Ai có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu? 5 nhóm người này cần cảnh giác
GĐXH - Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh bạch hầu nếu không có miễn dịch đặc hiệu hoặc nồng độ kháng thể ở dưới mức bảo vệ.
Ngày 11/8, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định số 3354 về việc công bố dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn thị trấn Mường Lát (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa).
Theo đó, ngày 5/8 là thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc bệnh bạch hầu tại thị trấn Mường Lát. Đến nay, tại ổ dịch này đã ghi nhận 3 ca mắc bạch hầu. Trong đó, 2 ca bệnh mới phát sinh đều là F1 của bệnh nhân đầu tiên.

Ảnh minh họa
Những bệnh nhân này đang được điều trị tại các Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Hiện sức khỏe các bệnh nhân đều ổn định, có dấu hiệu phục hồi tốt. Có 34 trường hợp F1 của 3 bệnh nhân đã được cách ly, theo dõi, tại nhà.
Để ứng phó với dịch bạch hầu, tỉnh Thanh Hóa đã lên các phương án phòng, chống dịch, như thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; tổ chức khai báo, báo cáo dịch; cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện cách ly y tế; vệ sinh tiệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch; huy động, trưng dụng nguồn lực cho hoạt động phòng chống dịch.
Bệnh bạch hầu là bệnh gì?
Bạch hầu là 1 bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục.
Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?

Ảnh minh họa
Bệnh nhân mắc bạch hầu có nguy cơ bị biến chứng như viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu không có miễn dịch đặc hiệu hoặc nồng độ kháng thể ở dưới mức bảo vệ. Kháng thể của mẹ truyền sang con có tác dụng bảo vệ và thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi. Sau tiêm vắc xin liều cơ bản miễn dịch có thể kéo dài được vài năm song thường giảm dần theo thời gian nếu không được tiêm nhắc lại.
Bệnh bạch hầu rất dễ lây lan, bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu?
Bệnh bạch hầu thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở người lớn nếu không có miễn dịch. Những người có dấu hiệu dưới đây cần cảnh giác:
- Người lớn và trẻ em đều có khả năng mắc bệnh nếu chưa tiêm chủng vắc-xin bạch hầu, nhất là khi có tiếp xúc với bệnh nhân hoặc du lịch đến vùng dịch.
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng có miễn dịch thụ động từ mẹ nên sẽ không mắc bệnh. Trẻ từ 6 tháng trở lên sẽ biến mất khả năng này, vì thế cần được đưa đi tiêm phòng sớm để phòng ngừa nhiễm bạch hầu.
- Trẻ dưới 15 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Theo lý giải của bác sĩ, nhóm trẻ nhỏ ít nhất cũng đã từng tiêm vài mũi vắc-xin, trong khi trẻ lớn lại tiêm từ lâu, nguy cơ cao hơn.
- Người mắc bệnh mãn tính, người có sẵn bệnh nền khi mắc bạch hầu và các bệnh truyền nhiễm khác rất nguy hiểm, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.
- Người đã nhiễm bệnh bạch hầu sẽ xuất hiện miễn dịch cả đời. Tuy nhiên trường hợp suy giảm miễn dịch sẽ có tỷ lệ tái nhiễm bệnh bạch hầu khoảng 2 - 5%.

Ảnh minh họa
Cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả
Theo tổ chức WHO thì đối tượng dễ bị nhiễm vi khuẩn nhất hiện nay là trẻ em, tuy nhiên, với người lớn chưa tiêm phòng cũng có thể là đối tượng nguy cơ. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu bạch hầu là gì thì bạn cũng cần phải biết các biện pháp phòng bệnh sau đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh:
- Tiêm phòng vắc xin bạch hầu là cách phòng bệnh tốt nhất được Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn, giữ vệ sinh thân thể, nhất là họng và mũi, rửa và súc miệng thường xuyên bằng nước muối.
- Che miệng mỗi khi ho, hắt hơi, không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh, hạn chế tiếp xúc, đặc biệt là dịch tiết để tránh làm lây lan vi khuẩn.
- Thường xuyên vệ sinh, sát trùng khu vực sân vườn, nhà ở, nhất là hộ có con nhỏ.
- Các nhà trẻ phải đảm bảo luôn sạch, thoáng mát, có ánh nắng chiếu vào để diệt khuẩn.
- Khi có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ bệnh phải nhanh chóng tuân thủ các biện pháp cách ly và đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.