5 bí quyết tránh suy thận không phải ai cũng biết
Hà Nguyễn
Lấy công làm lãi, nhiều hộ dân 'bỏ túi' hàng trăm triệu nhờ trồng na trên đất đá
Xu hướng - 6 giờ trướcNgười dân ở xã Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) trồng cây na trên vùng đất đá cằn cỗi, mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, lãi 250 triệu đồng/ha.
Nhiều người sẵn sàng chi vài chục triệu đồng 'đập hộp mù' chỉ để mong tìm thấy thứ này
Xu hướng - 20 giờ trướcGĐXH - Trào lưu xé túi mù chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nhiều người trẻ sẵn sàng chi 3-4 triệu đồng/tháng chỉ để tiếp tục được 'đập hộp mù' với hy vọng sở hữu Labubu phiên bản 12 con giáp.
Nghịch lý người dân không mặn mà vay vốn giá rẻ mua nhà
Xu hướng - 3 ngày trướcDù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà.
Người giàu Hà Nội tìm mua chung cư hạng sang, siêu sang nhiều nhất
Xu hướng - 3 ngày trướcTheo báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, Hà Nội dẫn đầu về tỷ lệ người tìm kiếm chung cư hạng sang, siêu sang trong năm 2024.
Người phụ nữ bị phản đối vì bán gia tài lấy 35 tỷ mua 15000 mẫu đất sa mạc: 13 năm sau trở thành tỷ phú nhờ 1 công thức
Xu hướng - 4 ngày trướcCông thức thành công này của người phụ nữ rất đáng để mọi người học hỏi.
Thay đổi cách nuôi con chỉ sống trong bùn bằng dây nilon, anh nông dân thu lãi hàng trăm triệu
Xu hướng - 5 ngày trướcAnh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn giống và bán lươn thương phẩm nhờ vào cách nuôi lươn không bùn khoa học.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướng - 1 tuần trướcAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.
'Tuyệt chiêu' giúp lão nông Cà Mau 'cãi vợ' nuôi cá chình thu lãi tiền tỷ
Xu hướng - 1 tuần trướcVOV.VN - Ông Bảy Ánh tính nuôi cá chình bị vợ cản đến giận nhưng vẫn quyết nuôi. Hiện mỗi năm gia đình ông kiếm lời khoảng 3 tỷ đồng từ mô hình. Bí quyết thành công của lão nông “dám cãi vợ” đến từ “tuyệt chiêu” chuyển cá.
Mạnh dạn nuôi con vật có trong sách Đỏ, anh nông dân 'bỏ túi' 500 triệu đồng
Xu hướng - 1 tuần trướcTốt nghiệp đại học với công việc ổn định nhưng anh Nguyễn Văn Phương ở xã An Lâm (Nam Sách) quyết định bỏ việc về quê, mở trang trại nuôi chim và có thu nhập lên tới 500 triệu đồng/năm.
20.000 con lươn bò kín bể xi măng, anh nông dân Cần Thơ thu bộn tiền
Xu hướng - 1 tuần trướcKhoảng 20.000 con lươn bò dày đặc dưới tấm lưới trong bể xi măng cạnh nhà anh Nguyễn Văn Phương ở Cần Thơ. Chính từ cách nuôi lươn độc đáo này, anh Phương thu bộn tiền.
Đàn ốc bươu vạn con trong vườn sầu riêng, chàng trai miền Tây thu lãi bộn tiền
Xu hướngAnh Hồng Thái nuôi ốc bươu đen trong vườn sầu riêng rộng 15.000m2 ở Tiền Giang, mỗi năm thu 350 triệu đồng tiền lãi.